Chết Bởi Thức Ăn và Thuốc Uống Độc Hại Của Trung Quốc. - Tiến Bộ

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012

Chết Bởi Thức Ăn và Thuốc Uống Độc Hại Của Trung Quốc.


Chết bởi Trung Quốc: Thực phẩm, hàng dỏm và hàng rẻ

Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn nhất về Thủy sản cho Hoa Kỳ, cung cấp then chốt về thịt gà và chiếm 2/3 lượng trà thế giới đang dùng, cung cấp hơn 60% nước táo đặc, 50% tỏi và những số lượng đáng kể về mọi thứ từ lê đóng hộp và nấm đóng hộp đến mật ong thường và mật ong chúa.
Trung Quốc còn là nơi sản xuất 70% pennicillin của thế giới, 50% aspirin và 33% Tylenol. Các công ty dược phẩm Trung Quốc cũng chiếm lĩnh nhiều thị trường thế giới về kháng sinh, enzyme, acid amino, thuốc bổ. Trung Quốc còn chiếm lĩnh đến 90% thị trường thế giới về Vitamin C, đóng vai trò hàng đầu trong việc sản xuất Vitamin A, B12 và E, bên cạnh những thành tố gốc trong các thuốc mutivitamins.

Chết bởi Trung Quốc: Thực phẩm, hàng dỏm và hàng rẻ
Những thực phẩm và dược phẩm nói trên của Trung Quốc mang đầy chất độc. Đó là lý do tại sao thực phẩm và thuốc men của Trung Quốc luôn luôn bị nêu tên đầu bảng trong số những món bị chận lại ở các cửa khẩu và thu hồi bởi Cơ quan thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ và Cơ quan an toàn Thực phẩm Âu Châu. Tác giả đã liệt kê một số những vụ án liên quan đến việc gian thương Trung Quốc đầu độc người tiêu dùng như sau:

Thứ nhất là vụ bỏ chất Melanine trong sữa. Chất Melanine thực sự là một hóa chất có giá trị – khi nó không được lén lút bỏ vào thức ăn. Nếu bỏ chất melanine vào trong thức ăn cho gà, chó mèo, sữa, hay sữa bột trẻ em thì nó phá hủy hai trái thận nhanh hơn bất kỳ thứ gì khác. Sở dĩ gian thương Trung Quốc cho melanine vào trong thực phẩm vì số lượng nitrogen cao trong melanine sẽ làm tăng chỉ số chất đạm (protein). “Sự giả mạo protein của Trung Quốc” như thế, nhằm đánh lừa những nhân viên kiểm tra thực phẩm về độ protein trong các thực phẩm. Vì melanine rẻ hơn protein rất nhiều, pha chế thêm melamine sẽ mang lại nhiều tiền cho bọn tội phạm. Năm 2008 có gần 300 ngàn trẻ em Trung Quốc bị bệnh và sáu trẻ em chết vì 22 hãng sữa Trung Quốc âm mưu bỏ chất melanine vào sữa nước và sữa bột trẻ em.

Thứ hai là vụ bỏ chất Heparin vào thức ăn. Chất Heparin là một hoạt chất chống đông máu rất phổ thông trong những vụ giải phẫu và chuyền máu cũng như lọc thận, được tinh chế từ màng nhờn của ruột heo. Để tăng lời, gian thương Trung Quốc đã bỏ thêm vào heparin một chất có hoạt tính tương tự như heparin nhưng nguy hiểm chết người, đó là chất chondroitin sulfate với nồng độ sulfate quá tải, đưa đến những phản ứng trầm trọng có thể giết người như hạ áp huyết, thở rút, nôn mửa và tiêu chảy. Điều đáng ghê sợ là tà chất này rất giống heparin khiến việc điều tra tạp chất heparin rất khó khăn; tà chất này lại rẻ gấp 100 lần với giá trung bình $9 một pound so với heparin $900 một pound. Lòng tham vô đáy của gian thương khiến họ đã trộn tới 50% hóa chất giả này trong thuốc heparin bán trên thị trường. Cho tới nay, thuốc heparin của Trung Quốc đã giết hằng trăm người Mỹ và làm hằng ngàn người trọng thương.

Thứ ba là thức ăn Trung Quốc bị ô nhiễm trầm trọng. Sự ô nhiễm môi trường với các chất thải độc địa ngấm sâu vào đất đai, nước uống, không khí … khiến Trung Quốc – cái nôi sản xuất của thế giới và cũng là môi trường ô nhiễm tệ nhất hoàn cầu – biến thành địa điểm xuất cảng những thức ăn và sản phẩm nhiễm độc tố đủ loại từ chì, chất hóa học, thuốc trừ sâu bọ, kim loại, thủy ngân….. Ví dụ Hoa Kỳ nhập khẩu nước táo từ Trung Quốc mỗi năm lên đến 500 triệu gallons có chứa độc tố arsenic, một chất kim loại nặng có thể tạo ung thư nằm trong đất trồng táo tại Trung Quốc. Hoặc những loại trà nhập khẩu từ Trung Quốc có chứa chất chì vì bọn gian thương Trung Quốc đã trải lá trà ra trên sàn một nhà kho vĩ đại rồi lái xe truck lên trên để khói thải từ ống bô của xe làm trà mau khô hơn. Vì Trung Quốc dùng xăng có chì, không có cách nào hữu hiệu hơn để biến những lá trà xanh thành một loại vũ khí giết người hàng loạt. Ngoài ra, gian thương Trung Quốc còn làm gạo plastic bán cho những người dân làng nghèo đói Trung Quốc: Theo một giới chức của Hiệp Hội Tiệm Ăn Trung Hoa thì “ăn ba chén cơm gạo này sẽ tương đương với việc nuốt nguyên một bịch ny lông”.

Chương 3:Chết Bởi Hàng Dỏm, Hàng Rẻ Tiền Của Trung Quốc.

Hàng hóa của Trung Quốc có một đặc điểm chung là giá rẻ (người ta hay nói đùa là giá rẻ hơn bèo). Chính vì giá rẻ nên người ta không cần cân nhắc, so đo giá cả khi mua và vì thế theo tác giả đã xảy ra rất nhiều tai nạn cho người tiêu thụ như:

-Bạn gãy cổ khi một cái dè tồi trên xe đạp rơi vào bánh xe và ném bạn qua tay lái.
-Đứa con trai của bạn đang chơi bóng chày và bị một quả bóng rơi ngay trên “mũ an toàn” – cái mũ vỡ tan tành khi bị quá bóng rơi trúng; đầu cháu bị thương tích.

-Một người khách ngồi xem trận đấu Super Bowl bị phỏng tay vì cái Remote TV bị bốc cháy trong tay.

-Nhà người láng giềng của bạn bị cháy rụi vì cái quạt bị chạm điện.

-Người bạn thân nhất của bạn bị thương khi điện thoại di động trong túi phát nổ và bắn mảnh vào tim.

Sở dĩ gian thương Trung Quốc không quan tâm đến yếu tố an toàn cho người tiêu thụ và các nhà sản xuất Trung Quốc không sợ bị trừng phạt vì có bị kiện ra tòa họ cũng được nhà nước Bắc Kinh bao che và nhất là rất khó theo đuổi một vụ kiện đòi bồi thường tại Hoa Kỳ hay tại Trung Quốc. Ngoài ra, cán bộ kiểm phẩm an toàn của Trung Quốc đã bị mua từ trên cao xuống đến thấp. Đây là bộ máy tham ô và tồi bại nhất thế giới. Tác giả đã nêu ra một số tai hại gây ra bời những hàng dỏm của Trung Quốc như sau:

Thứ nhất là vụ tường tiền chế (Drywall) của Trung Quốc. Bọn gian thương Trung Quốc đã pha vào thạch cao những tro phế thải từ các nhà máy Trung Quốc chạy bằng than có nồng độ lưu huỳnh cao, để sản xuất ra tường tiền chế bán sang Hoa Kỳ. Chất độc lưu huỳnh trong tường tiền chế của Trung Quốc không những làm không khí trong nhà ngửi giống như trứng thối và tấn công hệ thống khí quản, mà chất ga lưu huỳnh rất mạnh nên còn làm xói mòn các đường ống, và làm hỏng các máy móc và hệ thống quạt, sưởi, điều hòa không khí, biến nữ trang bằng bạc thành màu đen, và giết chết chó mèo trong nhà. Tường tiền chế làm từ Trung Quốc đã được phát hiện trong khoảng 100 ngàn căn nhà mới tại nhiều tiểu bang ở Hoa Kỳ.

Thứ hai là vụ chì trong đồ chơi trẻ con. Chất chì cho vào sơn làm khô rất nhanh và do đó làm giảm đáng kể chi phí sản xuất. Chì cũng là chất có giá thành thấp và mềm dẻo hơn thay thế cho các kim loại đắt tiền hơn như niken và bạc trong các sản phẩm như đồ trang sức và nữ trang rẻ tiền. Nhưng, chất chì tấn công trẻ con khốc liệt vì bộ óc và cơ thể đang phát triển của chúng rất nhạy cảm dù với lượng tương đối nhỏ của kim loại nặng. Chỉ từ những lượng chì rất nhỏ, trẻ con có thể bị những thương tổn không thể hồi phục được, mà trong cuộc sống sau này chúng sẽ sinh ra bất cứ thứ bệnh gì, từ rối loạn thiếu sự tập trung và tính hiếu động thái quá, cho đến hành xử tội phạm, phình não, và hư hoại cơ quan trọng yếu.

Chú ý: Thực phẩm độc hại của Trung Quốc
Thứ ba là chất độc Cadmium trong đồ chơi trẻ em. Chất cadmium là một chất độc hại khủng khiếp. Chất này có thể sinh ra ung thư, sinh ra các phản ứng hô hấp rất nghiêm trọng như viêm phổi độc tính và đau phổi. Cadmium cũng có thể hút mật độ của các tỷ trọng chất khoáng (mineral) ra khỏi xương, do đó gây ra cơn đau xương sống và khớp trầm trọng trong khi làm tăng các rủi ro gãy xương; và có thể gây ra rối loạn hoạt động thận dẫn đến hôn mê. Gian thương Trung Quốc dùng chất này sơn lên trên các đồ trang sức bán cho trẻ em vì khó phát hiện hơn chì và làm màu sắc óng ả. Trong năm 2010, Walmart đã bị phát giác việc bán các vòng/dây chuyền cho trẻ em có pha cadmium, được sản xuất để mô phỏng các nhân vật trong bộ phim Disney Công Chúa và Chú Ếch.

Thứ tư là lừa bịp chất lượng. Bên cạnh việc sử dụng chất độc trong sản phẩm, các gian thương Trung Quốc còn nổi tiếng trên thế giới là “hàng dỏm”, tức hàng thiếu chất lượng. Sự lừa bịp chất lượng này diễn ra bằng cách ở giai đoạn đầu, công ty sản xuất Trung Quốc chế tạo ra một loạt hàng mẫu đúng chất lượng theo yêu cầu của công ty Mỹ. Thế là công ty Mỹ hài lòng và đã ký hợp đồng sản xuất với công ty Trung Quốc với một khối lượng sản phẩm nhất định trên cơ sở hàng tuần hoặc hàng tháng vì giảm giá thành đến 50%. Sau đó, nhà sản xuất Trung Quốc bắt đầu thay thế các nguyên vật liệu hay các bộ phận bằng những thứ phẩm chất kém như là một phương cách gia tăng lãi suất. Bớt một chút chỗ này, cạo một tý chỗ kia; nhưng không bao giờ bớt quá nhiều trong một lần để khỏi bị phát hiện. Thí dụ về một trường hợp “cắt xén” liên quan tới vỏ bánh xe đã gây tai nạn chết người tại Hoa Kỳ khiến hàng chục triệu vỏ xe đã bị thu hồi.

Đoàn Hùng
------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad