Sự Trở Lại Của Thuyền Nhân Việt Nam - Tiến Bộ

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013

Sự Trở Lại Của Thuyền Nhân Việt Nam




ASHLEY HALL: Người Việt Nam đang rời bỏ đất nước để đến tị nạn ở Australia với những con số thuộc diện lớn nhất kể từ giai đoạn hậu chiến trong thập niên 1970.

460 người Việt đã cập bến kể từ tháng Giêng 2013.

Cộng đồng người Việt cùng những người yểm trợ người tỵ nạn tại Australia nói rằng chế độ cộng sản áp bức ở Việt Nam gần đây đã tăng cường đàn áp những người bất đồng chính kiến.

Những người chỉ trích cho rằng Chính phủ Australia chưa làm đủ để gây áp lực công khai lên Chính phủ Việt Nam về thành tích nhân quyền của họ.

Phóng viên Annie Guest của chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Chủ tịch Hội đồng Độc lập Yểm trợ và Tranh đấu cho Người tỵ nạn (Independent Council for Refugee Advocacy), Marion Le:

MARION LE: Người Lào, người Campuchia và người Việt lũ lượt rời bỏ Đông Dương bằng đường biển trong những điều kiện khủng khiếp để rồi tìm thấy mình tại những trại tỵ nạn của Đông Nam Á, nơi mà dĩ nhiên là họ tìm kiếm sự bảo vệ trước chính quyền cộng sản, những người đã lên nắm quyền sau thất bại của Mỹ cũng như lực lượng của chúng ta ở đây.

ANNIE GUEST: Và đây là những người mà người Australia bắt đầu biết đến như là thuyền nhân Việt Nam, với số lượng giảm dần trong những năm 1980; giữa thập niên 1990 lại có một sự gia tăng đột biến; và nay, ngót 20 năm sau, số lượng người Việt tìm kiếm tị nạn cập bến bằng thuyền lên tới gần 500 người. Bà có thể cho chúng tôi biết gì về tình hình ở Việt Nam đã thúc đẩy hiện tượng đó?
MARION LE: Khoảng ba bốn năm trước, số lượng thuyền nhân cập bến còn lớn hơn và những người mà tôi đã mục kích một số đơn thư của họ trên thực tế đều nói nằng họ bị xua đuổi khỏi phần đất của mình thông qua những vụ cưỡng đoạt đất đai của chính quyền cộng sản và rằng họ không nhận được sự đền bù nào. Song gần đây lại có sự đàn áp đến mức khó tin ở Việt Nam liên quan đến những người đang tìm cách chỉ trích chính quyền, chẳng hạn như các nhà báo đã bị tống giam, những người vẫn được gọi là người bất đồng chính kiến trên mạng Internet.

ANNIE GUEST: Và đây là những blogger hay tương tự thế, những người đã ở trên mạng Internet.

MARION LE: Đúng vậy. Và cô biết đấy, tôi vừa nhắc đến những người bất đồng chính kiến trên mạng, song chúng ta lại vừa chứng kiến sự đàn áp và vụ giết hại một người lãnh đạo của các nhóm thiểu số Công giáo người Mông. Và những người theo Phật giáo, chẳng hạn, họ cũng đang phải nếm trải sự đàn áp.

ANNIE GUEST: Và những năm gần đây, khi Ngoại trưởng Mỹ lúc đó là Hillary Clinton thăm Việt Nam và công khai nêu vấn đề nhân quyền và tự do internet, bà mô tả phản ứng của Australia trước thực trạng ở Việt Nam như thế nào?

MARION LE: Vâng, cô biết đấy, về vấn đề này thì Australia khá đáng chú ý. Tôi nghĩ phần lớn mọi người chưa thực sự hiểu rằng Chính phủ Công đảng không bao giờ thực sự hoàn toàn chống lại sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam. Chính Đảng Tự do mới là những người lên tiếng phản đối chế độ áp bức của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, và cũng Đảng Tự do mới là những người chào đón người tỵ nạn.
ANNIE GUEST: Quả thực, Malcolm Frazer nổi tiếng nhờ việc xử lý các thuyền nhân Việt Nam.
MARION LE: Vâng, đúng vậy.

ANNIE GUEST: Vậy bà nói rằng các Chính phủ Công đảng từng im lặng trong quá khứ và nay vẫn tiếp tục im lặng, một cách công khai, về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Bà nói gì, bà nói họ nên tiến hành những bước đi nào?

MARION LE: Cô biết đấy, với bất kỳ khu vực nào trên thế giới mà ở đó chúng ta có những quan ngại về tình trạng vi phạm nhân quyền, chúng ta cần thừa nhận chúng.

ANNIE GUEST: Liệu ở đây có tồn tại luận điểm rằng Australia cảm thấy khó khăn hơn khi công khai nêu lên những quan ngại như thế và muốn thực hiện điều đó một cách không công khai để bảo vệ những lợi ích kinh tế và những thoả thuận thương mại với Việt Nam, vì Australia gần gũi với Việt Nam hơn rất nhiều so với Mỹ?

MARION LE: Cô biết đấy, tôi thực sự không hiểu điều gì đang thúc đẩy Chính phủ Công đảng để họ không đi đến xử lý, ít nhất là một cách công khai, các chủ đề đó và lý do khiến chúng ta gần đây đã đẩy nhiều người trong số này sang đảo Manus phải là Chính phủ. Bộ Ngoại giao không muốn mọi người biết được nơi mà những người này đã rời bỏ.

ASHLEY HALL: Chủ tịch Hội đồng Độc lập Yểm trợ và Tranh đấu cho Người Tỵ Nạn, Marion Le trò chuyện với Annie Guest. Và chương trình Thế giới Hôm nay đã tìm cách phỏng vấn Bộ trưởng Ngoại giao Bob Carr song ông đã không bố trí được thời gian.

Bản dịch của Lê Anh Hùng
(Defend the Defenders)


Nguồn: Return of Vietnamese boat people - Annie Guest, The World Today

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad