‘Con số đẹp’ của Ngân hàng nhà nước và ‘món nợ’ TPP - Tiến Bộ

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Tư, 1 tháng 5, 2013

‘Con số đẹp’ của Ngân hàng nhà nước và ‘món nợ’ TPP


Nếu không giải quyết phần nào nợ xấu, Việt Nam sẽ mất đi một trong những điều kiện then chốt để được chấp thuận tham gia vào Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).


Nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước

Chính sách “chuyển nhóm nợ xấu” của Ngân hàng Nhà nước lại một lần nữa bị lỗi hẹn. Một năm đã trôi qua kể từ ngày cơ quan này phát hành một quyết định mang “bí số” 780 - đặc cách “hướng dẫn tái cơ cấu nợ vay” cho các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp, nhưng một vài cuộc họp gần đây đã cho thấy gần như chưa có món nợ nào được giải quyết ổn thỏa.

Trong hội thảo Mùa xuân về kinh tế Việt Nam được tổ chức ở Nha Trang vào tháng 3/2013, lần đầu tiên một số chuyên gia nhà nước đã không còn quá e dè khi nêu bật thực trạng nợ xấu. Con số nợ xấu thực tế có thể gấp đôi số công bố của Ngân hàng Nhà nước, tức vượt trên 500.000 tỷ đồng.
Không phải con số 250.000 tỷ đồng được chuyển nhóm nợ như ước tính trước đây của giới chuyên gia trong “chiến dịch 780” trên, mà con số thực đã được công bố sau một năm triển khai quyết định này là 272.000 tỷ đồng.

272.000 tỷ đồng lại“vô tình” khá gần gũi với ước tính của Ngân hàng nhà nước về điều được coi là “nợ thực” trong hệ thống ngân hàng thương mại. Gần đây nhất vào đầu năm 2013, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng đã được Thống đốc Nguyễn Văn Bình “chuyển” từ 8,8% trước đó xuống còn 6% - một hành động gây tranh cãi và không ít nghi ngờ.

“Tôi nghĩ rằng, con số 6% mà hiện tại chúng ta đang có được điều chỉnh bởi một số khoản nợ được cơ cấu lại theo quy định của Ngân hàng Nhà nước” -ông Nguyễn Trí Hiếu, một chuyên gia về tài chính và ngân hàng, phản biện- “Năm 2012, Ngân hàng nhà nước cho phép một số tổ chức tín dụng cơ cấu lại nợ. Nếu doanh nghiệp và người vay có khả năng phục hồi, báo cáo tài chính minh bạch, thì Ngân hàng Nhà nước cho phép cơ cấu lại nợ, nghĩa là được giảm nhóm từ nhóm 5 xuống nhóm 4, nhóm 3 xuống 2, hoặc là 2 xuống 1. Chính điều này là nguyên nhân lớn khiến giảm tỷ trọng nợ xấu rất lớn ở trong ngành ngân hàng”.

Hầu như không có thông tin nào đáng giá về việc doanh nghiệp thanh toán cho ngân hàng đúng hạn về lãi vay và nợ
gốc trong vòng một năm qua.

Trong thực tế,vẫn mang tư thế của nhóm đặc quyền, các ngân hàng thương mại cổ phần đã được Ngân hàng Nhà nước “sắp xếp lại” về các khoản nợ, với cách làm sao để nợ xấu chưa thể trở thành nợ nguy cơ trực tiếp, qua đó giúp cho nhiều ngân hàng và doanh nghiệp con nợ tạm tránh thoát sự đe dọa cận kề.

Nếu không có động thái “tái cơ cấu” như trên của Ngân hàng Nhà nước, hiển nhiên nhiều ngân hàng thương mại không biết làm cách nào để có thể giảm bớt nợ xấu, dù chỉ trên giấy tờ. Cũng từ lẽ đó, không mấy ngạc nhiên là Ngân hàng Nhà nước đã có được“con số đẹp” để báo cáo cho Quốc hội và bàn dân thiên hạ.

Nhưng trong con mắt của giới phân tích về ngân hàng, hành động tái cơ cấu nợ trên chỉ là cách “đẩy nợ cho tương lai”. Về bản chất, nợ xấu nói chung và nợ xấu bất động sản vẫn không thay đổi, nếu không muốn nói là còn tăng lên theo thời gian do nhiều con nợ đến hạn phải trả nhưng lại không thanh toán được. Do vậy, phương châm “đẩy nợ cho tương lai” chỉ đắc dụng một khi các con nợ tìm cách tiêu thụ được hàng tồn kho và trả được nợ.

Làm sao vào TPP?

Hầu như không có thông tin nào đáng giá về việc doanh nghiệp thanh toán cho ngân hàng đúng hạn về lãi vay và nợ gốc trong vòng một năm qua. Nếu phần lớn nợ xấu được cấu thành bởi nợ bất động sản như một báo cáo của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia vào cuối năm 2011 và đánh giá của chính cơ quan này trong thời gian gần đây, tình hình thanh toán nợ vay bất động sản hoàn toàn chưa có gì khả quan trong bối cảnh thị trường này vẫn hoàn toàn chưa có lối thoát.


“Vấn đề hiện nay là phải xem đã có bao nhiêu doanh nghiệp được cơ cấu nợđã có khả năng phục hồi tình trạng tài chính của mình và trả nợ cho ngân hàng” - chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu tỏ ra hoài nghi - “Tôi đã được đọc một báo cáo của Ngân hàng Nhà nước vào cuối năm 2012 cho biết rằng số nợ xấu nếu cộng cả những nợ được tái cơ cấu thì lên đến khoảng 17,21% của tổng dư nợ. Như vậy, những nợ được cơ cấu đó nếu không thực sự được phục hồi thì cho đến thời điểm này (2013), nợ xấu có thể lên đến 20% trên tổng dư nợ. Đây là ngưỡng mất an toàn”.

Cho đến lúc này, đã xuất hiện một nguy cơ không chỉ còn phôi thai: sẽ có nhiều ngân hàng “băng hà” vào cuối năm 2013 nếu không tự giải quyết được “món nợ xương máu” từ thị trường bất động sản.
Trong hội thảo Mùa xuân về kinh tế Việt Nam được tổ chức ở Nha Trang vào tháng 3/2013, lần đầu tiên một số chuyên gia nhà nước đã không còn quá e dè khi nêu bật thực trạng nợ xấu. Con số nợ xấu thực tế có thể gấp đôi số công bố của Ngân hàng Nhà nước, tức vượt trên 500.000 tỷ đồng.

Hiển nhiên, giới chuyên gia đều thấy rõ là tình hình một năm qua, từ lúc văn bản “tái sắp xếp nợ vay” của Ngân hàng Nhà nước được triển khai, mọi chuyện dường như vẫn không hề thay đổi. Nói cách khác, “thời điểm Minsky” - một khái niệm trong tài chính quốc tế về đáo hạn nợ vay - đang đến rất gần, nhưng tình thế vẫn chưa có chút nào khả quan.

Cho đến lúc này, đã xuất hiện một nguy cơ không chỉ còn phôi thai: sẽ có nhiều ngân hàng “băng hà” vào cuối năm 2013 nếu không tự giải quyết được “món nợ xương máu” từ thị trường bất động sản. Hơn thế nữa, hình ảnh chết chóc có tính dây chuyền của ngân hàng lại có thể dẫn đến sự sụp đổ của nền kinh tế, vốn chỉ còn chân đứng rất mong manh.

Trong khi đó, mọi thứ lại hầu như trì trệ. Muốn thực hiện trọn vẹn chính sách “tái cấu trúc ngân hàng” như đã hứa hẹn, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước lại phải làm sao có thể giải quyết được nợ và nợ xấu. Một trong những hy vọng cho mục tiêu này là Công ty quản lý tài sản quốc gia (VAMC).

Nhưng sau 9 tháng từ lúc hình thành ý tưởng cho đến nay, mô hình VAMC vẫn đang tắc nghẽn bởi mụcđích tự thân của nó. Theo cách đánh giá của Vụ pháp luật dân sự - kinh tế thuộc Bộ Tư pháp, công ty này mới dừng ở việc xử lý nợ giữa các tổ chức tín dụng với nhau, trong khi mối quan tâm hiện nay là xử lý nợ xấu giữa doanh nghiệp và tổ chức tín dụng vì nợ xấu và hàng tồn kho đang tập trung rất lớn ở các doanh nghiệp.

Dĩ nhiên, mục tiêu chỉ xử lý nợ xấu cho các tổ chức tín dụng sẽ không thể làm người ta nghĩ khác về động cơ chỉ “cứu” ngân hàng - một nhóm lợi ích đặc thù đã làm mưa làm gió ở Việt Nam trong những năm gần đây.

Trong khi đó, một số chuyên gia lại cho rằng vấn đề xử lý nợ xấu phải mất ít nhất là 5 năm nữa, một chặng đường rất dài chứ không phải chỉ đến năm 2015.

Đó là chưa kể, nếu không giải quyết phần nào nợ xấu, Việt Nam sẽ mất đi một trong những điều kiện then chốt để được chấp thuận tham gia vào Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), với lộ trình gia nhập đang tiến nhanh về tháng Mười năm nay.

Việt Thắng
Theo Sống Mới VN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad