Quan niệm Giàu – Nghèo & bộ mặt xấu xí của xã hội - Tiến Bộ

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013

Quan niệm Giàu – Nghèo & bộ mặt xấu xí của xã hội




Từ trước đến nay, xã hội của chúng ta đặt ra nhiều định kiến về những người giàu. Điều này được thể hiện từ ca dao tục ngữ của chúng ta, cho đến lời ăn tiếng nói thường ngày của nhiều người:

Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời gái đẹp lại thương trai nghèo

Thời buổi này, con gái khi chọn người để yêu thì vô cùng thực dụng
Càng giàu thì càng kiết xu”, v.v…

Mình chợt nghĩ, GIÀU CÓ GÌ XẤU, VÀ NGHÈO CÓ GÌ TỐT?

“Người đàn bà thép” Magaret Thatcher đã từng nói: “Tiền bạc tự nó trung tính, không xấu không tốt, vấn đề quan trọng là biết dùng nó vào việc gì”

Tiếp theo đó, giàu nghèo không liên quan tới phẩm hạnh, thế nhưng tại sao chỉ có phẩm hạnh người giàu thì bị xét nét?

Giả sử một người con gái đứng trước sự lựa chọn giữa đàn ông giàu và nghèo, mà khi chọn anh giàu thì phải cộng thêm yếu tố nhân cách. Tại sao lại bất công với người giàu thế nhỉ? Có chắc chắn rằng người nghèo nhân cách sẽ tốt?

Ta thường thấy tần suất xảy ra của những tệ nạn xã hội xuất hiện nhiều ở khu ổ chuột chứ không phải biệt thự. Người thành thị văn minh hơn người nông thôn. Nền giáo dục nhân bản thường có ở những nước giàu.

Thế thì tại sao giàu lại hàm ý xấu xa? TẠI SAO LẠI LÀ “KẺ GIÀU” VÀ “NGƯỜI NGHÈO”???

Quay lại vấn đề chọn bạn trai, nếu sự so sánh được nêu ra chỉ là giàu và nghèo, vậy thì tại sao người con gái không được chọn người bạn trai giàu có? Trai giàu sao lại đồng nghĩa với không phẩm hạnh? Không chung thủy?

Sao cứ đổ lỗi cho cái nghèo, mà không cố gắng vươn lên. Một cô bé 6 tuổi ở Anh có thể thành triệu phú nhờ mở cửa hàng bánh kẹo.[1]

Lối suy nghĩ thông thường cho rằng: làm giàu là phải luồn lách, khuất tất, là phải thủ đoạn…,nhưng phải chăng cái xấu xa chính là do xã hội đã không tạo điều kiện để người ta làm giàu một cách chính đáng???

Đó là một XÃ HỘI:
a. KHÔNG TÔN TRỌNG TƯ HỮU.

Tư hữu là một trong những quyền cơ bản của con người; hệ thống luật pháp phải giúp người dân dễ dàng xác định tài sản của mình và dễ dàng trao đổi, mua bán những tài sản đó.
Làm sao mà một người có thể bán được một miếng đất (hoặc bán miếng đất đó được với đúng giá trị nó vốn có) nếu phải kinh qua 20 phòng ban để xác nhận miếng đất đó thực sự là của mình?
b. COI NHẸ THỊ TRƯỜNG, QUAN HỆ CUNG - CẦU

Trong kinh tế thị trường, người giàu có là người đem lại sản phẩm đáp ứng mong đợi nhất của thị trường.

Khác với những chế độ chiếm hữu nô lệ, phong kiến khi xưa, sự giàu có của tầng lớp trên trong xã hội thường xuất phát từ những cuộc cướp bóc và chinh chiến, chứ không phải sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ: Brad Pitt từng làm tài xế, Kelly Clarkson từng làm bồi bàn, Steve Jobs từng thu lượm vỏ lon... Những người đó giàu có không phải vì người tiêu dùng bị đe dọa, bắt buộc phải mua phim, đĩa nhạc hay Iphone của họ.
c. HIỂU SAI HOẶC HỜI HỢT VỀ SỰ VẬN HÀNH TIỀN TÀI KINH TẾ

Coi tiền bạc là tội lỗi, đề cao sống lối sống thanh bần - Tiêu biểu là hệ thống quan niệm của Nho giáo.

Tư tưởng Nho giáo là trọng nông ức thương, triệt tiêu trao đổi mua bán. Chính những tư tưởng đó làm xã hội phương Đông bị kéo tụt lại phía sau so với xã hội phương Tây.

Như trong Tổ Quốc Ăn Năn, ông Nguyễn Gia Kiểng viết:

“Thương nghiệp là động cơ tiến hóa của mọi xã hội. Nó vừa là sự chấp nhận rủi ro cho đổi mới vừa là sự giao lưu của người, của kiến thức, ý kiến và sáng kiến. Nó cũng là sự giàu có. Thương nghiệp đối với xã hội cũng như máu đối với cơ thể, nó là yếu tố tối cần thiết cho mọi sinh hoạt khác, dù là nông nghiệp, cộng nghiệp hay văn hóa xã hội. Có thương nghiệp mới có tiến bộ. Không có thương nghiệp thì xã hội tê liệt và dẫm chân tại chỗ, kể cả về vật chất lấn tinh thần, là lẽ tự nhiên.”[2]

* * *

Tóm lại, từ giác độ cá nhân, người nghèo thay vì chấp nhận với cái nghèo thì phải cố gắng vươn lên. Nghèo không phải là cái tội, nhưng giàu lại càng không phải là nguyên nhân gây ra tội lỗi. Đánh giá một con người, cần căn cứ vào hành động và nhân cách của họ, thay vì chỉ nhìn vào túi tiền và gia tài của họ.; Còn từ giác độ của một xã hội, chúng ta phải ủng hộ thị trường và hệ thống pháp trị bảo vệ tư hữu.


Admin F
The WEGREEN



Chú thích:

[1] Doanh nhân 6 tuổi, Dân trí http://dantri.com.vn/su-kien/tron-mat-truoc-co-be-doanh-nhan-moi-6-tuoi-617770.htm
[2] Ưu đạo bất ưu bần, Tổ Quốc ăn năn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad