Trung Quốc tận dụng thời cơ khi Hoa Kỳ vắng mặt - Tiến Bộ

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

Trung Quốc tận dụng thời cơ khi Hoa Kỳ vắng mặt


Giữa lúc quốc gia siêu cường khác không tham gia thì Trung Quốc đã ra sức tận dụng thời cơ thuận lợi ở khu vực Đông Nam Á.

Ông Lý Khắc Cường (trái) và Nguyễn Tấn Dũng (phải) tại Hà Nội trong chuyến thăm kéo dài ba ngày hôm 13 tháng Mười, 2013. Ảnh: Reuters

Hàng trăm ngàn người xếp hàng trên đường phố ở thủ đô Hà Nội ngày 13 tháng Mười vừa qua khi ông Lý Khắc Cường, Thủ tướng Trung Quốc, đến thăm chính thức Việt Nam trong ba ngày. Tuy nhiên, đám đông này không phải xếp hàng để đón ông Lý. Họ xếp hàng đề viếng tang lễ của ông Võ Nguyên Giáp, một đại tướng huyền thoại chỉ đứng sau Hồ Chí Minh ở Việt Nam. Nhiều người Việt Nam cho rằng ông Lý đến thăm giữa lúc Việt Nam đang diễn ra quốc tang là không đúng và nên hoãn lại vào một dịp khác thích hợp hơn. “Thiếu tôn trọng”,”ngạo mạn” và “điển hình” là các tính từ được sử dụng để miêu tả chuyến thăm của ông Lý.

Cuộc gặp mặt giữa ông Lý (đứng bên trái trong hình) và đối tác của ông, Nguyễn Tấn Dũng (đứng bên phải trong hình), có thể được diễn tả là bình thản. Báo chí tuyên truyền rằng cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo là một “bước đột phá”. Việc ông Lý đến Việt Nam cũng đánh dấu hai tuần ngoại giao con thoi cấp cao của Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á nhằm xây dựng lại mối quan hệ vì các tranh cãi trong những năm gần đây liên quan đến đường lưỡi bò 9-đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông.

Ông Tập Cận Bình, Chủ tịch Trung Quốc và lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã đến thăm Indonesia, Malaysia và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á–Thái Bình Dương (APEC). Ông Lý tham dự hội nghị thượng đỉnh ở Brunei với các nhà lãnh đạo trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và đã đi thăm chính thức Thái Lan. Tổng thống Barack Obama đáng ra cũng tham dự cả hai phiên họp APEC và ASEAN nhưng đã phải hủy bỏ vào phút cuối cùng do vấn đề tranh cãi ngân sách diễn ra ở Washington. Việc này đã giúp cho các lãnh đạo Trung Quốc nổi bật hơn khi thiếu vắng bóng dáng của Hoa Kỳ.

Việt Nam là quốc gia ASEAN nghi ngờ Trung Quốc mạnh nhất. Hai nước Việt–Trung từng thù địch nhau sau nhiều thế kỷ và cả hai đã đánh nhau chớp nhoáng trong cuộc chiến đẫm máu vào năm 1979. Hiện nay hai nước còn tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, trong đó bao gồm bốn các thành viên khác trong khối ASEAN là Brunei, Malaysia và Philippines. Không chỉ cả hai nước Trung Quốc và Việt Nam tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Trường Sa ở phía nam mà Việt Nam còn cáo buộc Trung Quốc sử dụng vũ lực chiếm đóng bất hợp pháp quần đảo Hoàng Sa ở phía bắc vào năm 1974 khi quần đảo này nằm dưới sự kiểm soát của chế độ Sài Gòn (tức Việt Nam Cộng Hòa). Các cuộc đối đầu giữa hai nước cũng thường xuyên diễn ra liên quan đến đánh bắt tàu cá và khai thác dầu khí ở khu vực này.

Tuy nhiên, hôm tháng Sáu vừa qua, hai nước đã chính thức ký kết để trở thành “đối tác chiến lược” khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Trung Quốc. Trong các nước ASEAN nói chung, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, việc này chưa kể đến buôn bán trái phép ngày càng gia tăng tại các khu vực biên giới. Bước đột phá của ông Lý là muốn hai nước đi xa hơn và gác chuyện tranh chấp lãnh thổ qua một bên để nó không ảnh hưởng đến thương mại. Ông Lý còn thậm chí đồng ý thành lập một nhóm làm việc chuyên “hợp tác hàng hải”.

Ở Trung Quốc, điều này đã giúp che dấu những ký ức khó chịu khi cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tuyên bố tại một cuộc họp ở Hà Nội hồi năm 2010 rằng Hoa Kỳ có “lợi ích quốc gia” ở khu vực Biển Đông. Trung Quốc đổ lỗi cho phía Hoa Kỳ vì đã can thiệp vào chuyện Biển Đông và làm tình hình thêm căng thẳng. Bây giờ thì tờ nhật báo China Daily, một tờ báo chính thức của nhà nước Trung Quốc, đã trích dẫn lời của một nhà phân tích Trung Quốc rằng, “Hà Nội đã nhận thức rõ rằng họ không thể tin tưởng vào Washington trong việc hỗ trợ Việt Nam một cách công khai liên quan đến tuyên bố chủ quyền tại một số đảo [ở Biển Đông]“.

Lời phân tích trên có phần phóng đại. Tương tự như ông Tập, chuyến đi của ông Lý là nhắc nhở các nước ASEAN cường quốc khu vực là Trung Quốc và chứ không phải Hoa Kỳ khi ông Obama không tham dự các cuộc họp quan trọng. Tất cả ở mọi lúc mọi nơi, Trung Quốc đếu muốn thể hiện sức mạnh kinh tế của họ. Tại Thái Lan, ông Lý đã lấy lòng chính phủ Thái bằng cách tuyên bố sẽ mua thêm gạo và cao su của nước này. Ông Tập đã tung ra khái niệm về việc thành lập “ngân hàng mang cấu trúc châu Á” do Trung Quốc lãnh đạo nhằm giúp đáp ứng những nhu cầu cấp bách nhất khu vực. Tại Brunei, ông Lý trước đó đã đề xuất một hiệp ước mới với ASEAN để khối này nhận ra tầm nhìn của ông về một “thập kỷ kim cương” trong mối quan hệ với Trung Quốc.

Không hấp dẫn

Tuy nhiên, nếu đây là một cuộc tấn công quyến rũ thì một quốc gia ASEAN khác vẫn thấy bị tấn công mà không có sự quyến rũ nào. Trung Quốc đang tức giận vì Philippines không chấp nhận cách giải thích bừa bãi của Bắc Kinh về các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông và Manila đã quyết kiện Trung Quốc ra tại tòa án quốc tế trước Liên Hiệp Quốc liên quan đến luật biển. Nó phù hợp với việc Trung Quốc cố gắng cô lập Philippines. Các học giả Việt Nam nói rằng chính phủ của họ nhận thức đầy đủ về điều này và đã không loại trừ khả năng tham gia vào hành động pháp lý với Philippines.

Một vài tuần hoạt động ngoại giao sôi nổi không thể thay đổi được thực tế, rằng Đông Nam Á nhìn sang Trung Quốc như một đối tác thương mại chính của họ và quay sang Hoa Kỳ như người bảo đảm an ninh trật tự trong khu vực. Tuy nhiên, các nước ASEAN ngày càng nhận thức ra rằng sức mạnh trong khu vực đang bắt đầu thay đổi. Một bài bình luận trên báo Jakarta Post, một tờ báo Anh ngữ ở Indonesia, lập luận một cách thẳng thắn rằng “Trung Quốc, chứ không phải Hoa Kỳ, là nước đang lãnh đạo khu vực châu Á–Thái Bình Dương trong thế kỷ 21″. Bài báo chỉ ra sự vắng mặt của ông Obama và việc chính phủ [Hoa Kỳ] bị đóng cửa từng phần, và tác giả kết luận rằng “trục châu Á của ông Obama làm nhiều người cảm thấy giống như đang nhảy múa xoay tròn với việc nhấn mạnh quá mức vào sự tham gia quân sự”.

Các báo chí Trung Quốc hiện nay rất vui mừng để thúc đẩy việc thay đổi quyền lực [ở khu vực châu Á], và họ tham gia tranh luận vượt ra cả khu vực Đông Nam Á. Tân Hoa Xã – hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc – đã đăng một bài bình luận kêu gọi “bài thế giới Mỹ hóa”. Bài báo lập luận rằng, với việc chủ quyền ngầm định bởi một siêu cường thì “điều đáng báo động như vậy khi số phận của những nước khác đang nằm trong tay của một quốc gia mang tính đạo đức giả cần phải chấm dứt”.

Quan điểm trên đã thu hút được một số nước ở Đông Nam Á nhưng không bao nhiêu nước muốn trật tự thế giới đang được Hoa Kỳ dẫn đầu như hiện nay nhường lại để Trung Quốc lãnh đạo. Một số quan chức Việt Nam nghĩ rằng những lời chỉ trích về thời điểm của ông Lý đến thăm Hà Nội là không công bằng. Dù sao đi chăng nữa thì ông ấy đã có mặt đúng lúc để chia buồn quốc tang [của tướng Võ Nguyên Giáp]. Nhưng không chỉ ở Việt Nam mới có nhiều người nghĩ rằng động cơ của Trung Quốc là tồi nhất.

Đỗ Đăng Khoa chuyển ngữ,
CTV Phía Trước



Nguồn: Relations with South-East Asia Being there - The Economist

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad