Kiên Giang: Vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản còn nhiều khuất tất (2) - Tiến Bộ

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

Kiên Giang: Vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản còn nhiều khuất tất (2)


Bản án số 646/2013/HSPT ngày 24/06/2013 Tòa án Nhân dân Tối cao tại TP Hồ Chí Minh xử phúc thẩm, tuyên xử: Hủy toàn bộ bản án hình sự sơ thẩm số 26/2013/HSST ngày 08/4/2013 của TANDTKG, trả hồ sơ điều tra xét xử lại.

Phóng viên Đoàn Hữu Hậu
Ngày 03/9/2013 Cơ quan CSĐT Công an Kiên Giang ra Bản kết luận điều tra Số 09/KLĐT-PC46 , đề nghị truy tố tội danh “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”

Ngày 09/9/2013 Viện Kiểm sát tỉnh ra cáo trạng truy tố tội lừa đảo.

Ngày 16/9/2013 Tòa án tỉnh ra quyết định đem vụ án ra xét xử tội lừa đảo

Như vậy trong vòng chưa đầy nửa tháng 3 cơ quan Tố tụng đã thống nhất với nhau “kết tội lừa đảo…”

Cáo trạng mô tả không đúng thực tế, mâu thuẩn

Vụ bà Đinh Ngọc Diễm huyện Phú Quốc

Cáo trạng số 23/ KSĐT-KT ngày 09/9/2013 của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Kiên Giang ngay phần đầu mô tả vụ việc đã có nhiều mâu thuẩn. Trích: “ Vào năm 2008 bà Đinh Ngọc Diễm có tranh chấp phần đất 300m2 ở cạnh nhà bà Diễm, vụ kiện đã được Tòa án huyện Phú Quốc thụ lý…Sau khi nghe Diễm trình bày Hậu hứa sẽ giúp đỡ bà Diễm thắng kiện, tháng 4 / 2008 Đoàn Hữu Hậu có viết bài báo “ Mượn đất nhưng quên trả” nói về vụ kiện của bà Diễm được đăng trên báo Bảo vệ Pháp luật…”

Thực tế, khi gặp ông Đoàn Hữu Hậu không phải bà Diễm tranh chấp 300m2 gần nhà, mà là gần 1000 m2 với 4 hộ gia đình từ năm 2006. Đó là bà Nguyễn thị Bồng, Huỳnh văn Em, Nguyễn thị Phích, Nguyễn thị Bảy ở Thị Trấn Dương Đông huyện Phú Quốc. Bà Diễm đã gửi đơn khiếu nại nhiều năm qua, nhưng các cơ quan chức năng không giải quyết, hoặc ra quyết định đình chỉ giải quyết. Gần một chục trường hợp đòi đất của bà Diễm tương tự như vậy.

Bài báo“ Mượn đất nhưng… quên trả” đăng trên báo Bảo vệ Pháp luật số 31 ( 500) ra ngày 15/4/2008, ( BL 93)

Nội dung phản ảnh của bài báo là sự bế tắc của ông Đinh Bữu Lược, cha bà Diễm, trong việc khiếu nại đòi đất, không được cơ quan nào thụ lý . Ông Lược ủy quyền lại cho bà Diễm tiếp tục khiếu nại… Không có việc “vụ kiện đã được Tòa án huyện Phú Quốc thụ lý…” như trong cáo trạng. Cơ quan Tố tụng có lẽ chưa đọc, hoặc đọc nhưng cố tình hiểu sai.

Cáo trạng nêu :

“…khi bài báo đăng Hậu đã nhiều lần yêu cầu bà Diễm chuyển tiền trả chi phí cho Hậu, bà Diễm đã chuyển hai lần là 15.000.000 đồng…” 

Bài báo ra ngày 15/4/2008

Bà Diễm chuyển tiền lần đầu: ngày 01/3/2008 tức là gửi trước đó một tháng rưỡi
( trong hồ sơ vụ án)

Chuyển lần sau: ngày 09/4/2008 tức là trước đó một tuần. ( giấy chuyển tiền trong hồ sơ vụ án)
Cáo trạng nêu “sau khi báo đăng, ông Hậu yêu cầu bà Diễm chuyển tiền…” Đó là tiền gì? Và số tiền nầy không có liên quan gì đến vụ án. Việc khẳng định hồ sơ của bà Diễm “ đã được Tòa án huyện Phú Quốc thụ lý, trước khi gặp ông Hậu” của cáo trạng là do áp đặt phi lý của cơ quan tố tụng, nhằm vô hiệu hóa việc ông Hậu đã làm cho bà Diễm. Đây là tình tiết quan trọng xác định bản chất vụ việc.

Tại BL 26 (950) Biên bản đối chất ngày 2-5-2012, bà Diễm khai: Năm 2008, bà có nhờ ông Hậu lo vụ tranh chấp đất của bà, ông Hậu có viết bài đăng trên Báo bảo vệ pháp luật vào tháng 4 năm 2008.

Cáo trạng nêu:

“ Ngày 16/8/2010 vụ án của bà Diễm được Tòa án nhân dân huyện Phú Quốc đưa ra xét xử, bản án số 42/2010/DSST quyết định bà Diễm được nhận lại 50% giá trị đất theo giá trị nhà nước, tương đương số tiền 523.000.000 đồng…”

Bà Diễm chuyển cho ông Hậu 20 triệu vào tài khoản của con ông Hậu vào ngày 01-09-2010 và 50 triệu vào ngày 14-09-2010 qua tài khoản của cháu bà ở Rạch Giá.
Số tiền nầy là tiền gì?

Cáo trạng cho rằng đây là số tiền bà Diễm đưa cho ông Hậu để “ chạy án” cho phiên Tòa phúc thẩm, nhận tiền mà không làm…

Ngày 29-10-2010 Tòa phúc thẩm xử bà Diễm thua kiện. Bà Diễm đòi tiền ông Hậu (?!)

Dù không làm một giấy tờ biên nhận nào, nhưng Ông Đoàn Hữu Hậu đã thừa nhận, có nhận 70 triệu đồng do bà Diễm chuyển qua trung gian 2 lần . Trong đó 20 triệu là tiền chi phí giao dịch, đi lại trong quảng thời gian 2 năm. Sồ tiền 50 triệu là số tiền trả công 10% của kết quả xử án ở huyện Phú Quốc.

Trong tờ trình gửi đến cơ quan chức năng các ông Nguyễn văn Toàn, Phù Đôn Tùng ở Thị Trấn Dương Đông, ông Đỗ Thanh Nam, Trương Thanh Hùng ở TP Rạch Giá trình bày có biết sự việc bà Diễm nhờ ông Hậu giúp đỡ làm hồ sơ, hướng dẫn thủ tục khởi kiện ở huyện Phú Quốc, với thỏa thuận thưởng 10% kết quả xử án ở huyện và chịu mọi chi phí trong quá trình làm thủ tục.

Đơn xác nhận của ông Phù Đôn Tùng (590) ngày 17-07-2012: Xác nhận ông Hậu có ra Phú Quốc nhiều lần và ở tại nhà ông để lo vụ bà Diễm tại TA PQ.

Đơn xác nhận (592) của ông Nguyễn Văn Toàn xác nhận ông Hậu có nói động viên bà Diễm dừng lại và không tham gi nửa.

Trong tờ trình ông Trương Thanh Hùng (BL số 67,68,69 ) tường trình xác nhận bà Diễm có nhờ ông hướng dẫn, giúp đỡ để bà kháng án… 

Nhưng những tường trình của các nhân chứng nầy không được cơ quan Tố tụng xem xét, không đưa những người này vào tham gia tố tụng (?!)

Lời khai bà Diễm mâu thuẩn không nhất quán: BL30 bà Diễm khai vào cuối năm 2008, ông Hậu kêu bà vào Rạch Giá gặp Trương Thanh Hùng 

Tại BL 26 bà khai Sau khi xử sơ thẩm ( ngày 16-8- 2010) bà được ông Hậu giới thiệu gặp ông Trương Thanh Hùng giúp đỡ. 

Trong BL28 bà Diễm khai: Do có quen với ông Hậu, nên ông Hậu giới thiệu gặp ông Hùng và hai người hứa giúp đỡ khi lấy được đất sẽ được thưởng 10%. 

Vậy bà Diễm gặp ông Hùng khi nào, trao đổi cái gì ? Số tiền 70 triệu bà Diễm đưa cho ông Hậu là tiền gì? Kết luận Điều tra, Cáo trạng không làm rõ dựa vào lời khai bà Diễm mà khẳng định lo cho vụ án phúc thẩm ở tỉnh là không đủ chứng cứ. Bản chất sự việc bị đảo ngược.

Ông Hậu giới thiệu bà Diễm cho ông Hùng để bà Diễm trả tiền công và chi phí. Lần đầu, 20 triệu đồng tiền chi phí, vào ngày 01-9-2010 tức là nửa tháng, sau khi Tòa án huyện Phú Quốc xử. Ngày 14/9/ 2010 chuyển tiếp 50 triệu đồng trả công là hợp lý, phù hợp với chứng cứ, nhân chứng

Vụ anh Bùi Văn Tạo ở huyện Giồng Riềng.

Khoảng tháng 8 năm 2010 anh Bùi văn Tạo ở huyện Giồng Riềng tìm đến ông Hậu, kể chuyện lỡ tay đánh ông Trần Như ý, Trung tâm Pháp y tỉnh Kiên Giang giám định gây tổn hại thương tích 62%. Tạo cho rằng vết thương đó là do bị té xe, chứ không phải Tạo đánh. Tạo nhờ Hậu hướng dẫn giúp đỡ, giải oan. Căn cứ vào tỷ lệ thương tật thì Tạo vi phạm vào khoản 3, Điều 104 BLHS , bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm

Tạo đưa 2 lần, số tiền 8 triệu đồng, để đi lại, giao dịch, tìm chứng cứ, gặp người có trách nhiệm hỏi phương thức thủ tục, làm đơn xin giám định lại, hướng dẫn Tạo nộp đơn, soạn thảo bản tự bào chữa trước Tòa cho Tạo.

Ngày 9/5/2011,Phân viện khoa học hình sự, ra bản kết luận giám định số 1480/C54B …giám định Trần Như Ý có tỷ lệ tổn hại sức khỏe là 48,65%

Khi có kết quả giám định, Tạo đưa Hậu 20 triệu..

Ngày 15/6/2011 Tòa án huyện Giồng Riềng tuyên xử phạt Tạo 3 năm tù

Tòa án tỉnh xử phúc thẩm y án

Bản kết luận Điều tra và cáo trạng ghi:“ Sau khi xử phúc thẩm Tạo đòi 20 triệu đồng Hậu không trả, sau nhiều lần mới trả 16 triệu…”

Giấy nhận tiền của bà Võ thị Thôi vợ của Tạo ghi rõ là đã nhận 16 triệu đồng. Trong đó 10 triệu đồng trả trước khi cơ quan điều làm việc. Cáo trạng ghi “mập mờ” dễ hiểu nhầm là ông Hậu cố tình không trả. Vì thời điểm nhận tiền và trả tiền là “ nút” để xác định có phạm tội hay không.

Tổng cộng số tiền anh Tạo đưa 3 lần là 28 triệu. Tạo đã tự nguyện thỏa thuận trừ 8 triệu tiền chi phí đi lại, còn nợ lại 4 triệu đồng. Vì lúc đó cha ông Hậu đau nặng nằm viện thời gian dài, rồi chết, phải lo tang chế, chôn cất…nên chậm trả.

Từ một hành vi giao dịch dân sự thành một vụ án hình sự lừa đảo (?!)

Phải làm cho “ ra tội”

Điều gì sẽ xảy ra trong phiên Tòa xét xử ông Đoàn Hữu Hậu tới đây. Một điều chắc chắn là khi cơ quan Tố tụng đã cố truy tố, xét xử đến cùng là phải làm “ ra tội” .Chúng tôi tiếp tục theo dõi và thông tin đến bạn đọc khi có kết quả xử án. Sẽ mất thời gian dài mới tìm được công lý ./.

THANH TOÀN

Bài do tác giả gởi. VANGANH.INFO biên tập và minh hoạ.


















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad