|
Tuy nhiên, với những điều chỉnh vĩ mô như xóa bó độc quyền, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, sẽ xuất hiện hy vọng nền kinh tế ít nhiều đi vào ổn định hơn, nếu được quản lý tốt hơn.
Trao đổi với BBC vào thời điểm Việt Nam chuyển sang năm 2014 và từ biệt năm cũ 2013, tiến sỹ Phạm Quý Thọ từ Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra nhận định chung về bức tranh kinh tế năm mới:
"Sẽ có rất nhiều biến động về chính sách, bởi vì năm 2013 người ta vẫn nói là kinh tế tranh tối, tranh sáng, các vấn đề xã hội có vẻ đã được đưa ra công khai hơn như chống tham nhũng, rồi các vấn đề về xóa đói giảm nghèo...
"Có vẻ người dân và xã hội vẫn chưa yên tâm lắm, niềm tin cũng chưa được cao, cho nên năm 2014 chắc sẽ có nhiều biến động."
Người ta vẫn nói lạm phát năm nay là thấp nhất trong vòng 10 năm, cái đó thực ra nói như vậy có tính chất tuyên truyền thôi..., về kích cầu cũng không lo lạm phát lắm, nhưng các chuyên gia vẫn nói là có những nguy cơ lạm phát, về tài chính cũng thế"
PGS. TS Phạm Quý Thọ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
"Người ta hy vọng một cú hích sẽ làm cho tăng trưởng và làm cho công ăn việc làm ở khu vực đó có thể kéo theo một ít tác động lan tỏa sang một số khu vực khác, nhưng có lẽ không nhiều lắm...
"Người ta hy vọng cú hích... sẽ làm cho tổng cầu vốn yếu ở năm 2013, năm 2014 có thể được tăng thêm, làm cho tổng cầu mạnh thêm và hy vọng cái đó hỗ trợ cho tăng trưởng," ông nói.
Từ khó khăn kinh tế
Về vấn đề lạm phát và các chính sách điều tiết tài chính vĩ mô, chuyên gia chính sách công nói:
"Người ta vẫn nói lạm phát năm nay là thấp nhất trong vòng 10 năm, cái đó thực ra nói như vậy có tính chất tuyên truyền thôi..., về kích cầu cũng không lo lạm phát lắm, nhưng các chuyên gia vẫn nói là có những nguy cơ lạm phát, về tài chính cũng thế."
Về khả năng thực tế của nguồn thu cho ngân sách, ông Thọ cho rằng lĩnh vực này vẫn sẽ tiếp tục trải nghiệm những 'khó khăn', ông nói:
"Các doanh nghiệp nếu không phát triển lớn, không phát triển ổn định và tăng trưởng đều thì nguồn thu cũng sẽ còn khó khăn".
Hôm 01/1/2014, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã xuất hiện trên truyền thông với một thông điệp đầu năm mới với nhiều vấn đề được đặt ra về kinh tế, chính trị, xã hội.
Riêng về mặt kinh tế, bình luận về thông điệp này, bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban tư vấn của Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ Phan Văn Khải cho rằng thông điệp đã đưa ra một số vấn đề 'thẳng thắn'.
Bà nói: "Về doanh nghiệp nhà nước, Thủ tướng cũng đưa ra thông điệp rất thẳng thắn là chính phủ cũng phải tập trung vào việc làm sao kiểm soát được độc quyền, không để cho bất cứ doanh nghiệp độc quyền nào có thể làm khó cho nền kinh tế."
Theo bà Phạm Chi Lan, thông điệp cũng đưa ra một điểm mới liên quan tới điều chỉnh, sắp xếp lại khu vực nhà nước khi đã nêu rõ yêu cầu về cải cách doanh nghiệp nhà nước, trong đó công cụ đầu tiên được nêu ra là cổ phần hóa, và cũng nói rõ là cổ phần hóa kể cả các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.
Tới gỡ bỏ độc quyền
∇ Bấm vào để nghe bài tường thuật
|
"Tôi nghĩ thông điệp đó phần nào có thể giải thích và đỡ đi cái ấn tượng trong Hiến pháp mới đưa ra là kinh tế nhà nước là chủ đạo và có thể từ đấy bị diễn giải ra thành doanh nghiệp nhà nước là chủ đạo, rồi giữ lại cung cách như từ trước tới nay đối với doanh nghiệp nhà nước," bà Phạm Chi Lan nói.
Bình luận thêm về hướng điều chỉnh tái cấu trúc nền kinh tế trong năm mới và thông điệp của Thủ tướng Dũng, hôm thứ Năm từ Sài Gòn, tiến sỹ kinh tế Phạm Chí Dũng nêu quan điểm:
"Các tập đoàn kinh tế của nhả nước cũng đã đánh hơi thấy chủ trương giảm hoặc xóa độc quyền của chính phủ và do đó họ đã chuyển dần vốn sang các công ty con để cho an toàn hơn và bản thân họ cũng nắm cổ phần ở những công ty đó."
Theo ông Phạm Chí Dũng tới đây với việc Việt Nam có thể tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), thì xử lý vấn đề độc quyền từ năm 2014 sẽ là một động thái bắt buộc.
"Có thể xác định việc giảm độc quyền hoặc xóa độc quyền sẽ làm một trong những điều kiện tiên quyết để đất nước này có thể được coi là một nền kinh tế thị trường và hơn nữa là một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh," ông Dũng nói với BBC.
Và nhìn vào thực lực
|
Ông nói: "Hy vọng là những chính sách mà người ta làm, những chính sách lấy lại lòng tin và đẩy mạnh tái cơ cấu, khả năng hy vọng nền kinh tế dần dần ổn định và đi vào quỹ đạo hơn...
"Còn hy vọng có những đột biến thì không có, và người ta cũng thấy những chỉ tiêu chính về tăng trưởng, lạm phát và một số chỉ tiêu khác na ná năm 2013, nhưng về chất, có thể trong tái cấu trúc do nhiều sức ép nội tại và bên ngoài, buộc phải tái cấu trúc thì dần dần đi vào quỹ đạo hơn."
Riêng về hàm lượng công nghệ trong sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam trong năm vừa qua mà tổng giá trị bề ngoài được công bố là trên hai mươi tỷ USD, ông Thọ lưu ý:
"Xuất khẩu cũng không phải là thành tích nổi trội lắm bởi vì xuất khẩu thực ra người ta đã nghiên cứu hơn 20 tỷ đô-la xuất ấy chủ yếu là xuất hộ khối doanh nghiệp nước ngoài, cũng không phải là bức tranh sáng, mà trong đó đặc biệt là Samsung chiếm phần lớn, chiếm một tỷ trọng lớn trong xuất khẩu về điện thoại,
"Thế thì nhìn nền kinh tế thực của Việt Nam, hiện nay đang nổi lên một vấn đề là phải đánh giá nền kinh tế thực của Việt Nam, chứ không phải chỉ là qua các con số đó," nhà nghiên cứu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói.
Theo BBC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét