|
Phản đối việc bắt giữ
∇ Nghe tường trình
|
Vào lúc 5:30 chiều ngày 26 tháng 12, ông Nguyễn Bắc Truyển có cuộc nói chuyện với biên tập viên Gia Minh về công việc đó. Trước hết ông trình bày:
Nguyễn Bắc Truyển: Tôi ra Hà Nội lần này mục đích trọng tâm là vận động nhân quyền cho chị Bùi Hằng và hai trường hợp đang bị giam giữ tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
Sự việc, như các cơ quan truyền thông đưa tin, chị Bùi Hằng, cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và anh Nguyễn Văn Minh trên đường cùng với 18 người đến thăm gia đình bên vợ tôi thì bị lọt vào một ổ phục kích của công an huyện Lấp Vò. Hai mươi mốt người này bị chặn đường, bị đánh đập rất dã man và sau đó bị đưa về thẩm vấn tại công an huyện Lấp Vò 24 tiếng.
Hiện nay tình trạng sức khỏe của cô Bùi Thị Minh Hằng, cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh hết sức đáng quan ngại vì họ đã tuyệt thực 15 ngày rồi.
-Nguyễn Bắc Truyển
|
Các đại sứ quán rất quan tâm đến trường hợp này qua trình bày rất rõ của tôi. Họ nói sẽ có hành động ngay tức khắc để gửi Nhà nước Việt Nam.
Gia Minh: Ông đã gặp những đại sứ quán nào để trình bày trường hợp vừa nêu?
Nguyễn Bắc Truyển: Đầu tiên là đại sứ quán Úc. Trước khi tôi đến đại sứ quán Úc tôi đã bị tấn công, bị đánh đập ở trong xe taxi.
Ngày hôm sau, đại sứ Liên minh Châu Âu đã tổ chức cuộc họp, họ mời nhiều đại sứ trong đó có đại sứ Canada, đại sứ Na Uy, đại sứ Hà Lan, đại sứ Đức, đại sứ Hoa Kỳ cùng tới để nghe tôi trình bày về vấn đề của chị Bùi Thị Minh Hằng và họ đã quan tâm đến trường hợp chị Hằng và hứa sẽ có hành động ngay tức khắc.
|
Nguyễn Bắc Truyển: Ngoài ra tôi cũng có gửi báo cáo đến cho một số đại sứ không thể đến tham dự được.
Gia Minh: Ông bị hành hung trước khi đến gặp đại sứ quán Úc, nay ông vẫn còn ở Hà Nội thì ông có thấy an toàn khi ở xa như thế không?
Nguyễn Bắc Truyển: Tôi biết chuyến đi Hà Nội này tôi sẽ gặp rất nhiều khó khăn.Trước khi đi tôi đã dự đoán được tình hình; nhưng có hơi chủ quan khi tôi và vợ đi đến đại sứ quán Úc, chúng tôi đi một mình thành ra mức độ nguy hiểm bị tấn công gia tăng. Khi họ chớp được thời cơ, họ tấn công ngay. Nhưng ngày hôm qua đã có anh em ở Hà Nội hỗ trợ tôi, cùng đi tới Liên Minh Châu Âu thì mọi việc lại khác. Và chúng tôi đi rất an toàn trên một chiếc xe. Khi về, ông Philip là tham tán chính trị của Đại sứ quán Úc có hỏi về tình trạng an toàn thế nào. Tôi nói hiện đang có rất nhiều an ninh đang bao vây nơi chúng tôi có mặt. Ông ta cho một chiếc xe chở chúng tôi và cùng đi với chúng tôi.
Ủng hộ đấu tranh dân chủ
Gia Minh: Ông thấy sự hỗ trợ, ủng hộ của những người biết vấn đề của ông và những người đấu tranh khác ra sao tại Hà Nội?
Nguyễn Bắc Truyển: Mặc dù trong cuộc đấu tranh này mỗi người một vẻ, mỗi người có phương pháp đấu tranh của mình; thế nhưng mục đích cũng là đòi quyền con người, đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam. Do đó tôi thấy các anh chị em ở Hà Nội đa số ủng hộ chị Bùi Thị Minh Hằng và hai bạn trẻ đang bị bắt giam. Họ nói sẽ có những hành động để ủng hộ chị Bùi Thị Minh Hằng trong thời gian sắp tới. Hiện nay tại Hà Nội và ở những nước có đông đảo đồng bào của chúng ta ở đã có những vận động cho chị Hằng tại những nơi đó.
Mặc dù trong cuộc đấu tranh này mỗi người một vẻ, mỗi người có phương pháp đấu tranh của mình; thế nhưng mục đích cũng là đòi quyền con người, đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam.
-Nguyễn Bắc Truyển
|
Nguyễn Bắc Truyển: Người đấu tranh phải có bản lĩnh, phải kiên cường, phải chịu đựng. Tại vì chúng ta đấu tranh bất bạo động, không có gì ngoài Internet và truyền thông trên Internet. Do đó chúng ta phải kiên nhẫn và chấp nhận sự đàn áp; ngay cả sự bỏ tù cũng phải chấp nhận. Còn sự đối đầu với bạo lực thì chúng tôi không có khả năng đó. Chúng ta chỉ dùng tiếng nói của mình để đưa những vấn đề đang vi phạm nhân quyền tại Việt Nam ra cho thế giới biết. Từ đó thế giới sẽ biết cách nào để ủng hộ, vận động công cuộc đấu tranh này. Ngoài ra chúng ta cũng có 4 triệu đồng bào sống trên 100 quốc gia. Đây là lực lượng rất hùng hậu để áp lực kêu gọi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải tôn trọng những giá trị phổ quát của Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân quyền.
Còn về nhà cầm quyền, theo tôi nghĩ, sau phiên kiểm định UPR tại Geneve, họ tăng cường sự đàn áp và bắt đầu dùng những hình thức như côn đồ đánh đập những nhà đấu tranh, tôi thấy có gia tăng. Nay họ e ngại việc bắt bớ nhưng sẵn sàng dùng côn đồ, hoặc an ninh giả dạng côn đồ để tấn công những người đấu tranh. Đó là chuyện đang xảy ra và tôi thực sự quan ngại cho vấn đề này. Nhưng là một người đấu tranh, chúng tôi phải chấp nhận.
Gia Minh: Hẳn nhiên gần đây, ông có nghe thông tin có người đấu tranh vì bị áp bức quá mức đã lên tiếng ngưng các bài viết, ngưng các hoạt động đấu tranh từ trước đến nay. Ông nghĩ cũng có trường hợp bạo lực có thể trấn áp được đấu tranh ở trong nước không?
Nguyễn Bắc Truyển: Bạo lực có thể làm cho người ta ngã lòng, từ bỏ lý tưởng của mình; nhưng tôi nghĩ đó chỉ là số ít thôi. Bạo lực chỉ làm cho người ta thêm sắt đá thôi.
Gia Minh: Cám ơn ông.
Gia Minh,
biên tập viên RFA
========
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét