Báo Tuổi Trẻ đạo văn, ăn cắp tài sản trí tuệ của báo Thanh Niên, Tiền Phong, Cần Thơ và cả báo hải ngoại Người-Việt! - Tiến Bộ

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

Báo Tuổi Trẻ đạo văn, ăn cắp tài sản trí tuệ của báo Thanh Niên, Tiền Phong, Cần Thơ và cả báo hải ngoại Người-Việt!


Báo Tuổi Trẻ luôn là tờ báo đi “tiên phong” trong phong trào “bài trừ tệ nạn đạo văn” đang là vấn nạn của xã hội. Để bảo vệ “bản quyền” bài viết, ngay tại trang chủ của phiên bản online tờ báo này cũng đập vào mắt người đọc: “Báo Tuổi Trẻ giữ bản quyền nội dung trên website này; chỉ được phát hành lại nội dung thông tin này khi có sự đồng ý bằng văn bản của báo Tuổi Trẻ”. Nhưng thói đời là thế, thường thì kẻ to mồm nhất chính là kẻ đáng nghi nhất, nói nôm na là vừa ăn cắp vừa la làng đang xảy ra như “chuyện thường ngày” ở tòa soạn báo Tuổi Trẻ.

Dưới thời Tổng biên tập Phạm Đức Hải, những tưởng ở báo Tuổi Trẻ chỉ có mỗi vị Trưởng văn phòng Vũ Xuân Toàn đạo thơ, nhưng không, một bầy phóng viên đạo chích báo Tuổi Trẻ đang vô tư ăn cắp bài vở người khác như cơm bữa. Chỉ cần rà qua các bài viết, phóng sự trên báo Tuổi trẻ từ đầu năm 2014 đến nay, sơ sơ đã thấy ít nhất 4 vụ đạo văn trắng trợn mà bạn đọc dễ dàng kiểm chứng:

Hãy xem Báo Tuổi Trẻ “giật tít” : Nạn đạo văn: Sự xuống cấp của đạo đức trí thức

Vụ thứ nhất, chôm bài của báo Thanh Niên: Sáng ngày 10/1/2014, trên báo Thanh Niên điện tử có bài “Nên xem xét cho hai bị can tại ngoại chờ xét xử” của bạn đọc Nguyễn Đước (Q5, TP.HCM), tối hôm ấy, Thủy Cúc (biên tập viên báo Tuổi Trẻ online) phát hiện, ngay lập tức thực hiện nghiệp vụ “biên tập”, cắt xén một đoạn và đăng nguyên văn lên Tuổi trẻ online với tít “Nên cho hai bị can vụ "hôi bia" tại ngoại chờ xét xử”.

Vụ thứ hai, chôm bài của báo Tiền Phong: Ngày 14/2/2014, trên trang 10 của báo Tiền Phong có bài “Vì sao con tàu của “triệu trái tim” vẫn phải nằm bờ?” của tác giả Anh Thư. Ngày hôm sau, 15/2/2014, trên trang 4 của báo Tuổi Trẻ có bài “Mức đóng góp cao, tàu “tấm lưới nghĩa tình”… nằm bờ” với cùng hình ảnh minh họa, còn nội dung thì được “rút tỉa” từ bài gốc của báo Tiền Phong hôm trước, buồn cười là cũng ký tên Anh Thư, nhưng “Anh Thư” này là phóng viên Lê Anh Thư của báo Tuổi Trẻ chứ không phải của Tiền Phong!?!.

Vụ thứ ba, chôm bài của báo Cần Thơ: Tối ngày 25/2/2014, nhân lúc lướt nét, Lê Phương Nguyên (phóng viên báo Tuổi trẻ, văn phòng Cần Thơ) phát hiện bài “Mang rắn vào nhà nghỉ, bị cắn chết” của tác giả Kiều Chinh trên báo điện tử Cần Thơ Online, ngay lập tức vị phóng viên của báo Tuổi Trẻ đã “chôm về báo nhà” và giật tít “Mang rắn vào nhà nghỉ, bị rắn cắn chết”. Kết quả là sáng hôm sau cả 02 tờ báo giấy Tuổi Trẻ lẫn Cần Thơ đều có bài viết với nội dung giống hệt nhau nhưng lại ký tên 02 tác giả hoàn toàn khác nhau.

Nào đã hết, lợi dụng việc bạn đọc trong nước ít tiếp xúc với báo chí hải ngoại, đặc biệt là báo “phản động”, phóng viên báo Tuổi Trẻ còn “thuổng” cả bài của báo Người-Việt (có trụ sở ở California, Mỹ). Cụ thể là ngày 3/3/2014, báo Người Việt có bài “Bánh tét chân gà” của tác giả K'Sim, một tuần sau, trên trang 9 báo giấy Tuổi Trẻ số ra ngày 9/3/2014, phóng viên Hoàng Ninh, báo Tuổi Trẻ đã thêm chút hương vị, mắm muối và giật tít “Bánh tét nhân chân gà” và đường hoàng ký tên mình làm tác giả bài viết.

… nhiều tệ nạn đang xảy ra tại báo Tuổi trẻ, nhưng chưa hết, chuyện đạo văn, ăn cắp bài viết của chính BBT báo Tuổi trẻ mới là vấn nạn nhiều kỳ, ngoài việc tống tiền Doanh nghiệp, Chính trị gia,  thì báo Tuổi trẻ còn trắng trợn đạo văn, ăn cắp tài sản trí tuệ của báo “bạn”, tệ và nhục hơn nữa là ăn cắp tài sản trí tuệ của báo Người-Việt (hải ngoại), là cái tên mà nhiều người trong báo Tuổi trẻ lớn tiếng gọi là “phản động”

Có thể sau khi đọc bài viết này, ban biên tập báo Tuổi Trẻ sẽ nhanh chóng xóa dấu vết, phi tang trên phiên bản trực tuyến, nhưng vô ích, bài sau khi đăng trên báo Tuổi Trẻ đã nhanh chóng được các báo khác “ăn theo nói leo” đầy rẫy trên mạng, mà báo giấy còn sờ sờ ra đó, chối kiểu gì? Đề nghị các cơ quan báo chí của người Việt Nam trong nước và cả nước ngoài nhanh chóng rà soát, kiểm tra lại xem bao nhiêu tài sản trí tuệ của mình đã bị báo Tuổi Trẻ ăn cắp trắng trợn từ trước đến nay dưới thời Hải “nham”, Phong “lợn”?

Theo thông tin mới nhất, Phạm Đức Hải tiếp tục “trúng cử” chức danh Tổng biên tập của nhiệm kỳ mới sau chuyến bình bầu “sớm” với danh sách chỉ có 1 ứng viên duy nhất. Với hàng loạt các bê bối không thể chấp nhận từ nhiều năm qua, phải chăng đã đến lúc cần đóng cửa tờ báo Tuổi Trẻ, hoặc chí ít là thay đổi Tổng biên tập và cả dàn lãnh đạo tờ báo tai tiếng này? Để bảo vệ uy tín của nền báo chí cách mạng Việt Nam, nên chăng có quy định cấm các đồng chí Ủy viên BCT biến báo chí cách mạng Việt Nam làm công cụ chính trị phục vụ tham vọng quyền lực cá nhân?

Người Trong Cuộc
Theo nhungthangnhamhiem blog

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad