LTS: Chúng tôi nhận được bài viết sau đây qua email, nhưng do không có điều kiện kiểm chứng nên xin đăng lên đây và nhờ độc giả thẩm định giúp. Cho đến khi có những bằng chứng xác thực hơn, xin độc giả tham khảo bài viết với sự dè dặt cần thiết.
Thiết nghĩ, NẾU đây là sự thực, thì công luận cần phải cảm ơn ông Tăng Hữu Phong và cảm ơn báo Tuổi Trẻ vì đã làm đúng trách nhiệm của nhà báo, đó là đem thông tin trung thực tới độc giả, cho dù mục đích phía sau của ông là gì. Nhờ có ông công luận mới biết ngành công an, mà đại diện là tướng Phạm Quý Ngọ, bung bét như thế nào. Qua đây chúng ta cũng có thể hiểu tại sao các phiên tòa ở Việt Nam không được xét xử công khai, vì chính quyền này có quá nhiều điều muốn dấu diếm người dân. Và chúng ta cũng phải đặt câu hỏi về quyền tự do báo chí ở Việt Nam: Tại sao nhà báo lại bị kiểm điểm và khiển trách khi đưa tin đúng như nó xảy ra trong phiên tòa, không thêm, không bớt và không bình luận?
Dân Luận
Trưa ngày 7/1/2013, khi đang chuẩn bị giấy bút cho phiên xử buổi chiều vụ trọng án Dương Tự Trọng và các đồng phạm phạm tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài, cô phóng viên “Tâm Lụa” (tức Nguyễn Thị Lụa, Phóng viên Ban Chính trị Xã hội, Báo Tuổi Trẻ, còn một bút danh khác là “An Nhiên”) nhận được cuộc điện thoại chỉ đạo trực tiếp từ Tăng Hữu Phong (Phó Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, đặc trách Tuổi Trẻ Online): “Em kiểm tra lại máy quay, máy ghi âm, tập trung quay, ghi âm toàn bộ diễn biến phiên tòa chiều nay, xong gửi cho anh, nhớ gởi trực tiếp cho anh!”.
Các phóng viên tác nghiệp thông qua màn hình vô tuyến |
Không được ủng hộ việc đăng clip, Tăng Hữu Phong ngồi lặng lẽ, trầm ngâm với những toan tính thiệt hơn và không có ý kiến gì nữa. Cuộc họp kết thúc!
Tăng Hữu Phong, Phó Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, phụ trách Tuổi Trẻ Online |
Suy nghĩ kỹ, Phong nhấc máy bấm 0-9-0-3-5-0-0-7-2-9, dù đêm đã về khuya nhưng vẫn còn nghe giọng ấm áp của ông anh đồng hương xứ Quảng. Sau khi tỉ tê, than vãn, kể tội “hèn nhót” của đám đồng sự, ông anh đáp ngay: “Mi cứ đeng đi, răng phải sợ chúng nớ, còn tau ở ni, kỳ tới bọn tê về hết, tau sẽ kéo mi ra TW!”, Phong mừng như mở cờ trong bụng, nhưng vẫn tính toán để chu toàn mọi lẽ.
Đúng 9 giờ sáng ngày 8/1/2013, Tăng Hữu Phong đã chỉ đạo trực tiếp thư ký tòa soạn trực hôm ấy là Trương Bảo Châu đăng đoạn clip dài 25 phút lên TTO và cả phiên bản mobile. Phong còn tỏ ra láu cá khi chỉ cho đăng mỗi clip mà không “bóc băng”, thậm chí còn “dẫn nguồn” từ “Truyền hình Tuổi trẻ” và giật lại tít của bài cũ (cũng là ghi âm lời khai nhưng chỉ dài hơn 1 phút). Dù chị Châu có thoáng nghi ngờ, đề xuất gửi qua ban “Tỉnh táo viên” để thẩm định nhưng Phong gạt phắt, bảo “Em cứ đăng đi, anh xem kỹ rồi, không vấn đề gì!”. Đêm qua Phong biết trước nếu đăng sẽ bị “thổi còi” và đã tính toán: Nếu vin vào “sai sót kỹ thuật” không được thì mọi tội lỗi sẽ đổ lên đầu Đức Hải.
Clip được Tăng Hữu Phong chỉ đạo đăng lên TTO vào đúng 9 giờ sáng ngày 8/1/2013 |
Chuyện gì đến sẽ phải đến, Đức Hải với tư cách Tổng Biên tập lại thêm một lần nữa tim đập chân run, mồ hôi nhễ nhại nhận đòn từ Ban Tuyên giáo TW. Ngay 9 giờ tối hôm ấy, bài đăng đã bị âm thầm gỡ xuống và Tăng Hữu Phong nhận án kỷ luật “khiển trách và rút kinh nghiệm nghiêm túc” của tòa soạn. Tuy thế, nhưng Phong chẳng buồn, chiến thuật “lùi một bước, tiến ba bước” mới chỉ bắt đầu, quan trọng nhất là “mục đích” của ông anh đã đạt được, thế là tương lai đầy sáng lạn của Phong đã được đảm bảo.
Đêm ấy Phong ngủ rất ngon…
Người Trong Cuộc
Theo Dân Luận
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét