|
∇ Nghe tường trình
|
Ngày 18 tháng 3 năm 2014 Tòa án huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang mở ra để xét xử ông Thào Quán Mua một người H’Mông với tội danh vi phạm điều 258 Bộ luật hình sự đã phải đình lại với lý do thẩm phán đau bụng bất ngờ. Tuy nhiên người ta nghi ngờ rằng tòa phải hoãn vì có tới gần 1.000 người H’Mông từ các tỉnh Cao Bằng, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Bắc Cạn kéo về tranh đấu cho ông Thào Quán Mua vì ông không có tội như chính quyền cáo buộc.
Luật sư Trần Thu Nam cho biết cáo trạng của nhà nước nhắm tới ông Thào Quán Mua như sau:
-Theo cáo trạng thì người ta nói ông có nhiều hành vi liên quan đến vấn đề tập trung nhiều người xây dựng nhà tang lễ mà người dân tộc người ta gọi là nhà bé hoặc là nhà đòn dùng để chứa đồ tang lễ. Nhà nước nói rằng ông ấy theo cái tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình và khi bà con theo tổ chức bất hợp pháp này thi không nhận sự hỗ trợ của nhà nước, hay đi khiếu kiện đông người. Không nhận lúa giống, không nhận học phí không cho con em đến trường. Không đi bầu cử cho nên việc làm của ông ấy người ta cho là xâm phạm lợi ích của nhà nước nên bị khởi tố.
Cuộc sống đạm bạc và luôn luôn thiếu thốn của họ khiến niềm tin vào thượng đế tăng hơn các cộng đồng tương đối no đủ khác. Có lẽ đó là lý do khi một tôn giáo nào có sức thuyết phục thì sẽ tập hợp được họ vượt qua mọi sợ hãi để theo đuổi niềm tin của mình
|
Là một tộc người được xem là thiểu số nhưng người H’Mông xuất hiện rải rác trên hầu hết các quốc gia vùng Đông Nam Á kéo dài từ Trung Quốc sang Lào, Việt Nam, Miến Điện và Thái Lan. Người H’Mông từ nhiều chục năm qua đã bị lịch sử đưa đẩy như một tộc người có khá nhiều cuộc di cư không những vì kinh tế mà còn vì lý do chính trị.
Người H’Mông ở Lào và cuộc di cư nổi tiếng dưới sự lãnh đạo của Vàng Pao đã hình thành một mô típ tranh đấu cho những cộng đồng người H’Mông tại các quốc gia khác, đặc biệt trong lĩnh vực tự do tín ngưỡng.
|
Đừng dồn người H’Mông vào chân tường
Người H’Mông rất coi trọng việc tang ma và cho rằng lo tang ma cho người chết sẽ có ảnh hưởng tới những người đang sống. Họ quan niệm rằng không lo tang ma chu đáo sẽ làm cho con cháu lâm vào cảnh khó khăn, thiên tai và mùa màng thất bát. Từ quan niệm đó hủ tục để người chết 7 ngày trong nhà trước khi chôn đã đeo chặt cộng đồng H’Mông trong cả trăm năm.
Khi chúng tôi nói bỏ ma thì công an và chính quyền luôn luôn cả ngày đêm trực suốt bắt bớ tìm mọi thủ đoạn áp bức tất cả bà con và gọi tất cả mọi người thẩm vấn từ đầu năm 1989 hồi tháng 8 đến bây giờ. Nhưng họ vẫn không có cải thiện cho bà con và cho tôi một tí nào
Ông Dương Văn Mình
|
Ông Dương Văn Mình là người thuyết phục đồng bào H’Mông thay đổi hủ tục này từ hàng chục năm trước đây. Chủ trương thay đổi cách giỗ ma thiếu vệ sinh và tốn kém của người H’Mông đã làm chính quyền lo ngại. Tuy sự lo ngại ấy thiếu căn cứ nhưng như một quán tính, chính quyền đã đàn áp thô bạo những người theo ông Mình như theo một lãnh tụ có sức thu hút quần chúng.
Ông Dương Văn Mình cho biết mục đích của ông trong việc vận đồng bào H’Mông bỏ hủ tục để người chết trong nhà mà ông gọi là bỏ ma:
- Khi chúng tôi nói bỏ ma thì công an và chính quyền luôn luôn cả ngày đêm trực suốt bắt bớ tìm mọi thủ đoạn áp bức tất cả bà con và gọi tất cả mọi người thẩm vấn từ đầu năm 1989 hồi tháng 8 đến bây giờ. Nhưng họ vẫn không có cải thiện cho bà con và cho tôi một tí nào, bây giờ tôi mang bệnh tật khó khăn lắm. Nhưng người an ninh và chính quyền chỉ là cá nhân thôi, nó không phải là tất cả chính quyền Việt Nam và an ninh Việt Nam. Chỉ có chính quyền an ninh ở Tuyên Quang làm quá khó khăn cho bà con. Tất cả các tỉnh khác nó cũng đi ngăn chặn, vu khống và bịa đặt mọi thứ cho bà con cũng không sống nổi.
Bên cạnh niềm tin tôn giáo, động cơ thúc đẩy sự can đảm ấy chính là những bất công mà đồng bào H’Mông phải đối diện hàng ngày. Không có căn nhà đúng nghĩa để bảo vệ, không có công việc vững vàng để gìn giữ và thậm chí không có mái trường đàng hoàng cho con cái theo học đã khiến người H’Mông không còn gì để mất.
|
-Theo bản thân tôi thì họ khẳng định rằng phong tục đổi mới của họ là hoàn toàn đúng đắn với đường lối chính sách của đảng và lối sống văn hóa văn minh hơn. Họ không muốn trở lại phong tục, tập tục lạc hậu như ngày xưa là phải treo xác chết 7 ngày 7 đêm rồi mới mang đi chôn. Tập tục mới thì chỉ để lại 24 tiếng rồi mang đi chôn nó sẽ giảm chi phí và tốn kém. Đồng bào họ xuống đường đòi tư do cho những người bị bắt và đòi nhân quyền tự do cho tín ngưỡng tôn giáo của họ.
Cảnh tượng chính quyền phá nhà mồ của người H’Mông tại Cao Bằng xuất hiện trên YouTube đã khiến quốc tế bừng tỉnh về hai mặt: sự đàn áp mạnh tay của chính quyền và lòng can đảm mạnh mẽ của những người bị đàn áp.
Những con người tưởng chừng yếu đuối ấy đã đứng im không chạy trốn khi lực lượng an ninh dân phòng tấn công. Họ như những cây rừng nghiêng ngã nhưng không quỵ ngã trước cường quyền. Những chiếc khăn tang họ mang nói lên được tính chất đấu tranh của những con người yếu đuối.
Bên cạnh niềm tin tôn giáo, động cơ thúc đẩy sự can đảm ấy chính là những bất công mà đồng bào H’Mông phải đối diện hàng ngày. Không có căn nhà đúng nghĩa để bảo vệ, không có công việc vững vàng để gìn giữ và thậm chí không có mái trường đàng hoàng cho con cái theo học đã khiến người H’Mông không còn gì để mất.
Tự do duy nhất của họ đang có là muốn sống khốn khổ cách nào cũng được. Khi phát hiện thứ tự do nghèo hèn và lạc hậu mà nhà nước đồng tình cũng là lúc sức bật trong con người của họ bừng tỉnh. Phải chăng đây là động lực khiến hàng ngàn người H’Mông không sợ lao tù hay khủng bố đàn áp?
Mặc Lâm,
biên tập viên RFA, Bangkok
Theo RFA
========
Nghe bài này
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét