Philippines, Việt Nam bác bỏ lời cảnh báo liên minh quân sự của Tập Cận Bình - Tiến Bộ

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

Philippines, Việt Nam bác bỏ lời cảnh báo liên minh quân sự của Tập Cận Bình



Việt Nam và Philippines đang ngày càng trở nên thân hơn trước các hành động khiêu khích ngang ngược của Bắc Kinh ở Biển Đông.

“Tăng cường liên minh quân sự nhắm vào một nước thứ ba không có lợi cho việc duy trì an ninh chung trong khu vực”, Tập Cận Bình phát biểu tại hội nghị CICA ở Thượng Hải nhằm ngăn chặn sự mở rộng liên minh quân sự của các nước trong khu vực giữa lúc tranh chấp Biển Đông đang ngày càng trở nên căng thẳng. Nhưng Việt Nam và Philippines đã không đá động đến lời của ông Tập. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố tại Manila hôm thứ Tư vừa qua rằng cả hai phía Việt Nam và Philippines “sẽ phản đối hành vi vi phạm của Trung Quốc”. Cả hai nước nhắm đến mục đích tăng cường quan hệ ngoại giao và quốc phòng nhằm đối trọng lại với Trung Quốc ở khu vực Biển Đông.


Đến thời điểm này, các nỗ lực ngoại giao hầu như đã thất bại và Trung Quốc tiếp tục bóp nghẹt tiếng nói của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nên cả Việt Nam và Philippines không còn nhiều lựa chọn trong việc hạn chế mộng bành trướng của Trung Quốc. Tuy nhiên, việc Trung Quốc liên tục gây hấn với các nước láng giềng trong khu vực và tuyên bố vô tận vùng lãnh thổ ở Biển Đông thì đây có thể là một cách mới để chống lại Trung Quốc.

Ông Tập có thể đã sử dụng diễn đàn CICA để đáp lại các vụ đụng độ bạo lực ở Việt Nam trong tuần qua (vốn gây ra bởi việc Trung Quốc đặt giàn khoan trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam), dẫn đến gần 3.000 công dân Trung Quốc phải di cư ra khỏi nước này. Tuy nhiên, Việt Nam và Philippines vẫn không bất động bởi những lời kết án và các mối đe dọa của Bắc Kinh và đang ngày càng trở nên thân thiết hơn trước các hành động khiêu khích của Bắc Kinh.




Carl Thayer, giáo sư tại Học viện Quốc phòng Úc, nói với Reuters rằng quan hệ đối tác chiến lược này là hoàn toàn mới: “Việc Việt Nam tham gia với một đồng minh của Hoa Kỳ trước đây chưa từng xảy ra và việc này rõ ràng được quốc tế ủng hộ”.

Điều này cho thấy sự kỳ lạ trong mối tình bạn mang tính ngoại giao chống lại một kẻ thù chung thực sự xưa nay rất hiếm, nhưng thẳng thắn mà nói thì Trung Quốc đã không để cho các nước này nhiều lựa chọn khác. Như Tạp chí Diplomat chỉ ra ngày hôm qua rằng Việt Nam và Philippines không thể tìm sự giúp đỡ trực tiếp từ các nước ASEAN vì một số các quốc gia này không có vấn đề bức xúc về lãnh thổ với Trung Quốc. Nhưng mặc dù các quốc gia có tranh chấp với Trung Quốc bị Bắc Kinh nhiều lần bắt nạt ở các hội nghị ASEAN cũng như CICA nhưng họ vẫn làm cho Bắc Kinh phải đau đầu.

Cho đến nay mặc dù Việt Nam và Philippines là hai nước lên tiếng nhiều nhất liên quan đến tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông nhưng đây không phải là hai nước duy nhất mong muốn có thêm sự bảo về cả quân sự lẫn ngoại giao.

Tổng thống Philippines Benigno Aquino nói rằng: “Tôi tin rằng nếu tiếp tục hợp tác với Việt Nam cũng như các nước khác trong khối ASEAN liên quan đến an ninh quốc phòng thì việc này sẽ tiếp tục góp phần thúc đẩy sự ổn định trong khu vực. Tôi không nói quá lời rằng tôi mong muốn tăng cường hợp tác giữa các cơ quan quốc phòng giữa các nước”.

Tuy nhiên, Trung Quốc bác bỏ quan điểm này. Bắc Kinh cho rằng sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia Đông Nam Á nhằm đối phó lại các yêu sách của Trung Quốc chỉ làm hại cho an ninh khu vực.

Về mặt ngoại giao, Trung Quốc không hề ngần ngại lên án, miễn nhiệm và khiển trách tất cả các nước ở Đông Nam Á nhưng những thành tích trong khối ASEAN không phải là lựa chọn duy nhất đối với nhiều quốc gia này giữa lúc họ thấy khó chịu bởi các hành động gây hấn của Trung Quốc. Về mặt dư luận, nếu xem xét trường hợp Trung Quốc chỉ có các công cụ ngoại giao gồm cái búa và nút bịt lỗ tai, thì các bên tranh chấp vẫn có thể có nhiều lý lẽ đối với chủ quyền ở khu vực này.

Hiện nay, tất cả các bên vẫn tiếp tục các cuộc đàn phám ôn hòa và không có lý do gì việc này sẽ thay đổi nhưng căng thẳng cũng có thể bùng phát bất cứ lúc nào và đặt biệt sẽ ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế. Ông Dũng phát biểu hôm thứ Năm rằng, “Nguy cơ xung đột sẽ phá vỡ các dòng chảy hàng hoá và sẽ tác động không lường đến các nền kinh tế khu vực cũng như thế giới. Thậm chí, nó còn có thể đảo ngược lại xu hướng phục hồi kinh tế toàn cầu”.

Mặc dù ông Tập lên tiếng cảnh báo tại CICA – vốn bao gồm một số nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tham gia hội nghị ở Thượng Hải trong đó có cả Phó Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Thị Doan và các đại diện đến từ Philippines và Nhật Bản – Philippines và Việt Nam vẫn tiếp tục để lời của ông Tập ở ngoài tai và thắt chặt quan hệ nhằm kêu gọi Trung Quốc rút ra khỏi Biển Đông. Nếu nước cờ của Philippines và Việt Nam mang lại các tác động tích cực thì các nước khác trong khu vực có thể sẽ nối bước.
Vietnam and the Philippines are growing closer together over Beijing’s claims and provocations.

“To beef up military alliances targeted at a third party is not conducive to maintaining common security in the region,” Xi Jingping said at Shanghai’s CICA, a veiled reference to military alliances forming to stop China’s expansion in the South China Sea. But Vietnam and the Philippines were not listening; Vietnam’s Prime Minister Nguyen Tan Dung stated in Manila on Wednesday that both his country and the Philippines “are determined to oppose China’s violations,” with a view to strengthening diplomatic and defense ties to keep China at bay.

With other diplomatic endeavors falling flat and China’s seemingly perpetual stranglehold over the Association of South East Asian Nations (ASEAN), Vietnam and the Philippines have few options left in curbing China’s expansion. However, considering China’s constant spats with many of its neighbors and endless claims to territory, this could be a novel way to combat China’s expansion.

Xi may have been riding a wave of resentment from the violent clashes in Vietnam last week (sparked by China drilling in contested waters) that led to the exodus of 3,000 Chinese nationals. But Vietnam and the Philippines appear unmoved by Beijing’s condemnations and threats and are growing closer over Beijing’s claims and provocations. Carl Thayer, from the Australian Defense Force Academy, told Reuters that this strategic partnership is altogether new: “It’s unprecedented for Vietnam to join a U.S. ally and appeal directly for international support.”

This strange show of diplomatic camaraderie against a common adversary is indeed rare, but, frankly, China has left them little choice. As The Diplomat pointed out yesterday, Vietnam and the Philippines can not look for help directly from the ASEAN, as some of the nations involved do not have pressing territorial problems with China, and the Middle Kingdom’s righteous indignation is a force to be feared indeed. But, despite claimant nations being shouted down at the ASEAN and passed over at CICA, they can still give Beijing headaches by working together.

Though Vietnam and the Philippines have been, by far, the most vocal concerning China’s claims in the South China Sea, it is not unlikely to expect a few other nations may want additional protection — both militarily and diplomatically — from China. President Benigno Aquino said, “I believe that continued cooperation with Vietnam as well as other members of ASEAN in defense and security will only contribute to promoting regional stability. It is not an overstatement when I say that I look forward to increased collaboration between our respective defense agencies.”

China, however, rejects this view, claiming that further cooperation between Southeast Asian nations to counter China’s claims would be harmful to regional security.

Diplomatically, China has no trouble condemning, dismissing, and lambasting criticism on all sides by every nation in Southeast Asia, but accomplishments within the ASEAN sphere are not the only option for the many nations annoyed by China’s increased aggression. In the realm of public opinion — considering the only items China has in its diplomatic tool kit are a hammer and ear plugs — claimants can make ground and lose little by banding together on these disputes.

Currently, all parties are talking peace, and there’s no reason to think that should change, but there are knock-on effects to ratcheting up tensions, not the least of which is the economy. Dung said on Thursday, “The risk of conflict will disrupt these huge flows of goods, and have unforeseeable impact on regional and world economies. It may even reverse the trend of global economic recovery.”
Amid Xi’s warning at CICA — which was made in front of a number of claimant nations, including Vietnamese Vice President Nguyen Thi Doan and representatives from the Philippines and Japan — the Philippines and Vietnam have managed to become odd bedfellows in the diplomatic mêlée to keep China out of the South China Sea. If their gambit has a positive effect, others may want to follow suit.

Tyler Roney
Bảo Anh chuyển ngữ
Theo CTV Phía Trước

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad