Khuynh hướng bành trướng bá quyền của Trung Quốc ngày càng rõ - Tiến Bộ

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Khuynh hướng bành trướng bá quyền của Trung Quốc ngày càng rõ



"...Mặc dù luôn chỉ trích các nước khác nhưng bản thân Trung Quốc cũng đang ngày càng tỏ rõ tham vọng bá quyền qua các hành động của mình..."

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ chẳng là gì nếu không nhất quán về quan điểm bành trướng của mình. Từ thời Mao Trạch Đông cho đến nay, các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn liên tục và nhất quán trong việc lên án chủ nghĩa bành trướng dưới mọi hình thức. Nhưng thực tế thì từ “bành trướng” không chỉ là một từ đồng nghĩa để chỉ những quốc gia hay hành động mà Bắc Kinh không ưa.

Mặc dù Trung Quốc vẫn tiếp tục những lời hùng biện lên án chủ nghĩa bành trướng nhưng hành động của họ thì ngày càng thể hiện điều ngược lại, trong hàng loạt các vấn đề khác nhau. Tiêu biểu nhất có lẽ là Khái niệm mới về An ninh của Bắc Kinh do Tập Cận Bình công bố tháng trước tại Thượng Hải, trong Hội nghị thượng đỉnh về Phối hợp hành động và Các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á (Conference on Interaction and Confidence Building Measures in Asia - CICA). David Cohen nhắc chúng ta rằng Khái niệm mới về An ninh có nhiều mặt chứ không chỉ đơn giản như cái nhìn ban đầu.

Tuy nhiên, nội dung chủ chốt trong Khái niệm mới về An ninh là “an ninh ở châu Á phải do người châu Á duy trì”. Như tờ Thời báo Toàn cầu (Global Times) bình luận về bài phát biểu của Tập Cận Bình, nó “nhấn mạnh vai trò của các nước châu Á trong việc xây dựng nền an ninh của mình, được nhìn nhận như một sự khước từ can thiệp của bên ngoài vào khu vực”. Trong bài phát biểu của mình, Tập Cận Bình cũng phản đối các liên minh trong khu vực.

Điều đó cho thấy Trung Quốc muốn một châu Á – Thái Bình Dương không có Mỹ – với sự trỗi dậy của Trung Quốc thì Mỹ đã trở thành đối trọng đáng kể duy nhất trong khu vực đối với Bắc Kinh. Do vậy, ảnh hưởng của Trung Quốc sẽ được tăng cường một cách mạnh mẽ nếu người Mỹ rút khỏi khu vực này. Và cũng tương tự như vậy đối với các liên minh trong khu vực – không chỉ là do Trung Quốc hiện chẳng có đồng minh chính thức nào mà còn ở việc tầm vóc của nước này khiến họ chắc chắn sẽ chi phối bất kỳ mối quan hệ song phương nào với các quốc gia châu Á khác.

Đồng thời, Khái niệm mới về An ninh cũng rõ ràng là rất bành trướng. Khởi đầu, để hiện thực hóa các mục tiêu căn bản của Khái niệm mới về An ninh — tức là Mỹ rút khỏi châu Á và chấm dứt các liên minh — thì sự bành trướng của Trung Quốc trong khu vực sẽ được bảo đảm.

Quan trọng không kém là các mục tiêu này rất phi lý với tuyệt đại đa số các nước châu Á. Chỉ một mình Trung Quốc muốn Mỹ chấm dứt vai trò chiến lược ở châu Á. Mọi quốc gia châu Á – Thái Bình Dương khác, ngoại trừ Bắc Triều Tiên, đều muốn Mỹ duy trì một sự hiện diện mạnh mẽ trong kiến trúc an ninh khu vực. Thực tế thì phần lớn các quốc gia muốn Mỹ đừng lẩn tránh nữa mà phải đóng một vai trò lớn hơn trong các vấn đề an ninh ở châu Á. Tương tự như vậy, các nước châu Á khác cũng ủng hộ mạnh mẽ việc liên minh trong khu vực, bằng chứng là trong thực tế họ đều đang củng cố mối quan hệ với nhau và với Mỹ.

Một biểu hiện có liên quan khác về tham vọng bá quyền của Trung Quốc là Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (Asian Infrastructure Investment Bank - AIIB), một tổ chức “đa phương” do Trung Quốc đề xuất như một thể chế tương tự Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Nhìn qua thì AIIB có vẻ đỡ thâm hiểm hơn cái Khái niệm mới về An ninh và về mặt nào đó cũng có tí sự thực.
Tuy nhiên, khi xem xét kỹ hơn ta sẽ thấy AIIB, theo nhiều cách, cũng vẫn là một Khái niệm mới về An ninh trong lĩnh vực kinh tế.

Đầu tiên, Trung Quốc muốn thành lập AIIB làm đối trọng với ảnh hưởng Ngân hàng thế giới và ADB, những thể chế mà Bắc Kinh cho là bị Mỹ và Nhật Bản chi phối quá nhiều. Với thái độ không khoan nhượng của Quốc hội Mỹ đối với việc cải tổ IMF thì mong muốn lách qua Ngân hàng Thế giới có thể hiểu được. Nhưng Trung Quốc rõ ràng là muốn hất ADB ra chứ không chỉ đơn giản là tìm kiếm một vị trí lớn hơn trong tổ chức này thông qua phần đóng góp lớn hơn của mình. Và điều này thì thật khó biện hộ. Thực chất thì một cam kế lớn hơn với ADB sẽ là dấu hiệu quan trọng cho thấy Trung Quốc muốn tìm kiếm một vị lớn hơn trong thể chế hiện tại chứ không phải là muốn lật nhào nó.

Tuy nhiên, Trung Quốc lại đang làm cái việc thứ hai với đề xuất về AIIB. Giống hệt như Khái niệm mới về An ninh, chủ đề này được đưa ra vì Bắc Kinh đang đẽo gọt nó để đảm bảo sự chi phối hoàn toàn của họ với định chế này. Ví dụ như, tất cả các báo cáo đều cho thấy Trung Quốc đang cố loại Nhật Bản, Ấn Độ, và Mỹ ra khỏi AIIB. Điều đó có nghĩa là định chế này – trông thì có vẻ “đa phương” – nhưng sẽ gần như do Trung Quốc cấp vốn toàn bộ.

Oliver Rui, giáo sư tài chính kế toán tại Trường Kinh doanh Quốc tế châu Âu – Trung Quốc (China Europe International Business School) ở Thượng Hải, nhận xét “Trung Quốc muốn đóng một vai trò chủ chốt hơn trong các tổ chức kiểu này – và cách tốt nhất là tự mình tạo ra một tổ chức như thế… Đây là một cách nghĩ khác từ quan điểm tìm đối trọng với Mỹ và Nhật Bản”

Các tham vọng bành trướng của Trung Quốc cũng rất rõ rệt trong cách mà nước này thúc đẩy ý tưởng về AIIB. Tờ Thời báo Tài chính (Financial Times) trích lời một bên tham gia thảo luận về AIIB (không trích quốc tịch) rằng “Các nước châu Á rất quan tâm nhưng Trung Quốc cũng sẽ vẫn tiếp tục cho dù chả có nước nào tham gia.”

Cần phải nhấn mạnh rằng, mặc dù không thể bỏ qua các lợi ích chung của những dự án và AIIB sẽ tài trợ nhưng mục tiêu tối thượng của AIIB, về bản chất, là bành trướng chủ quyền. Về danh nghĩa, Trung Quốc sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng trong toàn vùng châu Á mở rộng để gắn kết sinh kế kinh tế của các nước láng giềng nhỏ bé chặt chẽ hơn với giao thương với Trung Quốc. Và trong các tranh chấp lãnh thổ của họ với các nước như Nhật Bản và Philippines, Trung Quốc cũng đã thể hiện rõ là họ sẵn sàng khai thác sự phục thuộc kinh tế của các nước khác để buộc họ phải nhượng bộ trong các chủ đề chính trị.

Có lẽ biểu hiện lớn nhất của các tham vọng bành trướng Trung Hoa là việc họ buộc các nước khác và các doanh nghiệp nước ngoài phải phục vụ lợi ích của Trung Quốc nói chung và của Đảng Cộng sản nói riêng. Đồng thời, nước này cũng can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác. Chẳng hạn như, Trung Quốc vẫn luôn ép các nước Nam và Đông Nam Á phải buộc người Uyghur hồi hương về Trung Quốc. Trong những năm gần đây, Bắc Kinh ngày càng leo thang về vấn đề này. Rõ rệt nhất là Trung Quốc dù tỏ ra thế này thế kia nhưng thực chất là đã chấp bút soạn thảo Luật về Tây tạng của Nepal.

Phổ biến hơn là các nỗ lực của Trung Quốc buộc các công cy nước ngoài phục vụ mục đích của Trung Quốc và Đảng cộng sản Trung Hoa. Điều này thường được thực hiện qua việc đe dọa từ chối cho các công ty này thâm nhập vào thị trường tiêu dùng đang lớn mạnh của Trung Quốc. Kết quả là loại áp lực này trong mấy năm trở lại đây đã tỏ ra ngày càng hiệu quả, có thể thấy các đầu mối truyền thông quốc tế và của Hollywood (lấy tạm hai ví dụ này) ngày càng khúm núm trước Bắc Kinh. Và khi thị trường nội địa của Trung Quốc phát triển, thì loại áp lực này càng được áp dụng nhiều hơn và càng thành công hơn.

Chẳng việc nào trên đây biến Trung Quốc thành quỷ sứ cả. Lịch sử đã cho thấy là các cường quốc mới nổi khi càng lớn mạnh thì càng bành trướng. Trong thực tế, Mỹ đã từng đi đầu phản đối sự can thiệp của của châu Âu vào các nước ngoài phương Tây. Tuy nhiên, trong thời kỳ chiến tranh lạnh, nước Mỹ lại tham gia nhiều vào chính sự của các nước vẫn được gọi là thế giới thứ ba hơn bất kỳ một cường quốc thuộc địa nào trước đây như Pháp hay Anh.

Chỉ kẻ khờ (hoặc một lũ khờ) mới hy vọng là một Trung Quốc đang trỗi dậy lại tránh xa chủ nghĩa bành trướng và tham gia vào trật tự thế giới hiện có. Những chỉ trích khá nhất quán của Trung Quốc đối với các xu hướng bành trướng của các nước khác – thật mỉa mai lại đặc biệt nổi bật trong đề xuất CICA của Tập Cận Bình và các bài phát biểu trong Đối thoại Thượng Hải của Vương Quán Trung – càng ngày càng lộ rõ tính đạo đức giả.
"..More and more, China is engaging in the same kind of hegemonic actions it has always denounced in others...."

The People’s Republic of China has been nothing if not consistent about its views on hegemony. From the time of Mao Zedong to present time, Chinese leaders have repeatedly and consistently denounced hegemony in all its forms. Indeed, the word “hegemony” is little more than a synonym for countries or actions that Beijing dislikes.

But even as China continues to denounce hegemony rhetorically, it increasingly embraces it in action. This is true across a whole host of issues.

None more so than Beijing’s New Security Concept, which President Xi Jinping announced last month at the Conference on Interaction and Confidence Building Measures in Asia (CICA) summit in Shanghai. David Cohen reminds us that the New Security Concept is likely more multi-faceted than it may appear at first glance.

Nonetheless, at its core, the New Security Concept is that “security in Asia should be maintained by Asians themselves.” As the Global Times reported about Xi’s speech, it “stressed the role played by Asians themselves in building security, viewed as a rejection of interference from outside the region.”  During the speech, Xi also denounced alliances in the region.

It makes good sense that China would want a U.S.-free Asia-Pacific — as China’s rise has proceeded, the U.S. has increasingly become the only viable counterbalance to Beijing in the region. China’s relative influence would therefore be greatly enhanced by America’s exit from the region. The same goes for an end to alliances to the region — not only does China lack any formal allies, but its size ensures it will dominate any bilateral interactions with Asian nations.

At the same time, the New Security Concept is transparently hegemonic. To begin with, the realization of the primary goals of the New Security Concept — namely, the exit of the U.S. from Asia and the end of alliances — would ensure China’s hegemony over the region.

Equally important, these goals are at odds with the views of the overwhelming majority of Asian nations. Specifically, China is alone in wanting the U.S. out of the strategic order in Asia. Every other Asia-Pacific nation — with the exception of North Korea — wants the U.S. to maintain a strong presence in the regional security architecture. In fact, most states want the U.S. to get its head out of the sand and play a bigger role in Asian security. Similarly, other Asian nations are strongly in favor of alliances in the region as evidenced by the fact that they are strengthening their ties to the U.S. and with each other.

A related but different manifestation of China’s growing hegemonic ambitions is the Asian Infrastructure Investment Bank (AIIB), a “multilateral” development body that China is proposing as an alternative to the World Bank and Asian Development Bank (ADB). On the surface, the AIIB is even less malign than the New Security Concept and in some ways this is true.

However, a closer examination reveals that the AIIB is in many ways just the economic equivalent of the New Security Concept. To begin with, China wants to establish the AIIB to counterbalance the influence of the World Bank and ADB, which Beijing views as too dominated by the U.S. and Japan respectively. Given the U.S. Congress’s intransigence on IMF reforms, the desire to work around the World Bank can be justified. But China’s apparent need to spurn the ADB instead of simply seeking a greater role in it by raising its contributions is less defensible. Indeed, a stronger commitment to the ADB would be an important indication of China’s interest in seeking a larger role in the existing order rather than trying to upend it.

Instead, China is taking the later course with the AIIB. Much like the New Security Concept, it is doing so because Beijing is crafting the institution to ensure it dominates it completely. For example, all reports suggest that China is trying to exclude Japan, India and the United States from the AIIB. This means that the institution — while ostensibly “multilateral” — will be funded almost entirely by China.

As Oliver Rui, a professor of finance and accounting at the China Europe International Business School in Shanghai, puts it: “China wants to play a more pivotal role in these kinds of organizations — so the best way is to establish an organization by itself…. This is another way to think from a broad perspective in order to counterbalance Japan and the U.S.”

China’s hegemonic ambitions are also apparent from the way Beijing intends to push the AIIB. As the Financial Times quotes a participant in the AIIB discussions (whose nationality is not given) as saying: “There is a lot of interest from across Asia but China is going to go ahead with this even if nobody else joins it.”

It should also be noted that, although the mutual benefits of the projects it will fund cannot be ignored, the ultimate objective of the AIIB is hegemonic in nature. Namely, China is seeking to build up infrastructure throughout the greater Asian region to more tightly tie its smaller neighbors’ economic livelihoods to trade with China. And as China has already made clear in its territorial disputes with countries like Japan and the Philippines, Beijing is quite willing to exploit other nations’ economic dependencies on it to force them to comply with its political mandates.

Perhaps the greatest expression of China’s new hegemonic ambitions is to force foreign nations and businesses to serve the interests of China as a nation or the narrow goals of the Communist Party. At times, this includes interfering in the domestic affairs of other states. For example, China has a long history of pressuring Southeast and South Asian nations to forcibly repatriate Uyghurs back to China. In recent years, Beijing has stepped up the pressure on these kinds of issues. Most notably, China appears to be all but actually drafting Nepal’s laws for Tibetans itself.

More widespread are China’s efforts to force foreign companies to serve the ends of China and the CCP. This usually done by threatening to deny these companies access to China’s growing consumer markets. As a result, this kind of pressure has become more effective in recent years, as seen by Hollywood and international media outlets (to name just two examples) becoming increasingly subservient to Beijing. As China’s domestic market grows, so too will the frequency and success of this kind of pressure.

None of this is to demonize China. As history has shown, rising powers seem to reflexively grow more hegemonic the stronger they become. Indeed, the U.S. once led the world in denouncing European intervention in the non-Western world. During the Cold War, however, it became more involved in the affairs of the so-called third world than any of the major former colonial powers like France and Britain.

Only a fool (or town of them) would therefore expect a rising China to shy away from hegemony and instead join the existing international order. Still, China’s near constant denouncements of the supposed hegemonic tendencies of others — which, ironically, were especially prevalent in Xi’s CICA and General Wang’s Shangri-La Dialogue speeches — are becoming increasingly hypocritical.

Zachary Keck
HC dịch theo The Diplomat
Theo FB Tin Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad