|
Sử dụng vũ lực?
Kính Hòa: Nếu các bạn đặt các bạn ở vị trí chính phủ Việt Nam, vị trí của Bộ quốc phòng thì các bạn sẽ làm gì? Các bạn có làm như chính phủ hiện nay đang làm là đưa tàu ra vờn qua vờn lại, hay thậm chí có người còn nói rằng chính phủ đã sử dụng ngư dân để làm cái lá chắn trong chuyện này?
Tuấn Đỗ: Bộ quốc phòng là một cơ quan của sức mạnh, cho nên phản ứng của nó chỉ là… bắn thôi. Nếu như em ở vị trí bộ quốc phòng thì em cũng chỉ có bắn thôi. Nhưng mà nếu như mình không có được một lựa chọn giải pháp vũ lực để tạo ra sự ủng hộ của quốc tế. Thì khi đó anh phải đưa lực lượng bán quân sự, lực lượng kiểm ngư ra để mà bảo vệ ngư dân. Thì lúc đấy cái biện pháp của mình phải là đấu vòi rồng ra chứ không phải chỉ vác cái loa ra. Thật ra thì đấu là thua, kể cả khi dùng lực lượng vũ trang cũng thua, nhưng mà khi mà chủ quyền bị xâm phạm thì nó phải có cái giới hạn. Khi mà cái giới hạn đó bị xâm phạm thì anh phải nổ súng, kể cả thua cũng phải nổ súng. Bởi vì đó là chủ quyền quốc gia, kể cả khi mình yếu mình xác định đánh là thua thì mình cũng phải đánh, vì điều đó không thể nhân nhượng được. Mà lịch sử cũng chứng minh rằng Việt Nam lúc nào cũng yếu hơn Trung Quốc, không lúc nào mạnh hơn họ cả. Nhưng mà khi dân tộc Việt Nam quyết tâm chiến đấu thì mình sẽ chiến thắng. Chuyện đó là hết sức bình thường.
Khi mà cái giới hạn đó bị xâm phạm thì anh phải nổ súng, kể cả thua cũng phải nổ súng. Bởi vì đó là chủ quyền quốc gia.
-Bạn Tuấn Đỗ
-Bạn Tuấn Đỗ
Còn ngư dân thì theo em thì phải để ngư dân ra bám biển, bởi vì khi mình đã xác nhận chủ quyền của mình thì anh phải khai thác. Mấy năm trước Trung Quốc hay bắt ngư dân của mình ở Hoàng Sa. Thế nhưng mà ngư dân của mình vẫn cương quyết bám biển. Bây giờ ngay xung đột như thế này thì mình cũng phải bám biển. Nhưng chính quyền hay bộ đội cũng nên hỗ trợ ngư dân.
Kính Hòa: Nhân đây cũng báo cho các bạn biết là trong phân tích mới nhất của hãng tin AFP họ có nói rằng xung đột có thể dẫn đến chiến tranh, nhưng con đường hàng hải đi qua biển Đông quá là quan trọng, nhất là đối với Trung Quốc, cho nên các bên sẽ không để xảy ra chiến tranh. Hai bạn nhận thấy phân tích này của hãng AFP như thế nào?
Tuấn Đỗ: Trung Quốc chỉ có con đường biển Đông để nhập nguyên liệu và giao thương hàng hóa. Em thấy nếu mà nói rằng lấy lý do giao thương hàng hóa để không xảy ra chiến tranh thì chỉ là cái cớ thôi. Chứ còn Việt Nam và Trung Quốc hiện có quan hệ khá là mật thiết, em nghĩ chiến tranh không xảy ra.
|
Tuấn: Theo em thì khả năng chiến tranh là thấp chứ không phải là cao, và theo chỗ em biết thì sắp tới Trung Quốc sẽ rút giàn khoan đi. Thế nhưng việc kéo cái giàn khoan vào đây có nhiều mục đích, và một trong những mục đích đó là như bạn Tuấn Đỗ đã nói. Tuy nhiên có làm sân bay ở Garma đi nữa thì cũng không ảnh hưởng gì lắm đến Việt Nam. Các lực lượng bảo vệ bờ biển của mình, tên lửa ở Đà Nẵng vẫn có thể đủ sức bắn ra đấy.
Liên minh quân sự?
Kính Hòa: Xin đặt cho hai bạn câu hỏi cuối là từ khi cuộc khủng hoảng giàn khoan này xảy ra thì có nhiều ý kiến, nhất là từ giới bất đồng chính kiến, rằng Việt Nam phải làm một liên minh quân sự với các quốc gia hùng mạnh hơn, các quốc gia phương Tây, cụ thể là Hoa Kỳ để chống lại Trung Quốc. Các bạn thấy ý kiến này như thế nào?
Tuấn Đỗ: Cái chính sách quân sự của Việt Nam từ trước đến nay là làm bạn với tất cả các nước, không liên minh với nước này để chống nước khác. Theo em thì đó chỉ là một cách nói thôi, còn chính quyền của Việt Nam là một chính quyền độc tài, chính vì như thế nên trên trường quốc tế nó có ít sự ủng hộ. Và để đi đến 1 liên minh quân sự với Hoa Kỳ hay một nước khác bất kỳ thì đó là một điều khó khăn. Vô cùng khó khăn, ngay cả chuyện bán vũ khí sát thương cho mình thì Châu Âu lẫn Hoa Kỳ vẫn không bán cho mình vì họ vẫn đang có cái sự trừng phạt về quân sự đối với Việt Nam. Liên minh Châu Âu cũng không bán cho Việt Nam thuốc độc dành cho tử tù vì Việt Nam vi phạm nhân quyền.
Em nghĩ hợp tác quân sự là cần thiết nhưng cái nội lực của mình mới là quan trọng nhất.
-Bạn Tuấn
-Bạn Tuấn
Tuấn: Em thì có ý kiến hơi khác. Chuyện này cũng có nhiều người nói rồi, tức là phải có một liên minh Việt Nam, Philippines, Nhật bản và Mỹ, và hình như cả Indonesia nữa thì phải, để tự bảo vệ và chống lại Trung Quốc bành trướng. Thế nhưng em có ý khác.
Trước năm 1990, Việt Nam và Liên Xô có ký thỏa thuận bảo vệ nhau nếu bị nước khác tấn công. Trước năm 90 ấy Liên Xô có căn cứ quân sự tại Cam Ranh. Thế nhưng năm 88 khi Trung Quốc đánh Garma của mình thì Liên xô không có đưa tàu ra trợ giúp cho Việt Nam. Năm ngoái khi Trung Quốc cưỡng chiếm bãi cạn Scarborough của Phi trong khi Mỹ có liên minh với Phi nhưng cuối cùng Trung Quốc vẫn chiếm được. Do vậy em nghĩ hợp tác quân sự là cần thiết nhưng cái nội lực của mình mới là quan trọng nhất.
Tuấn Đỗ: Thực ra như bạn Tuấn nghĩ rằng khi có liên minh quân sự thì người ta sẽ đem súng đạn đến đánh thay mình, đem lính đến chết thay cho mình, thì như vậy là không đúng.
Cái điều trong một liên minh quân sự thì mình được cái gì, có thể là mình được hỗ trợ, được huấn luyện, được đào tạo, mua vũ khí của nhau. Hoặc là mình được huấn luyện những kỹ năng mềm như quản lý trong quân đội chẳng hạn.
Tuấn: Cái đó thì mình nghĩ là muốn mua vũ khí thì kinh tế của mình phải rất là mạnh. Kinh tế phải mạnh, tất cả các thứ phải mạnh thì mình mới có tiền đầu tư vào quốc phòng được. Mà để kinh tế mạnh thì lại là một vấn đề khác nữa.
Kính Hòa: Các bạn có ý gì nữa về vấn đề chúng ta đang thảo luận không?
Tuấn Đỗ: Em thấy vấn đề kinh tế thì tương đối xa và rộng. Riêng chuyện mình mua vũ khí của Nga, thì khi Việt Nam của Nga sáu cái, thì Trung Quốc đã mua đến 20 cái, và Nga cũng bán luôn cái công nghệ sản xuất loại tàu ngầm này cho Trung Quốc.
Còn chiến tranh thì em nghĩ là hai bên chính quyền đều kiểm soát được sự gia tăng xung đột, có thể để che đi chuyện khác.
Tuấn: Trung Quốc có cả tàu ngầm hạt nhân chứ không chỉ có loại diesel như mình.
Kính Hòa: Xin cám ơn hai bạn Tuấn và Tuấn Đỗ tham gia diễn đàn hôm nay. Nhân tiện cũng xin báo là diễn đàn bạn trẻ với Kính Hòa hôm nay là buổi cuối, kể từ kỳ sau sẽ do anh Chân Như phụ trách. Xin cám ơn và hy vọng các bạn tiếp tục theo dõi và tham gia diễn đàn.
Diễn đàn bạn trẻ rất vui mừng đón nhận mọi bạn trẻ Việt Nam từ khắp năm châu tham gia Diễn đàn bạn trẻ. Các bạn có thể gửi yêu cầu tham gia Diễn đàn cùng với địa chỉ email, số điện thoại liên lạc đến vietweb@rfa.org hay có thể gọi vào hộp thư thoại tại số: 202-530-7775, hoặc liên lạc đến https://www.facebook.com/RFAVietnam chúng tôi sẽ liên lạc ngay với các bạn. Xin cám ơn.
Kính Hòa,
phóng viên RFA
Theo RFA
========
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét