“…Cho dù bây giờ không có một kênh đối thoại nào, để bắt buộc nhà cầm quyền phải trả lời các chất vấn của người dân. Cho dù việc đưa những kẻ sát nhân ra chịu tội trước pháp luật không chỉ trong ngày một ngày hai. Nhưng tội ác thì trước sau cũng sẽ bị trừng phạt. Các vị có tin không?...”
đường người đó sống như thế nào. Có cái chết khiến người đời thương cảm, hay tiếc thương. Nhưng cũng có cái chết thiên hạ lại vui mừng, như thể đã trút được tai ương cho nhân gian…
Cuộc sống quý giá vì cái gì? Có lẽ vì nó gian khó mới có được, nên thành ra quý giá?
Không chỉ là công cha sinh mẹ dưỡng, mà bản thân mỗi con người từ lúc cất tiếng khóc chào đời, đến lúc trưởng thành, rồi trở về với cát bụi là cả một chặng đường gian khó. Từ những kẻ sướng từ trong nhung lụa, đến những kẻ vật lộn để tồn tại ai ai cũng đều có đủ các cung bậc VUI! BUỒN! SƯỚNG! KHỔ! Ngay đến người điên cũng chẳng tự tìm đến cái chết bao giờ.
Vì cuộc sống là quý giá, nên ngay cả những người vốn bất cần, nhưng theo bản năng khi đứng trước cái chết, người ta vẫn thường nỗ lực một cách vô thức để níu kéo lấy sự sống. huống hồ đi tước đoạt mạng sống của người khác, thì đó là tội giết người – pháp luật nước nào cũng thế cả.
Trong một xã hội mà có người từng thốt lên là “Hỗn loạn về vật chất, và hoang vu về tinh thần”, một kẻ ngu dốt cũng có thể tự cho mình quyền tước đi mạng sống của người khác một cách rất dễ dàng, mà ko bị pháp luật trừng phạt. Ngay ở giữa thủ đô, một trung tá cảnh sát giao thông (mới học hết 10/10 – theo hồ sơ đọc tại tòa), cũng có thể ra tay đánh người gãy cổ chỉ vì cãi cự xung quanh chuyện không đội mũ bảo hiểm, từ chối cho họ đi cấp cứu sau đó dẫn đến cái chết của nạn nhân.
Ở thủ đô còn vậy, nói gì đến các địa phương khác. Tin tức về người có nghi vấn bị bắt lên đồn công an, sau đó té ngã mà chết hoặc thắt cổ tự tử trong đồn không còn hiếm trên mặt báo mạng. Dù nhà cầm quyền có bao biện thế nào, thì người ta cũng có thể hình dung, không ít kẻ ngu dốt trong bộ máy này luôn tự cho mình quyền sinh quyền sát trong tay. Họ rất thích thể hiện quyền lực đó với kẻ bất hạnh nào rơi vào tay họ. Thân thể những nạn nhân tử vong trong đồn công an thường bầm dập nghiêm trọng. Kể cả tự tử thì cũng hiếm có ai tự hành xác mình đến mức kinh khủng như vậy. Thế nên chẳng mấy ai tin điều công an nói, rằng nạn nhân vì lo sợ hay hối hận mà tự tử, chứ họ chả làm gì cả.
Ngoài đời đã hỗn loạn đến như vậy, trong chốn lao tù kín cổng cao tường, công an còn tự tung tự tác đến đâu? Tôi cứ nghĩ, người ta sống sót qua những cuộc chiến tranh đã là một sự kỳ diệu. Nhưng bây giờ tôi nghĩ, cơ hội sống sót và khỏe mạnh sau khi bị cầm tù trong chế độ xã hội chủ nghĩa, cũng rất mong manh.
Cách đây hơn 3 tháng, thày giáo Đinh Đăng Định đã chết sau khi được thả tự do vài tháng. Cái chết của ông dấy lên nhiều nghi vấn ông bị đầu độc khi còn bị giam giữ.
Dưới sức ép bền bỉ của nhiều tổ chức quốc tế, Đỗ Thị Minh Hạnh cũng vừa được trả tự do trước thời hạn (nhưng không hề tuyên bố lý do). Tuy nhiên, người ta phát hiện cô gái tăng cân một cách bất thường (1 tháng tăng 7 kg trong điều kiện bị giam giữ). Cho đến nay vẫn chưa có một cuộc kiểm tra y tế đáng tin cậy nào, để kết luận về tình trạng sức khỏe của Hạnh.
Nhưng đến cái chết mới đây nhất (ngày 5/7/2014) của anh Huỳnh Anh Trí, vừa được trả tự do không lâu sau 14 năm giam cầm, vì phát hiện mắc bệnh HIV trong khi bị giam giữ, thì tôi nghĩ dư luận bắt đầu lo lắng cho số phận của những tù chính trị, còn đang bị giam giữ trong tù. Dư luận có quyền nghĩ, nhà cầm quyền để mặc cho tù chính trị bị giết dần giết mòn, trong điều kiện giam giữ tệ hại về cả vật chất lẫn tinh thần.
Cho dù bây giờ không có một kênh đối thoại nào, để bắt buộc nhà cầm quyền phải trả lời các chất vấn của người dân. Cho dù việc đưa những kẻ sát nhân ra chịu tội trước pháp luật không chỉ trong ngày một ngày hai. Nhưng tội ác thì trước sau cũng sẽ bị trừng phạt. Các vị có tin không?
Xin tham khảo thêm tại link dưới đây: Trại giam giết tù nhân bằng HIV?
Phương Bích
Theo chimkiwi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét