The New York Times: NT Kerry Thúc ép TQ tuân thủ luật hàng hải để làm dịu các căng thẳng - Tiến Bộ

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Sáu, 11 tháng 7, 2014

The New York Times: NT Kerry Thúc ép TQ tuân thủ luật hàng hải để làm dịu các căng thẳng


Hôm thứ tư, Ngoại trưởng John Kerry nói chuyện với Dương Khiết Trì, một ủy viên hội đồng quốc gia phụ trách chính sách đối ngoại, tại Bắc Kinh. Ảnh của Jim Bourg

BẮC KINH -- Trong một phiên họp kín của các giới chức cao cấp Trung Quốc và Mỹ hôm thứ Tư, Ngoại trưởng John Kerry thúc giục Trung Quốc nên tuân theo luật hàng hải trong vùng biển gần đó để giảm bớt căng thẳng khu vực, một viên chức cao cấp Mỹ cho biết.

Ông Kerry kêu gọi Trung Quốc hỗ trợ việc thành hình quy tắc ứng xử có tính ràng buộc pháp lý mà các quốc gia châu Á khác đang xem xét để thực thi các quy tắc hàng hải và ngăn chặn các hành động đơn phương tại Biển Hoa Nam (Biển Đông) và Biển Hoa Đông, một viên chức đã thông báo cho các phóng viên với điều kiện giấu tên.

Ngoại trưởng (John Kery) đã gặp Dương Khiết Trì, một ủy viên hội đồng quốc gia phụ trách chính sách đối ngoại, vào ngày đầu tiên của cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế, một cuộc họp hàng năm các giới chức cao cấp của hai quốc gia, nơi mà những khác biệt về các vấn đề bao gồm an ninh quốc gia, kinh tế, biến đổi khí hậu và nhân quyền được nêu lên.

"Ngoại trưởng nhấn mạnh rằng đây không phải là tình huống mà các nước nên làm hoặc được phép hành động đơn phương để tiến hành các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ hoặc lợi ích riêng của mình", viên chức này cho biết, ám chỉ đến việc Trung Quốc đưa giàn khoan dầu khổng lồ đến vùng biển đang tranh chấp ngoài khơi bờ biển Việt Nam vào tháng Năm và hầu như chiếm cứ một rạn san hô, tức bãi cạn Scarborough, được Philippines tuyên bố chủ quyền, vào năm 2012.

Trung Quốc gần đây đã gia tăng theo đuổi các tuyên bố chủ quyền của mình trong những vùng biển gần đó, dẫn đến những đổi đầu căng thẳng với các nước láng giềng. Bản đồ về một số tranh chấp đáng chú ý.

Ông Kerry cho biết những nỗ lực nhằm tạo ra một "hiện trạng đã rồi" tạo bất lợi cho sự hài hòa khu vực là "không thể chấp nhận,", viên chức này cho biết.

Những hành động của Trung Quốc nhằm khẳng định chủ quyền đối với các đảo và vùng biển ở Biển Đông, và làm chậm trễ nỗ lực của một nhóm các nước khu vực, Hiệp hội các Quốc Gia Đông Nam Á, để hoàn thành một quy tắc ứng xử chi phối những quy tắc hàng hải đã trở thành điểm va chạm giữa Washington và Bắc Kinh. Biển Đông là một trong những tuyến đường thương mại nhộn nhịp nhất trên thế giới.

Chủ tịch Tập Cận Bình đã khai mạc cuộc họp kéo dài hai ngày, tuyên bố rằng sự quan hệ vững chắc giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ là tối quan trọng cho mọi người. "Hợp tác giữa Trung Quốc và HK sẽ có lợi cho thế giới, trong khi điều ngược lại sẽ đưa đến tai họa".

Ông cũng nhấn mạnh về sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc. "Thái Bình Dương rộng lớn có đủ không gian rộng rãi cho hai quốc gia vĩ đại," ông nói, lời tuyên bố nhằm cho thấy sự thống trị của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong 60 năm qua sẽ không còn kéo dài.

Tại cuộc họp với ông Dương, một nhà ngoại giao nổi tiếng về thái độ thẳng thắn, ông Kerry đưa ra những sự phản đối của Washington đối với các chính sách của Trung Quốc trên nhiều mặt trận và bảo vệ các liên minh của Mỹ ở châu Á, những thỏa thuận mà Bắc Kinh chỉ trích gay gắt, viên chức này nói.

Ngoại trưởng đã thảo luận hồ sơ nhân quyền càng lúc càng xấu đi của Trung Quốc, liệt kê các trường hợp cụ thể về những người bị giam giữ trong nhiều năm qua, cũng như những người mới bị giam giữ vài tháng qua trong cuộc đàn áp các luật sư và nhà báo, viên chức này nói. "Đặc biệt, ông NT mô tả nhận định của chúng ta về xu hướng gia tăng các vụ bắt giữ và sách nhiễu những cá nhân bày tỏ quan điểm chính trị", viên chức này cho biết.

Việc Trung Quốc từ chối cuộc đối thoại nhân quyền với Hoa Kỳ trong năm nay, rõ ràng để trả đũa về cuộc họp của Tổng thống Obama trong tháng Hai với Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần Tây Tạng lưu vong chù trương quyền tự chủ đối với Trung Quốc.

Việc đình chỉ các cuộc thảo luận nhân quyền đã xảy ra mặc dù các cuộc họp trong những năm gần đây giữa các giới chức Trung - Mỹ được hướng dẫn bởi phụ tá bộ trưởng ngoại giao về nhân quyền để thảo luận nhân quyền và các cuộc đàn áp tôn giáo ở Trung Quốc.

Viên chức cho biết: Ông Kerry kêu gọi tiếp tục các cuộc thương thuyết về nhân quyền, Tương tự, ông (NT Mỹ) đã yêu cầu Trung Quốc đồng ý tiếp tục các cuộc thương thuyết chính thức về an ninh mạng mà Trung Quốc đã đình chỉ vào tháng Năm sau bản cáo trạng của đại bồi thẩm đoàn Hoa Kỳ về năm thành viên của Quân đội Nhân Dân Giải Phóng về tội gián điệp mạng.

Đặc phái viên Mỹ về biến đổi khí hậu, Ông Todd Stern, đã gặp người đồng nhiệm Trung Quốc, Xie Zhenhua, phó chủ tịch Phát Triển Quốc Gia và Ủy Ban Cải Cách, là một nhân vật quyền lực trong bộ máy hành chính của Trung Quốc. "Chúng tôi đang hết sức cố gắng để thuyết phục nội bộ chúng tôi để chúng tôi có thể đóng góp cho việc biến đổi khí hậu", ông Xie cho biết.

Trong khi không có thỏa thuận mang tính đột phá trong việc giảm khí thải hiệu ứng nhà kính, các giới chức Mỹ cho biết họ thấy hiện Trung Quốc đã có quyết tâm hơn trong sự hạn chế ô nhiễm, một vấn đề đã trở nên xấu đến nỗi một số nhà lãnh đạo Trung Quốc xem nó như là một nguyên nhân của những bất ổn chính trị.
Kerry Presses China to Abide by Maritime Laws to Ease Tensions

BEIJING — In a closed-door session at a high-level gathering of Chinese and American officials here on Wednesday, Secretary of State John Kerry urged China to follow maritime law in nearby seas to reduce regional tensions, a senior American official said.

Mr. Kerry called on China to support the creation of a legally binding code of conduct that other Asian nations are considering to enforce rules of navigation and inhibit unilateral actions in the South China and East China Seas, said the official, who briefed reporters on the condition of anonymity under standard protocol.

The secretary met with Yang Jiechi, a state councilor who deals with foreign policy, on the first day of the Strategic and Economic Dialogue, an annual gathering of senior officials from both countries where differences on issues including national security, the economy, climate change and human rights are aired.

“The secretary emphasized this is not a situation in which countries should or can be permitted simply to act unilaterally to advance their territorial claims or interests,” said the official, alluding to China’s dispatch of a huge oil rig to disputed waters off the coast of Vietnam in May and the virtual takeover in 2012 of a reef, the Scarborough Shoal, that is claimed by the Philippines.

Territorial Disputes in the Waters Near China - China has recently increased its pursuit of territorial claims in nearby seas, leading to tense exchanges with neighboring countries. A map of some of the most notable disputes.

Mr. Kerry also said efforts to create a “new status quo” at the expense of regional harmony were “unacceptable,” the official said.

Maneuvers by China to assert claims over islands and waters in the South China Sea, and to slow the efforts of a regional group, the Association of Southeast Asian Nations, to complete a code of conduct that would govern maritime rules have become a major point of friction between Washington and Beijing. The South China Sea is one of the world’s busiest trading routes.

President Xi Jinping opened the two-day event, saying a solid relationship between China and the United States was vital for everyone. “Cooperation between China and the U.S. will benefit the world, while the opposite will bring disaster,” Mr. Xi said.

He also stressed China’s economic and military strength. “The vast Pacific Ocean has ample space to accommodate two great nations,” he said, a comment suggesting that America’s domination of the Asia-Pacific region over the last 60 years will not last.

At his meeting with Mr. Yang, a diplomat known for his frank demeanor, Mr. Kerry set out Washington’s objections to China’s policies on several fronts and defended America’s alliances in Asia, arrangements that have come under stiff criticism from Beijing, the official said.

The secretary discussed China’s deteriorating human rights record, citing specific cases of people imprisoned for many years, as well as those jailed in the last few months during a crackdown on lawyers and journalists, the official said. “In particular, he described our perception of the trend of an increase in arrests and harassment of individuals expressing political views,” the official said.

China declined to hold a human rights dialogue with the United States this year, apparently in retribution for President Obama’s meeting in February with the Dalai Lama, the exiled Tibetan spiritual leader who promotes autonomy from China.

The suspension of the human rights discussion came despite meetings in recent years between Chinese and American officials led by the assistant secretary of state for human rights to discuss human rights and religious persecution in China.

Mr. Kerry called for the human rights talks to resume, the official said. Similarly, he asked that China agree to continue formal talks on cybersecurity that China suspended in May after the indictment of five members of the People’s Liberation Army by a United States grand jury on charges of cyberespionage.

The American special envoy on climate change, Todd Stern, met with his Chinese counterpart, Xie Zhenhua, vice chairman of the National Development and Reform Commission and a powerful figure in the Chinese bureaucracy. “We are making a great effort on our internal reasoning so we can make due contributions to climate change,” Mr. Xie said.

While there was no breakthrough agreement on reducing greenhouse gas emissions, American officials said they detected more determination by the Chinese to curb pollution, which has become so bad that some Chinese leaders see it as a possible cause of political instability.

Jane Perlez
The New York Times
Hoàng Nguyễn chuyển ngữ


Tác giả gửi trực tiếp đến VANGANH.INFO

Nguồn: Kerry Presses China to Abide by Maritime Laws to Ease Tensions - Jane Perlez, The New York Times

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad