|
Dự án phi thực tế?
Theo thông tin Sở GD-ĐT TP.HCM đưa ra ngày 18-8, sẽ trang bị trên 337.500 máy tính bảng cho giáo viên và học sinh lớp 1, 2, 3 tại 451 trường tiểu học, tất cả các máy tính bảng cá nhân sẽ đựợc tích hợp sẵn chương trình sách giáo khoa, các lớp học được trang bị máy chiếu, wifi, và mỗi học sinh sở hữu riêng 1 máy tính bảng. Ông Lê Khánh, chuyên gia tâm lý lâm sàng trẻ em đang công tác tại Sài Gòn và Vũng Tàu cho biết cái lợi trước mắt là có thể kích thích trẻ em học, nhưng về lâu dài thì sẽ gây tác hại cho các cháu như là về mắt, tâm lý, rối loạn ngôn ngữ…
“Việc cho trẻ sáu, bảy tuổi mà tiếp xúc với các thiết bị điện tử này lợi thì ít hại thì nhiều. Cái lợi cháu có được phản xạ tốt, nó thích thú vì ánh sáng, màu sắc âm thanh này kia… tạo sự chú ý cho cháu và có thể tiếp thu bài tốt hơn. Nhưng về lâu về dài trước nhất là sức khỏe đó là mắt, hiện nay thị lực yếu của trẻ em tại Việt Nam đáng báo động, trong mỗi lớp có ít nhất bảy, tám em mang mắt kiếng rồi, trước đây thì chơi iPad ít giờ, còn cấm còn la, còn bây giờ là bắt buộc sử dụng iPad rồi, thời gian sẽ tăng lên và gây ảnh hưởng đến thị lực. Thị lực chưa quan trọng bằng cái yếu tố về mặt tâm lý.”
Mỗi đứa bé một cái iPad đi ra ngoài đường lớ ngớ bố mẹ chưa kịp đến đón, mấy kẻ xấu đến giựt cho một phát, vừa mất tiền vừa xảy ra tai nạn nữa.
-Lê Khanh
“Từ lớp một đến lớp ba sao học được iPad. iPad đem vào trường ở Việt Nam cháu chỉ chơi không à, chứ làm sao học được, tôi nghĩ chắc chưa kịp cuối năm là các cháu nó bể hư hết rồi, bên Việt Nam đâu giống bên Mỹ đâu, cướp giựt đủ thứ hết, với tôi thì không nên rồi đó, tại tụi cháu đâu đủ nhận thức bảo quản cái máy đó.”
Chuyên gia tâm lý Lê Khánh, tiếp lời:
“Các cháu chơi giỡn với nhau, quăng, ném, làm rớt. Chưa kể chuyện mỗi đứa bé một cái iPad đi ra ngoài đường lớ ngớ bố mẹ chưa kịp đến đón, mấy kẻ xấu đến giựt cho một phát, vừa mất tiền vừa xảy ra tai nạn nữa. Các cháu bị nhẹ thì trầy xước, nặng thì chấn thương sọ não, rất là nguy hiểm chuyện đó. Phần thì nhà trường họ yêu cầu bố mẹ không cho con mang vật quý đi bên mình, không cho mang đồng hồ, dây chuyền sợ cướp bóc.”
|
“Vừa rồi, Sở giáo dục đã làm ra các trò rất là kỳ cục, chương trình tiếng Anh này kia, rồi sách giáo khoa độc quyền đủ thứ rồi, mà bây giờ làm thêm cái này nữa. Lấy lý do là học sinh nước ngoài họ làm như vậy rồi học sinh Việt Nam theo, nhưng mà đằng này là bắt mua cái hàng của Trung Quốc – Đài Loan, mà cái hàng này cái giá vốn chỉ có 900 trăm ngàn thôi mà bán ba triệu thì đó là thấy cái lời cắt cổ. Nhưng chuyện cắt cổ không nguy hiểm bằng đây là hàng 900 ngàn đương nhiên chất năng nó kém, màng hình nó không sáng, cảm ứng nó không nhạy, khả năng hư rất là cao, mà các loại iPad, máy tính bảng loại rẻ tiền đó chỉ hư là vứt đi chứ không có sửa.”
Động cơ kiếm lợi?
Anh Huy - kỹ sư máy tính - chuyên phân phối bán lẻ các dòng sản phẩm iPad, máy tính bảng tại Tp.HCM cho biết, mấy ngày nay Anh rất quan tâm vấn đề máy tính bảng cho trẻ em đi học. Anh chia sẻ, các bậc phụ huynh nên xem kỹ máy tính bảng cẩn thận trước khi mua cho con mình sử dụng, vì hàng máy tính bảng của Trung Quốc, Đài Loan tràn ngập thị trường Việt Nam với giá rẻ hơn các hàng chính hãng rất nhiều, và đi kèm theo thì chất lượng kém mau hư và chi phí thay đổi, hay sửa chữa cho các dòng máy này thì lại mắc:
Đây có thể nói là sự tính toán của người lớn mang lợi nhuận, chứ không phải nhắm vào là phát triển tài năng cho trẻ.
-Lê Khanh
Chị Hương nói rằng, từ trước đến giờ ở trường, thầy cô giáo kêu mua gì, hay kêu phụ huynh làm gì thì chỉ biết làm theo, nếu lần này bắt buộc mua máy tính bảng thì phải mua thôi:
“Tụi tôi không biết chuyện thật hư ra sao? Thí nghiệm toàn ở Sài Gòn, quận I đâm ra nhà trường bắt sao thì phụ huynh tụi tôi làm vậy, đâu nói được gì nữa.”
Chuyên gia tâm lý Lê Khanh cũng đồng tình với dư luận hiện nay về việc phản đối không nên đưa máy tính bảng vào trường học cho các em học sinh lớp 1, 2, 3:
“Quan hệ xã hội giữa người với người rất là quan trọng, đứa trẻ phải chơi với bạn giao tiếp với người lớn, phải bắt chước hành vi tốt của người lớn, bắt chước ngôn ngữ đàng hoàng tử tế để nó sử dụng trong vấn đề phát triển ngôn ngữ của nó. Bây giờ nó mà cấm đầu vào cái máy nữa thì giao tiếp ngôn ngữ nó không có, thì tụi nó dùng là ngôn ngữ trong máy. Vì hiện nay, trẻ rối loạn về ngôn ngữ, trẻ khó khăn về giao tiếp rất là nhiều. Rồi thêm cái chứng hiếu động các tập trung, cho nên mình vô tình đổ thêm dầu vào lửa. Thành thử ra rất là hại cho các em. Đây có thể nói là sự tính toán của người lớn mang lợi nhuận, chứ không phải nhắm vào là phát triển tài năng cho trẻ.”
Nhiều dự án của ngành giáo dục được đưa ra lâu nay bị dư luận cho là phản giáo dục. Như trong dự án máy tính bảng sách giáo khoa mà Sở giáo dục thành phố Hồ Chí Minh vừa đưa ra kiến dư luận dậy sóng là vì động cơ kiếm lợi của những viên chức quản lý giáo dục hơn là vì mục tiêu giảng dạy hiệu quả cho học sinh.
An Nhiên,
thông tín viên RFA
Theo RFA
========
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét