Chưa dừng ở đó, HCTB còn đăng cái ảnh giễu một anh nông dân đội nón cầm ô, chân đi dép thái, mặc áo nâu sồng gì đó, mồ hôi túa ra và đang…leo dây. Trông na ná ông khách vừa ở Trung Nam Hải. Nhìn mà tức điên: roll:
Xem bài này thấy cái tone của Ngoại giao thuyền thúng: razz:
Dịch lược như sau – by Cua Times
Tranh châm biếm của Hoàn Cầu Thời báo. |
Vào giữa tháng 8, tướng Mỹ Martin Dempsey thăm VN, như một biểu tượng về quốc phòng và an ninh Mỹ – Viêt. Nhiều người cho rằng, đây là bước “đại nhảy vọt” của hai quốc gia về quốc phòng.
Sau chuyến đi của Dempsey, ông Lê Hồng Anh, đặc phái viên cao cấp của TBT Trọng đến Bắc Kinh nhằm khai thông bế tắc sau vụ giàn khoan.
Có hai tín hiệu của hai chuyến đi. Dempsey sang Hà Nội để hợp tác an ninh và quốc phòng, với hy vọng VN mua được vũ khí Mỹ để tự tin đối trọng với Trung Quốc. Nhưng chuyến đi của ông Lê Hồng Anh lại gửi một tín hiệu khác: Hà Nội muốn sự ổn định và hàn gắn với Bắc Kinh, dù đã bị sứt mẻ trong mấy tháng qua.
Hai chuyến đi gửi đi hai tín hiệu đối chọi nhau chan chát. Quan hệ Mỹ Việt tốt hơn sẽ làm Bắc Kinh nghi ngờ về sự thật lòng của Hà Nội. Ông Lê Hồng Anh tới Bắc Kinh cũng chỉ cho Mỹ biết là Hà Nội không thiết tha gì với Mỹ đâu. Đừng có tưởng bở.
Theo một nghĩa nào đó, trò ngoại giao leo dây này làm cho cả Mỹ và Trung Quốc đều thất vọng. Có vẻ Việt Nam đang áp dụng chiến thuật “tự mâu thuẫn mình” trong bảo vệ quyền lợi quốc gia.
Một mặt, Hà Nội muốn Washington chống lưng, nhưng lại hoàn toàn không thể phụ thuộc vào Washington.
Những gì xảy ra tại Iraq, Afghanistan, Ukraine và những động thái yếu đuối và nhu nhược của Washington chứng tỏ nguy cơ cao nếu quốc gia nào tìm cách chọn Mỹ làm đồng minh để bảo vệ quyền lợi quốc gia.
Hơn thế, những gì xảy ra trong lịch sử Mỹ-Việt thì không thể một sớm một chiều để quan hệ có thể đơm hoa kết trái. Vì thế, cho dù hợp tác quân sự và an ninh có tốt hơn thì hai bên còn dò xét nhau chán mới có thể tin được.
Mặt khác, Việt Nam không thể đối đầu với Trung Quốc trên biển Đông với cái giá làm đóng băng quan hệ láng giềng.
Người ta có thể chọn bạn mà không thể chọn láng giềng. Nước nhỏ và trung bình không thể đối đầu với các nước lớn nếu không còn lựa chọn nào khác.
Việt Nam đối đầu với Trung Quốc là chiến lược không thông minh. Việt Nam nên uyển chuyển hơn khi quan hệ Việt Trung trở nên canh chẳng ngọt, cơm chẳng lành. Hai nước cần nhìn vào thực tế để thỏa hiệp trong những thời điểm nhất định.
Kịch bản lý tưởng, giá như Hà Nội được Washington ủng hộ về chính trị, an ninh quốc gia, và ngoại giao, khi căng thẳng với Trung Quốc. Và có thể dùng lợi thế đó, dù rất hạn chế, để làm nhặng xị trên biển Đông.
Nhưng kịch bản lý tưởng này chỉ có thể có được khi giữ thế cân bằng giữa Washington và Bắc Kinh.
Tuy nhiên, trong cuộc chơi này, không chỉ Việt Nam đang cầm cái. Hà Nội đang leo dây bằng cách lợi dụng cả Mỹ lẫn Trung Quốc. Trung Quốc đã rất kiềm chế, nhưng tình hình có thể mất kiểm soát nếu Việt Nam tiếp tục khiêu khích.
Chơi trò leo dây giữa Mỹ và Trung Quốc là nguy hiểm cho Việt Nam. Hà Nội cần dừng kiểu xoay trục và giữ một thái độ nhất quán về biển Đông. Hà Nội cần chiến lược lớn và thông minh hơn là mẹo vặt và cơ hội.
Theo blog Hiệu Minh
Nguồn:
Illustration: Liu Rui/GT
In mid-August, Martin Dempsey became the first US chairman of the Joint Chiefs of Staff to visit Vietnam since 1971. This four-day visit by the US top military officer bore symbolic significance for the growing defense and security cooperation between Hanoi and Washington.
Many analysts deem this visit as a major step forward for both countries to reinforce their military ties.
After Dempsey's visit, another diplomatic move by Vietnam captured headlines. Le Hong Anh, a special envoy of the general secretary of the Communist Party of Vietnam Central Committee, and also a politburo member, paid a visit to Beijing on Friday, an ice-breaking one since the oil rig crisis in May.
It is interesting to compare the two trips. Dempsey's visit has sent a signal that Vietnam and the US are looking forward to closer cooperation on security, including the possibility of Washington easing its sanctions on arms exports to Vietnam. This might boost Hanoi's confidence in tackling Beijing.
But Le's visit has sent a different signal that Hanoi still wants to value a stable and positively interactive relationship with Beijing, despite the fact that both sides have been at daggers drawn in the past few months.
The two signals may contradict each other. A stronger Vietnam-US military relationship will raise Beijing's suspicion about Hanoi's honesty in mending its ways.
Meanwhile, the special envoy's visit to China will also make Washington realize that Hanoi will not pick sides and seek an alliance with the US, even if Washington tries to draw Hanoi over to its side by offering military assistance.
This kind of "middle way" has disappointed both China and the US to some extent. It seems that Vietnam is trying to employ this self-contradictory approach to align its own national interests.
On the one hand, Hanoi needs Washington's backup, but cannot be truly dependent on Washington.
The mayhem in Iraq, Afghanistan and Ukraine and Washington's feeble countermeasures have shown the high risks that any country has to take if it places all its bets on the US in the face of crisis.
Washington is taking a much prudent attitude toward its security promises to other nations.
Considering the simmering South China Sea disputes, there are very few benefits Washington can earn from giving Vietnam security promises. On the contrary, it has to bear great risks and costs if it has to fulfill them.
What's more, a historical grudge still haunts Vietnam and the US, and it won't be easy to turn over a new leaf.
As a result, even if the military and national security cooperation between Vietnam and the US can improve, the momentum will still be checked.
On the other hand, Vietnam knows that it cannot challenge China in the South China Sea at the cost of leading the bilateral relationship into a deadlock.
Hanoi can choose its friends but not its neighbors. Small and medium-sized nations won't engage in full-scale confrontations with their neighboring major powers, unless they have no alternative.
Hanoi resorting to provocations when dealing with China is an unwise strategy. Vietnam should employ more flexible approaches when its relationship with China turns sour, because elasticity is badly needed for both sides to achieve compromise at certain times.
The ideal scenario for Hanoi is that it can have wider access to Washington's support in terms of politics, national security and diplomacy amid escalating tensions with China. And meanwhile, it can be more capable of taking advantage of this support, though much limited, to make a fuss in the South China Sea.
This ideal scenario can only be acquired on the condition that Hanoi is able to maintain the stability and balance of a triangular relationship with Washington and Beijing.
However, it is not just Vietnam that makes the call. Vietnam is taking risks by gaining advantage from both the US and China. China, has been exercising restraint. But the situation may go out of control if Vietnam keeps being provocative.
Having things both ways between China and the US is a dangerous game for Vietnam. Hanoi should stop swaying and hold a fixed position on the South China Sea issue. Hanoi needs greater strategic wisdom, rather than just some contingent, opportunist moves.
The author is a professor at the Guangdong Research Institute for International Strategies. opinion@globaltimes.com.cn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét