Xích lô đợi khách hàng bên ngoài quán cà phê Starbucks đầu tiên tại TPHCM hôm 31/1/2013 |
Nghe bài tường thuật |
Theo Ngân hàng Thế giới, một quốc gia có thu nhập trung bình có nghĩa là lợi tức bình quân đầu người ở trong khoảng 1.000 USD đến 12.000 USD một năm. Tuy vậy Việt Nam mới chỉ bước vào các nấc thang đầu tiên của nhóm các nước thu nhập trung bình, vì người Việt Nam mới chỉ đạt GDP đầu người khoảng 1.900 USD. Đây là cách tính máy móc lấy tổng sản phẩm nội địa chia cho dân số.
Để người Việt Nam tiến tới mức GDP đầu người 12.000 USD/năm thì có lẽ đã quá tầm mơ ước của Đảng và Nhà nước Việt Nam; vượt qua ngưỡng này và bước vào câu lạc bộ các nước thu nhập cao vào năm 2058 được xem là một đánh giá có phần lạc quan chứ không phải bi quan.
Trả lời chúng tôi, Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí Long chuyên gia kinh tế từ Hà Nội nhận định rằng Việt Nam có thể bị ách tắc trong bẫy thu nhập trung bình. Ông nói:
... nếu không được giải quyết một cách quyết liệt, thì chắc chắn nền kinh tế Việt Nam sẽ còn tụt hậu, 40 năm nữa không những không thể đuổi kịp mà còn tụt hậu xa hơn nữa so với các nước trong khu vực.
-PGS TS Ngô Trí Long
So với láng giềng Việt Nam tụt hậu khá xa, cụ thể năm 2013 Malaysia có GDP đầu người 10.514 USD, Thái Lan 5.779 USD. Những láng giềng này cũng đang nằm trong mức thu nhập trung bình, nhưng theo OECD Malaysia sẽ là quốc gia Đông Nam Á tiến lên nước thu nhập cao vào năm 2020, Thái Lan và năm 2031. Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới có GDP đầu người 6.807 USD và có khả năng thoát ngưỡng thu nhập trung bình vào năm 2026.
Theo VnExpress, phát biểu tại Diễn đàn Phát triển Châu á tổ chức ở Hà Nội, Giáo sư Keun Lee thuộc Đại học Quốc gia Hàn Quốc, lấy kinh nghiệm phát triển thành công của quốc gia mình và lập luận: “yếu tố có thể giúp các nước vươn lên thoát bẫy thu nhập trung bình là con người và sự đổi mới sáng tạo.”
Vì đâu nên nỗi?
Phải chăng những vấn đề vừa nêu đã cản trở sự phát triển của Việt Nam. Phó Giáo sư Ngô Trí Long nhận định:
|
Yếu tố con người và tinh thần đổi mới sáng tạo có thể hiểu như thế nào trong hoàn cảnh Việt Nam. Gần bốn thập niên sau khi Cộng sản Việt Nam thống nhất đất nước và thiết lập thể chế một đảng toàn trị, nền kinh tế Việt Nam được Ngân hàng phát triển Châu Á đánh giá kém sáng tạo và xếp một bậc sau nước Lào. Đánh giá này có thể máy móc dựa vào một số yếu tố, chỉ tiêu và có thể không mang nhiều ý nghĩa lắm.
Thạc sĩ Bùi Ngọc Sơn thuộc Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị thế giới được báo Đất Việt Online trích lời, đã đề cập đến nhược điểm của người Việt Nam là thích ăn sổi, không thích sáng tạo trong sản xuất, cho đến nay từ cây kim sợi chỉ, cái lược chải đầu cũng nhập từ Trung Quốc. Thạc sĩ Bùi Ngọc Sơn nhấn mạnh, chỉ số thông minh IQ của người Việt cao hơn nhiều nước khác, IQ xét về xử lý bộ não nhưng xử lý cái gì lại là chuyện khác. Theo lời vị chuyên gia Việt Nam có tiềm năng nhưng không đi vào thực tế.
Nhà giáo Đỗ Việt Khoa ở Hà Nội nhìn nhận vấn đề theo cách riêng của mình. Ông nói:
Tư duy bao cấp, tư duy làm ăn dối trá đối phó đó của người Việt nó nặng nề lắm và bây giờ ảnh hưởng nhiều thế hệ, đặc biệt giới lãnh đạo thì nói dối kinh khủng…
- Nhà giáo Đỗ Việt Khoa
Trong ngành giáo dục chúng tôi tỷ lệ nói dối thật khủng khiếp, thầy cô cũng nói dối, học sinh sẽ học được bệnh nói dối ngay từ sớm và như thế thì còn cái gì là sáng tạo nữa, còn cái gì là động lực trung thực nữa.”
Việc Việt Nam sập bẫy thu nhập trung bình là điều đã được dự báo từ lâu. Nhưng dự báo thẳng thắn là Việt Nam có thể mất 40 năm mới ra khỏi cái “ao” thu nhập trung bình, thì quả là một thông tin gây sốc cho người dân.
Bên cạnh sự kiện Diễn đàn Phát triển Châu Á diễn ra hôm 19/9 tại Hà Nội. Cùng ngày Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) ông Takehiko Nakao có họp báo ở Thủ đô Việt Nam nhân chuyến viếng thăm hai ngày. Ông Nakao khuyến cáo Việt Nam cần thực hiện hiệu quả những luật lệ và qui định trong kinh doanh để tạo sân chơi bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp và hỗ trợ phát triển một môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn. Theo lời Chủ tịch ADB, khu vực tư nhân đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy năng lực cạnh tranh của Việt Nam và tránh bẫy thu nhập trung bình.
Thế nhưng Việt Nam dường như đã bỏ lỡ một cơ hội để sửa sai thể chế kinh tế ngược đời của mình. Việt Nam kiên định với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và bản Hiến pháp sửa đổi năm 2013 vẫn minh định kinh tế Nhà nước là chủ đạo nền kinh tế.
Nam Nguyên,
phóng viên RFA
Theo RFA
========
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét