Chan Kim Man, một trong những nhà tổ chức hướng dẫn: "Trong trường hợp có xung đột, hãy giơ cả hai tay lên để cho thấy rằng bạn không có ý định tấn công người thi hành pháp luật." Anh nhắc nhở người biểu tình luôn luôn tuân thủ các nguyên tắc hòa bình và bất bạo động.
Cuộc biểu dương ấy đang đi đến những phút căng thẳng nhất. Đã bắt đầu các va chạm bạo lực giữa sinh viên và cảnh sát Hồng Kông khi hàng chục ngàn người ủng hộ dân chủ bắt đầu một kế hoạch làm tê liệt trung tâm tài chính châu Á vào sớm ngày Chủ nhật.
Trong hơn 24 giờ qua, những người lãnh đạo phong trào và các sinh viên nhóm Sholarism đã bị cảnh sát dùng võ lực và bình xịt hơi cay chống trả khi họ phá vỡ rào cản của cảnh sát để xông vào trụ sở chính quyền thành phố.
"Hành động này là cho tương lai của thành phố, những ai yêu thương Hồng Kông hãy đến tham gia với chúng tôi", Jimmy Lai. ông trùm ngànhh xuất bản, người công khai chỉ trích chính quyền cộng sản Trung Quốc, nói với Reuters.
Đồng thời, Đức Hồng Y Joseph Zen, 82 tuổi, trước đây là Giám Mục Công Giáo của Hồng Kông, nói với Reuters. "Đã đến lúc chúng ta thực sự cho thấy mình muốn được tự do chứ không chịu làm nô lệ, chúng ta phải đoàn kết với nhau,"
Cuộc biểu dương đã thu hút được hàng ngàn người biểu tình trang bị kính bảo hộ, mặt nạ và áo mưa để chuẩn bị cho một cuộc đối đầu bạo lực với cảnh sát, là một trong những hành vi ngoan cường nhất của biểu hiện bất tuân dân sự từng diễn ra trong cựu thuộc địa Hồng Kông.
Wong Kai-keung, một sinh viên biểu tình cho biết, "Chúng tôi không sợ bị tổn thương hay bị bắt giữ. Chúng tôi chỉ cần dân chủ thực sự."
Trong khi đó, một số tài phiệt thế lực nhất Hong Kong đã tuyên bố chống lại phong trào "Chiếm lấy Trung Tâm". Họ báo động rằng cuộc biểu dương này sẽ đe dọa đến kinh tế thịnh vượng ổn định của thành phố.
Lai Tung-Kwok,chỉ huy an ninh Hồng Kông, đã bác bỏ những cáo buộc của công chúng cho rằng cảnh sát đã sử dụng vũ lực quá mức và hung bạo với các sinh viên.
"Cảnh sát có trách nhiệm duy trì trật tự trong xã hội theo quy định của pháp luật. Vì vậy họ cần phải được chuẩn bị đầy đủ để đảm bảo rằng những người muốn bày tỏ ý kiến của mình phải thể hiện một cách hòa bình và hợp pháp ", ông nói.
Một số nhà quan sát đã so sánh cuộc biểu tình này với cao điểm của cuộc đàn áp đẫm máu các sinh viên ủng hộ dân chủ ở Quảng trường Thiên An Môn tại Bắc Kinh vào năm 1989.
Cho đến hôm nay, cảnh sát bắt giữ hơn 70 người, trong đó Joshua Wong, người lãnh đạo 17 tuổi của nhóm học sinh Scholarism. Anh vẫn còn bị giam cùng với các nhà lãnh đạo học sinh khác là Alex Chow và Lester Shum.
Một số chính trị gia dân chủ tại Hồng Kông cho biết sức mạnh bất ngờ của những người biểu tình trẻ tuổi, những người đã bao vây trụ sở chính quyền thành phố kể từ tối thứ Sáu, đã thuyết phục thế hệ trước phải nhường lại nhiều ảnh hưởng cho các nhà hoạt động sinh viên, những người dường như ít chịu thoả hiệp với độc tài Bắc Kinh.
Lịch sử đang chứng kiến một bước ngoặc tuyệt vời, thể hiện ý chí khao khát dân chủ mãnh liệt của người Hồng Kông, đặc biệt từ giới trẻ, tham gia biểu tình có những em chỉ vừa đến 12 tuổi.
"Những gì đã xảy ra kể từ ngày hôm qua đã vượt quá sức tưởng tượng của chúng tôi", Albert Ho, 62 tuổi, một thành viên của Đảng Dân chủ trong cơ quan lập pháp Hồng Kông, cho biết trong một cuộc phỏng vấn vào cuối ngày thứ Bảy.
"Bây giờ những người trẻ đã nắm quyền kiểm soát và tạo được tình huống bất ngờ của mình", ông Ho nhấn mạnh: "Đây là những sự việc khiến chính phủ phải quan tâm sâu sắc"
Lê Quốc Tuấn
Theo FB Lê Quốc Tuấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét