Mỹ chuẩn bị nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí để lấy lòng Việt Nam - Tiến Bộ

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

Mỹ chuẩn bị nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí để lấy lòng Việt Nam


Chiếc máy bay P-3 Orion thuộc Không Quân Hàn Quốc cất cánh từ căn cứ Pearce ngày 26/3/2014, để hỗ trợ công tác tìm kiếm chiếc máy bay mất tích MH370 của hãng hàng không Malaysia (A South Korean Air Force (ROKAF) P-3 Orion takes off from RAAF Pearce air base March 26, 2014, to assist with the international search effort trying to locate missing Malaysia Airways Flight MH370.)

Gần 40 năm sau khi Mỹ không vận người lính cuối cùng rời khỏi Việt Nam trong cuộc rút lui ô nhục, Washington đang đi gần hơn đến việc tháo gỡ lệnh cấm vận vũ khí người cựu thù của mình, với việc bán các vũ khí đầu tiên có khả năng giúp Hà Nội đối phó với những thách thức hải quân ngày càng tăng từ Trung Quốc.

Các quan chức cao cấp của Mỹ nắm tình hình vụ việc cho rằng Washington muốn hỗ trợ Việt Nam bằng cách tăng cường khả năng giám sát, bảo vệ bờ biển, và tuyên bố rằng trinh sát cơ không trang bị vũ khí P-3 có thể là một trong những mẻ hàng đầu tiên.

Loại trinh sát cơ như vậy sẽ cho phép Việt Nam theo dõi các hoạt động ngày càng mang tính gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông, một điểm nhạy cảm tiềm năng vì nhiều tranh chấp chủ quyền đan chéo nhau trên các đảo và rạng san hô từ nhiều quốc gia.

Hai quan chức cao cấp của chính quyền Obama cho biết các cuộc thảo luận về việc nới lỏng lệnh cấm vận đang diễn ra ở Washington và có thể dẫn đến quyết định vào cuối năm nay.

"Tình hình đang thay đổi, và đó là điều mà chúng tôi đang xem xét một cách nghiêm túc," một trong những quan chức cho biết trong điều kiện giấu tên. "Những gì chúng tôi đã tìm thấy là một đối tác có được các quyền lợi chung với mình".

Việc quan tâm đến các mối quan hệ gần gũi hơn với Việt Nam, bất chấp những lo ngại về thành tích nhân quyền của chính quyền Việt Nam, là phù hợp với chiến lược của Tổng thống Barack Obama để tái tập trung sự chú ý về kinh tế, chính trị và quân sự hướng tới châu Á.

Động thái tháo gỡ lệnh cấm vận đã đến sau cuộc nối lại các liên kết giữa Mỹ và Việt Nam trong hơn hai thập kỷ, vốn đã tăng tốc bằng một loạt các cuộc gặp của giới ngoại giao và quân sự cao cấp trong những tháng gần đây.

Hai giám đốc điều hành cao cấp trong ngành công nghiệp vũ khí Mỹ nói với Reuters rằng họ mong chính phủ Mỹ sớm dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí. "Có rất nhiều cuộc bàn cãi về việc cho phép bán vũ khí sang Việt Nam. Đây là khu vực đầy hứa hẹn cho chúng ta," một trong những giám đốc điều hành,không được phép tiết lộ danh tính cho biết.

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã không có nhận định gì.

Mất cảnh giác 


Tình trạng dễ tổn thương của Việt Nam trước Trung Quốc đã phơi bày vào đầu tháng Năm khi Bắc Kinh đặt giàn khoan dầu khổng lồ trong vùng biển Hà Nội tuyên bố thuộc khu vực độc quyền kinh tế 200 hải lý.

Mặc dù đã bắt tay vào một chương trình hiện đại hóa quân sự trị giá nhiều tỉ mỹ kim, khả năng giám sát của Việt Nam vẫn còn giới hạn, và việc triển khai không báo trước của giàn khoan đã khiến Hà Nội bị bất ngờ. Trung Quốc di chuyển giàn khoan vào bờ biển Việt Nam vào giữa tháng Bảy.

Hai bên đã đụng độ trên biển vào năm 1988 khi lần đầu tiên Trung Quốc chiếm quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Trung Quốc đã hoàn toàn kiểm soát một quần đảo khác ở Biển Đông, quần đảo Hoàng Sa, sau một cuộc hải chiến với hải quân Nam Việt Nam trong năm 1974.

Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng có những đòi hỏi về chủ quyền ở Biển Đông. Trung Quốc có tranh chấp riêng với Nhật Bản về quần đảo ở biển Đông.

Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain, một cựu tù binh chiến tranh tại Việt Nam, người đã dẫn đầu trách nhiệm bình thường hóa quan hệ với Việt Nam trong những năm 1990, nói rằng ông sẽ sớm trình bày một đề xuất của cả hai đảng để để tháo gỡ một số hạn chế về việc bán vũ khí.

McCain là một trong bốn thượng nghị sĩ Mỹ đã gặp các nhà lãnh đạo Hà Nội và thảo luận về lệnh cấm vận vũ khí vào mùa hè này tại một thời điểm khi quan hệ Trung-Việt xuống thấp nhất trong nhiều thập kỷ.

Trong tháng tám, sáu ngày sau chuyến thăm của Thượng nghị sĩ, tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Tham mưu Liên quân Hoa Kỳ, đã thực hiện chuyến đi đầu tiên tới Việt Nam trong tư cách người quân nhân cao cấp nhất của Mỹ từ năm 1971. Tuần trước, Chỉ huy trưởng Hải quân nhân dân Việt Nam đô đốc Nguyễn Văn Hiến đến Mỹ tham gia tập trận hải quân với bộ trưởng hải quân Ray Mabus.

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh sẽ thăm Washington vào đầu tháng Mười để hội đàm với Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel sẽ đến Việt Nam trước cuối năm.

Có lẽ Việt Nam khó đi lạc quá xa vào quỹ đạo của Mỹ. Chẳng bao lâu sau các cuộc họp với viên chức dân sự và quân sự Mỹ, Hà Nội đã gửi một nhân vật nặng ký của bộ Chính trị đến Bắc Kinh để cố gắng sửa chữa mối quan hệ bị hư hỏng giữa hai nước láng giềng cộng sản.

"Việt Nam hiểu rằng Trung Quốc sẽ mãi mãi ở trước cửa nhà mình và muốn có một chính sách ngoại giao độc lập” Phương Nguyễn, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington cho biết.

Daniel Russel, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách khu vực Đông Á/Thái Bình Dương, cảnh báo phản đối những cường điệu về việc Mỹ Việt xích lại gần nhau.

Russel nói với Reuters: "Tôi không tin rằng Việt Nam sẽ đánh đổi mối quan hệ lâu dài mà họ đang có với với Bắc Kinh, mặc dù đã có một số cuộc chiến tranh khá bạo lực, để lấy mối quan hệ hoặc một liên minh chặt chẽ với Mỹ."

Vị trí Chiến lược 


Russel cho biết vị trí chiến lược của Việt Nam là một lý do đúng đắn để làm việc chặt chẽ hơn với Hà Nội, ông nói thêm rằng việc nới lỏng lệnh cấm vận "không phải là một điều xấu."

"Chúng ta sẵn sàng - và sẽ xem xét căn cứ vào quyền lợi của chúng ta – để giúp các nước như xây dựng nhận thức về lĩnh vực hàng hải cũng như năng lực hàng hải của họ, và hy vọng sẽ có nhiều việc hơn diễn ra", ông nói.

Việt Nam đã là khách mua nhiều vũ khí từ Nga, ông chủ của họ từ thời Chiến tranh lạnh.

Hiện họ có hai tàu ngầm hiện đại loại Kilo và sẽ có chiếc thứ ba vào tháng 11 theo một hợp đồng 2.6 tỉ với Moscow trong năm 2009. Ba tàu ngầm nữa sẽ được chuyển giao trong hai năm tiếp theo.

Việt Nam cũng mua các tàu khu trục hiện đại chủ yếu là từ Nga. Nhưng các trinh sát cơ P-3 sẽ thu hẹp khoảng cách cho Việt Nam.

Hiện có 435 chiếc P-3 do Lockheed Martin sản xuất đang được 21 chính phủ trên thế giới sử dụng. Hải quân Mỹ sẽ thay thế P-3 của mình với loại P-8 tiên tiến hơn Boeing thiết kế.

Trong tháng Tư 2013, một giám đốc Lockheed được HISJanes, ấn phẩm thương mại, trích dẫn cho biết, Việt Nam có thể đã yêu cầu mua sáu chiếc P-3, và có thể đã có nhiều ủng hộ hơn trong chính phủ Hoa Kỳ để phê duyệt yêu cầu này. Các quan chức Lockheed từ chối không nhận định gì với Reuters, vì việc mua bán vũ khí như vậy có chính phủ tham gia giải quyết.

Bộ Ngoại giao từ chối không cho biết việc Việt Nam có chính thức gửi một “thư yêu cầu” mua máy bay hay không. Một nguồn tin quen thuộc với vấn đề này cho biết các quan chức vẫn đang làm việc để có thể có các quyết định trước khi một yêu cầu như thế được đệ trình.

Một nguồn tin cho biết: Các quan chức chính phủ Mỹ coi mẻ hàng bán thiết bị giám sát hàng hải là một khởi đầu tốt cho thời kỳ mới trong mối quan hệ Mỹ-Việt và nhìn chiếc P-3 như là một “lựa chọn hợp lý".
Exclusive: Courting Vietnam, U.S. prepares to ease arms embargo

(Reuters) - Nearly 40 years after the United States helicoptered its last soldiers out of Vietnam in an ignominious retreat, Washington is moving closer to lifting an arms embargo on its former enemy, with initial sales likely to help Hanoi deal with growing naval challenges from China.

Senior U.S. officials with knowledge of the initiative said Washington wants to support Vietnam by strengthening its ability to monitor and defend its coastline, and said unarmed P-3 surveillance planes could be one of the first sales.

Such aircraft would also allow Vietnam to keep track of China's increasingly assertive activities in the South China Sea, a potential flash point because of interlocking claims from many countries to its islands and reefs.

Two senior Obama administration officials said discussions on easing the embargo are taking place in Washington and could result in a decision later this year.

"The mood is changing, and it is something we're looking at seriously," said one of the officials, speaking on condition of anonymity. "What we have found is a partner in which our interests are converging."

Interest in warmer ties with Vietnam, despite U.S. concerns about its human rights record, aligns with President Barack Obama's strategy to refocus economic, political and military attention toward Asia.

The move to lift the embargo follows a gradual resumption of links between the United States and Vietnam over two decades, which accelerated with a series of high-level diplomatic and military meetings in recent months.

Two senior executives in the U.S. weapons industry told Reuters they expected the U.S. government to lift the arms ban soon. "There is a lot of discussion about allowing weapons sales to Vietnam. It is a promising area for us," said one of the executives, who was not authorized to speak publicly.

Vietnam's Foreign Ministry had no immediate comment.


CAUGHT OFF GUARD

Vietnam's vulnerability to China was exposed in early May when Beijing positioned a massive oil rig in waters that Hanoi claims as part of its 200-nautical-mile exclusive economic zone.

While Vietnam has embarked on a multi-billion-dollar military modernization program, its surveillance capabilities are limited, and the unannounced deployment of the drilling platform caught Hanoi by surprise. China moved the rig back toward its coast in mid-July.

The two sides clashed at sea in 1988 when China occupied its first holdings in the Spratly Islands in the South China Sea. China took full control of another South China Sea archipelago, the Paracels, after a naval showdown with what was South Vietnam in 1974.

The Philippines, Malaysia, Brunei and Taiwan also have claims in the South China Sea. China has a separate maritime dispute with Japan over islands in the East China Sea.

U.S. Senator John McCain, a former prisoner of war in Vietnam who led the charge to normalize ties with Vietnam in the early 1990s, said he would shortly present a bipartisan proposal to lift some of the restrictions on arms sales.

McCain was one of four U.S. senators to meet the Hanoi leadership and discuss the arms embargo this summer at a time when Sino-Vietnamese ties were at their lowest ebb in decades.

In August, six days after the senators' visit, General Martin Dempsey, chairman of the U.S. Joint Chiefs of Staff, made the first trip to Vietnam by America's top soldier since 1971. Vietnam People's Navy Commander-in-Chief Admiral Nguyen Van Hien traveled to the United States last week and discussed joint naval exercises with Navy Secretary Ray Mabus.

Vietnam's foreign minister, Pham Binh Minh, will visit Washington in early October for talks with Secretary of State John Kerry, and U.S. Defense Secretary Chuck Hagel is expected to go to Vietnam before the end of the year.

Vietnam is unlikely to stray too far into the U.S. orbit. Soon after the meetings with U.S. civilian and military officials, Hanoi sent a Politburo heavyweight to Beijing to try to repair damaged ties between the communist neighbors.

"Vietnam understands China is forever at its doorstep and wants to have an independent foreign policy," said Phuong Nguyen, a research associate at the Center for Strategic and International Studies in Washington.

Daniel Russel, the U.S. Assistant Secretary of State for East Asia and the Pacific, warned against overstating the rapprochement between the United States and Vietnam.

"I don't believe that Vietnam is looking to swap out the long-term party-to-party relationship that it has enjoyed with Beijing, albeit punctuated with some pretty violent wars, for an exclusive relationship or an alliance with the United States," Russel told Reuters.


STRATEGIC LOCATION

Russel said Vietnam's strategic location was a good reason to work more closely with Hanoi, adding that easing the embargo would be "not a bad thing."

"We are open to - and consider it in our interests to - help countries like Vietnam develop their maritime domain awareness as well as their maritime capacities, and hopefully there will be more to come," he said.

Vietnam is already a big buyer of weapons from Russia, its Cold War-era patron.

It has two state-of-the-art Kilo-class submarines and will get a third in November under a $2.6 billion deal agreed with Moscow in 2009. Three more submarines are to be delivered in the next two years.

Vietnam has also bought modern naval frigates and corvettes, mostly from Russia.

But the P-3 surveillance planes would fill a gap for Vietnam.

There are 435 of the Lockheed Martin-made P-3s in service worldwide, operated by 21 governments, according to Lockheed’s website. The U.S. Navy is replacing its P-3 aircraft with more advanced P-8 surveillance planes built by Boeing Co.

One Lockheed executive was quoted in April 2013 by IHS Janes, a trade publication, as saying Vietnam could request six P-3s, and that there appeared to be growing support in the U.S. government for approving the request. Lockheed officials declined comment on the issue to Reuters, since such weapons sales are handled by the governments involved.

The State Department declined to say whether Vietnam had submitted a formal "letter of request" for the aircraft. One source familiar with the issue said officials were still working through the decisions before such a request would be submitted.

U.S. government officials view sales of maritime surveillance equipment as a good start for the new chapter in U.S.-Vietnamese relations and see P-3 aircraft as a "logical choice," one source said.

(Reporting by Lesley Wroughton and Andrea Shalal; Additional reporting by Mai Nguyen and Martin Petty in Hanoi; Editing by Dean Yates, David Storey and Douglas Royalty)

Lesley Wroughton và Andrea Shalal | Reuters
Lê Quốc Tuấn chuyển ngữ
Theo FB Lê Quốc Tuấn

Nguồn:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad