Bà Hồ Thị Bích Khương trong phiên phúc thẩm tại Tòa án tỉnh Nghệ An hôm 30/5/2012
|
Gia đình của những tù nhân chính trị tại Việt Nam luôn nhận được tin tức về việc thân nhân của họ trong tình trạng sức khỏe suy kiệt vì trải qua những đợt tuyệt thực dài ngày.
Tin tức mới nhất về vấn đề này đuợc bà Hồ Thị Lan, chị của tù nhân lương tâm Hồ Thị Bích Khương cho biết. Theo lời bà Lan, em gái của bà là Hồ Thị Bích Khương vừa bị chuyển trại từ Thanh Hóa ra trại Thanh Xuân, Hà Nội. Tuy nhiên, khi chuyển đi như thế Trại giam không cho phép bà Hồ Thị Bích Khương mang theo những dụng cụ cá nhân đang sử dụng tại trại cũ theo. Bà Hồ Thị Bích Khương phải tuyệt thực để phản đối biện pháp ấy. Trứơc đó khi còn ở Trại 5, Yên Định , Thanh Hóa, bà Hồ Thị Bích Khương cùng một số tù nhân nữ ở đó như Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Cấn Thị Thêu, Tạ Phong Tần… cũng phải tuyệt thực một số đợt để đấu tranh với những sai phạm của cán bộ Trại giam.
Biện pháp cuối cùng
Hình thức tuyệt thực để phản kháng lại việc họ đối xử với mình: phân biệt đối xử, không có quyền con người. Ở trong đó mình như ‘cá mằm trên thớt’ thì mình không có cách gì để phản kháng lại, ngoài việc tuyệt thực để kêu gọi.
» Bà Đặng Thị Ngọc Minh
» Bà Đặng Thị Ngọc Minh
Bà Đặng Thị Ngọc Minh, một cựu tù nhân lương tâm nói về cách thức cuối cùng này mà bà cũng như một số tù nhân chính trị khác phải sử dụng khi ở trong tù:
“Qua hơn một năm tôi ở trong đó cùng với con gái, nói chung Trại giam Số 5 có 4 K, tức là bốn khu: K1, K2, K3 dành cho đàn ông, chúng tôi là phụ nữ ở K4. Trong K4 có gần cả ngàn người chứ không phải ít, thế nhưng tù chính trị chỉ có 6 ngưòi thôi. Khi tôi còn ở ngoài đó thì họ còn cho ở trà trộn với những phạm nhân án khác; nhưng kể từ ngày 16 tháng 11 họ gom tù chính trị cho ở riêng, cách ly với tù khác.
Hình thức tuyệt thực để phản kháng lại việc họ đối xử với mình: phân biệt đối xử, không có quyền con người. Ở trong đó mình như ‘cá mằm trên thớt’ thì mình không có cách gì để phản kháng lại, ngoài việc tuyệt thực để kêu gọi. Khi gia đình đến thăm họ cũng hứa hẹn với mình, tức khi gặp chồng tôi họ nói khu kỷ luật này mới xây, chưa ổn định nên chúng tôi làm như vậy, khi làm xong chúng tôi sẽ thay đổi. Thế nhưng qua một tháng tôi không thấy gì thay đổi cả. Khi chúng tôi hỏi thì ở trên từ Bộ Công An buộc phải làm như vậy, chứ chúng tôi không phải tự tiện làm. Nhưng thực sự cộng sản nói một đàng làm một ngả, từ trên xuống dưới chỉ có một hệ thống đó thôi. Họ chối, họ cãi, họ đổ thừa qua lại. Ở trong đó mình chỉ tay không, chẳng có gì ngoài tuyệt thực. Mình đấu tranh bất bạo động vậy thôi. Mình là phụ nữ chân yếu tay mềm ở trong tù chỉ có đấu tranh bất bạo động vậy thôi.”
Những vụ tạo tiếng vang hiệu quả
|
Cơ quan chức năng có phản ứng như thế vì trường hợp những tù nhân lương tâm như tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ hay blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải đựoc dự luận trong và ngoài nước biết đến và lên tiếng kêu gọi phải có tương nhượng để cứu mạng nguời đang tuyệt thực kéo dài nhiều ngày như thế.
Cựu tù nhân lương tâm Trần Anh Kim, người vừa mãn án tù trong tháng giêng năm nay nói về tác động của sự lên tiếng từ bên ngoài như sau:
“Nếu tin tức bên trong đưa ra được như việc anh Nghĩa thông báo tin Hải Điếu Cày tuyệt thực thì chị Nga đưa ra bên ngoài; như thế rất tốt, rồi bên ngoài lên tiếng như thế rất tốt. Ở trong họ phải giảm nhẹ luôn, không phải gì cả, bất chấp ‘pháp luật’ luôn!”
Sự bưng bít khiến tù nhân tuyệt thực mất mạng
Mãi anh ấy chết mấy hôm tôi mới biết. Phải nói thật những nhà tù khác họ không đối xử như thế. Anh ấy yếu, tuyệt thực cũng phải ‘cho ăn’.
» Một nữ học viên Pháp Luân Công
» Một nữ học viên Pháp Luân Công
Sau khi tù nhân Vũ Hồng Tố chết một thời gian, các đồng tu của ông mới phát hiện ra và cho công luận biết.
Một nữ học viên Pháp Luân Công nói về sự tàn bạo của nhà cầm quyền đối với những người thực hành Pháp Luân Công tại Việt Nam như sau:
“Mãi anh ấy chết mấy hôm tôi mới biết. Phải nói thật những nhà tù khác họ không đối xử như thế. Anh ấy yếu, tuyệt thực cũng phải ‘cho ăn’. Bên Trung Quốc có ngùơi tuyệt thực muời mấy năm mà vẫn sống chứ không phải mới tuyệt thực mà bị chết đâu.”
Cần sự lên tiếng của bên ngoài
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa là tù nhân bị giam chung với blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải. Khi chứng kiến nguời bạn tù đã tuyệt thực đến ngày thứ 25, nhân dịp vợ vào thăm nuôi, ông Nghiã đã bất chấp qui định của trại nói với vợ ra thông báo cho gia đình tù nhân Nguyễn Văn Hải việc ông đó đã phải tuyệt thực đến ngày thứ 25. Bản thân ông Nguyễn Xuân Nghĩa vì thông tin như thế đã bị kỷ luật. Tuy nhiên, nhờ sự can đảm của tù nhân Nguyễn Xuân Nghĩa mà vụ tuyệt thực của blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải đuợc thông tin ra ngoài để công luận lên tiếng và trại giam phải nhượng bộ.
Đây là bài học mà những cựu tù nhân lương tâm như nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và ông Trần Anh Kim chia sẻ và kêu gọi mọi người tiếp tục áp dụng cho trường hợp của những tù nhân chính trị đang phải đem mạng sống ra để đấu tranh với những quản giáo trại giam bất chấp mọi qui định của luật pháp Việt Nam và công ước Quốc tế đối với tù nhân lương tâm.
Gia Minh
phóng viên RFA
Theo RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét