Tin Đáng Tin - Tiến Bộ

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

Tin Đáng Tin


"...Ngay biển Đông như thế mà cũng chỉ đặt ở tầm “giải quyết bất đồng” về các vấn đề trên biển Đông thì không hiểu lãnh đạo đã hạ thấp vấn đề chủ quyền đến mức nào. Sao lại có chuyện giữa bọn ăn cướp và người bị cướp có sự “bất đồng” được. Cả từ điển tiếng Việt và tiếng Trung, chữ “bất đồng” không thể dùng cho thực trạng này. Có vẻ như cả hai phía đã có sự thống nhất đánh tráo khái niệm như thế nào đó..."

Dương Khiết Trì (trái) gặp Phạm Bình Minh ở Hà Nội ngày 27-6-2016. Ảnh: Hoang Dinh Nam/ Getty Images
1/ Mời tàu chiến Trung Quốc vào cảng Cam Ranh?

Thời báo Hoàn Cầu ngày 7/6 có bài bình luận của Giáo sư Hoàng Hưng Cầu, Trung tâm nghiên cứu Việt Nam thuộc Đại học công nghệ Chiết Giang, về việc Việt Nam mời tàu quân sự của Trung Quốc vào thăm cảng Cam Ranh. Bài báo có nhan đề: “Sau Nhật, Nga, Pháp, Ấn Độ, chiến hạm Trung Quốc nhận được lời mời của Việt Nam thăm cảng Cam Ranh, một con bài vạn năng của ngoại giao Việt Nam”.

Bài báo viết: “Là một cảng nước sâu, có thể neo đậu hàng không mẫu hạm, Cam Ranh được xem như một viên ngọc minh châu, một con át chủ bài của Việt Nam. Cảng Cam Ranh một mặt nằm đúng yết hầu trọng yếu trên biển Nam Trung Hoa (biển Đông), mặt khác án ngữ ngay tuyến hàng hải huyết mạch nối Thái Bình dương với Ấn Độ dương, là một cảng quốc tế nổi tiếng”… “Ngày 3/6. Bên lề đối thoại Shangri-la ở Singapore, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, người nắm ngoại giao quốc phòng và tình báo quân sự đã trực tiếp đưa ra lời mời tàu Trung Quốc thăm cảng Cam Ranh”. (Cuộc này phía Trung Quốc chỉ cử tướng Tôn Kiến Quốc, Phó Tổng Tham mưu trưởng Bộ Tham mưu liên hợp Quân ủy Trung ương tham dự)… “Phải chăng Cam Ranh có thể đóng vai trò kết nghĩa anh em?”

Ông Cầu còn giải thích rõ: “Cảng Cam Ranh được chia làm 3 khu vực: Cảng dân dụng Ba Ngòi; Cảng quân sự Cam Ranh chỉ dành cho quân đội Việt Nam và Cảng quốc tế mở cửa cho tàu các nước vào neo đậu và sử dụng dịch vụ hậu cần kỹ thuật… Mặc dù đều nằm ở Cam Ranh nhưng 3 cảng này có vị trí khác nhau và không nên nhầm lẫn”.

Vẫn biết rằng khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm cảng Cam Ranh (3/6/2012), phía Việt Nam đã công khai giải thích rằng bất kỳ quốc gia nào cũng được phép truy cập và sử dụng dịch vụ kỹ thuật tại Cảng Quốc tế Cam Ranh, chỉ cần ký Hiệp định hiệp tác là được. Nhưng nhân danh cá nhân hay chuyển lời mời của những ai đó để mời chiến hạm Trung Quốc (rất có thể họ sẽ đưa chính chiến hạm đã hộ tống dàn khoan 981 năm xưa) vào thăm cảng Cam Ranh vào lúc này thì thật là vớ vẩn. Mời tàu chiến TQ vào Cam Ranh lúc này là để làm gì? “Kết nghĩa anh em” thì đã kết nghĩa lâu rồi. Thằng anh mất dạy và tham lam đểu giả ra sao dù một số người có trách nhiệm không biết nhưng toàn dân VN đều biết, thế giới cũng đã biết cả rồi.

Một ông tướng phụ trách đối ngoại làm như thế thì hết biết ai bạn ai thù, đối ngoại ra làm sao nữa. Thấy việc vô lý, tôi trao đổi với một người bạn ở xa thì bỗng nhiên ông ta cười to và chỉ phút sau đã mail cho tôi đoạn tin trên tờ Viettimes ngày 17/5/2016 dẫn lời ông Đại sứ Việt Nam tại Nga, Nguyễn Thanh Sơn: “Việt Nam không phản đối Nga quay trở lại căn cứ quân sự Cam Ranh” (?). Ông này thì rõ là nhân danh nước nhà nước Việt Nam rồi, nhưng chuyện không thể tin được. May quá, tôi mail cho người bạn thân của tôi đang có công chuyện sang Nga rồi lang thang du lịch bên đó. Cậu ta bảo sao may thế, mai em sẽ về Maskova chào từ biệt ông Đại sứ đây. Đúng hẹn, hôm sau cậu ta mail về cho tôi nói báo chí nó viết sai ý ông Sơn đấy. Trong phát biểu của ông Sơn với báo giới không có từ quân sự đâu anh. Đích thân ông Sơn nói thế. Cứ cho là ông sơn không nói đến Cảng quân sự, nhưng… còn từ “quay lại” không thấy đính chính. Theo ngôn ngữ Việt thì chữ này chỉ có nghĩa là quay lại nơi mà chủ thể nào đó đã ở, đã sinh sống hay từng làm ăn trong quá khứ. Vậy thì khi Nga hết hạn sử dụng và ra về, chưa từng có Cảng quốc tế Cam Ranh như bây giờ mà chỉ có quân cảng Cam Ranh thôi.

Thôi thì nhờ ông Giáo sư Cầu ở bên tàu mà ta biết thêm được nhiều việc mà ngành quản lý hiểu biết của đảng CSVN không nói cho dân biết bao giờ. Thôi không nên nói thêm gì nữa. Bấy nhiêu cũng thấy vô cùng hỗn loạn cái gọi là “đối ngoại” của Việt Nam.

2/ Xung quanh câu chuyện phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực (PCA) trong vụ kiện của Philippines mà nội dung chỉ giới hạn trong khuôn khổ Trung Quốc đã “Áp dụng sai, giải thích sai và vi phạm Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982.

Trước hết là quan điểm của “ông bạn vàng”, một trong những đối tác chiến lược mà Việt Nam thường tô vẽ là Nga. Ngày 10/6, trong một cuộc họp báo ở Nga, cũng là chuẩn bị “quà” cho chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Putin, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zhakharova đã dõng dạc tuyên bố rằng “Căng thẳng biển Đông là do can thiệp từ nước ngoài vào khu vực”. Ông đại sứ Nga tại Trung Quốc Andrei Denisov cũng phát biểu như thế. Bà Ngô Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ nhanh nhảu họp báo và khẳng định: “Quan điểm của Nga phản ánh tình hình thực tế ở biển Đông và gốc rễ của vấn đề này. Trung Quốc đánh giá cao điều đó”.

Thứ đến là ông bạn thật là vàng Hun Sen. Vớ được quan điểm công khai của Hun Sen, ngày 21/6 bà Hoa Xuân Oánh lại cho ông Hun Sen lên tận mây xanh: “Phía Trung Quốc vô cùng cảm ơn và tán thưởng cao độ phát biểu của Thủ tướng Hun Sen tại lễ tốt nghiệp của các học viên tại Học viện Hành chính Quốc gia Campuchia”. Còn Lào, còn Myanma chưa thấy nói. Đối với việc Ngoại trưởng Singapore không cùng chủ trì họp báo mà bỏ về nước thì đương nhiên họ phải lờ tịt rồi.

Chúng ta đánh giá cái ASEAN mới nâng cấp lên “Cộng đồng” nó mới như thế đấy. Có lẽ nó đã có vấn đề từ ngày Việt Nam, Lào và Campuchia tham gia bởi một thực thể chứa đựng quá nhiều khác biệt mà mong đạt được “đồng” là vô cùng khó, huống hồ là TQ luôn luôn chọc ngoáy, lôi kéo để chia rẽ thì tương lai của cái cộng đồng này có thể nhìn thấy trước. Với hành động như của Thủ tướng Hun Sen thì có thể liên tưởng không quá rằng có lẽ đã xuất hiện một kiểu “Camexit” ở ASEAN rồi chăng?

Cũng như nhiều người Việt Nam khác, lúc đầu tôi rất bức xúc về thái độ của ông Hun Sen, nhưng nói đi cũng phải nói lại, chả trách ông Hun Sen làm gì khi Hoàng Sa, các đảo Trường Sa, biển Đông, ngư trường… là phần máu thịt của Việt Nam, là chủ quyền và quyền chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam. Không thấy lãnh đạo Việt Nam công khai bác bỏ đường chín đoạn, ủng hộ lập trường của Philippines, ủng hộ thái độ công bằng, nghiêm túc của Tòa án quốc tế trong việc thụ lý và đưa ra phán quyết đối với nội dung vụ kiện. Không có một thái độ rõ ràng và phản ứng đích đáng nào trước các hành vi xâm phạm chủ quyền, đánh đuổi ngư dân ngay trên ngư trường và vùng biển Việt Nam của phía Trung Quốc. Lại nghe những lời êm dịu của lãnh đạo khi hội đàm với Dương Khiết Trì thì thấy có vẻ không có vấn đề gì lớn giữa hai nước cả. Rất có thể, theo thông lệ lâu nay, ông ta sang để “nhắc nhở” các vị lãnh đạo Việt Nam cách hành xử trước phán quyết sắp tới của Tòa Trọng tài quốc tế chăng.

Ngay biển Đông như thế mà cũng chỉ đặt ở tầm “giải quyết bất đồng” về các vấn đề trên biển Đông thì không hiểu lãnh đạo đã hạ thấp vấn đề chủ quyền đến mức nào. Sao lại có chuyện giữa bọn ăn cướp và người bị cướp có sự “bất đồng” được. Cả từ điển tiếng Việt và tiếng Trung, chữ “bất đồng” không thể dùng cho thực trạng này. Có vẻ như cả hai phía đã có sự thống nhất đánh tráo khái niệm như thế nào đó.

Có thể dẫn đến cách hiểu những lời phản đối vô thưởng vô phạt thường chỉ do người phát ngôn Bộ Ngoại giao đọc đi đọc lại chỉ là kiểu nói của các nhà ngoại giao chuyên nghiệp, những lời vô hại, còn thực chất Việt Nam cũng ngầm ủng hộ thái độ và quan điểm của Trung Quốc về vấn đề này chăng? Vậy thì đòi hỏi ai hơn nữa đây? Chỉ có điều trước tình hình hiện nay, tôi thấy càng đáng trân trọng bản lĩnh của các nước thành viên ASEAN khác như Indonesia, Malaysia hay Singapore. Nói cách nào đó thì chưa hết hy vọng.

3/ Tổng thống Indonesia họp Nội các ngay trên chiến hạm làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền ở quần đảo Natuna ở biển Đông.

Về vấn đề nhạy cảm này, cũng chỉ có Trung Quốc là “quan tâm sâu sắc” hơn bất cứ ai khác. Ngày 24/6, vẫn tờ Hoàn cầu thời báo đăng một bài xã luận: “Tổng thông Indonesia thị sát quần đảo Natuna là để cảnh cáo Trung Quốc?”

Tất nhiên Indonesia không cần che đậy quan điểm và thái độ dứt khoát của mình về chủ quyền trên biển theo Luật biển 1982 và không nhân nhượng gì khi “ngư dân” Trung Quốc đến đánh bắt cá trên vùng đặc quyền kinh tế của mình. Sở dĩ Tổng thống Widodo và các quan chức Chính phủ cũng như quân đội Indonesia có thái độ rất cứng rắn như những tháng gần đây mà không giữ thái độ “trung lập” như xưa cũng có lý do của nó.

Trước khi Hoàn cầu thời báo đăng bình luận của mình thì vào ngày 23/6, ông Bộ trưởng Chính trị-Pháp luật-An ninh của Indonesia, tướng Luhut Bínsar Pandjaitan đã công khai khẳng định với báo chí rằng: “Tổng thống Joko Widodo thị sát Natuna thời điểm này là muốn gửi thông điệp rõ ràng đến Bắc Kinh: Indonesia đang rất nghiêm túc bảo vệ chắc chắn chủ quyền, quyền chủ quyền và tài phán của mình”… “Trong lịch sử, chúng tôi chưa bao giờ nghiêm khắc (đối với Trung Quốc) như bây giờ. Điều này để chứng minh rằng Tổng thông Joko Widodo không xem nhẹ vấn đề này”.

Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cũng khẳng định công khai trước báo giới: “Lập trường của chúng tôi là rất rõ ràng, các tuyên bố chỉ có thể được thực hiện trên cơ sở luật pháp quốc tế. Đối với Indonesia, chúng tôi không có chồng lấn dưới bất kỳ hình thức nào với Trung Quốc trên biển”.

Hôm 24/6/2016, Hải quân Indonesia đã nổ súng để bắt giữ một tàu cá của Trung Quốc ở vùng biển thuộc quần đảo Natuna. Hai ngày sau, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng chỉ trích tàu Hải quân Indonesia đã “quấy nhiễu tàu cá Trung Quốc hoạt động ở ngư trường truyền thống” (!?) và nói ngư dân của họ đã bị bắn trọng thương. Cùng với đó là gửi công thư phản đối qua đường ngoại giao, tố cáo Indonesia đã sử dụng vũ lực, vi phạm luật pháp quốc tế. Rằng Indonesia đã “phức tạp hóa tranh chấp, làm tổn hại hòa bình và ổn định trong khu vực”!

Nhớ lại, hồi tháng 3/2016, Indonesia đã bắt một tàu cá của Trung Quốc thì phía Trung Quốc đã mang một tàu Hải cảnh lớn đến cướp lại tàu này ngay trước sự bất lực của tàu Cảnh sát biển của Indonesia. Từ bài học này, Indonesia đã điều các tàu chiến và lực lượng Hải quân đến vùng quần đảo Natuna để sẵn sàng hộ tống và trợ giúp tàu cảnh sát biển khi cần thiết. (Riêng quần đảo Natuna có 272 hòn đảo lớn nhỏ, với khoảng 70 ngàn dân sinh sống).

Để hạ thấp tác động của những việc làm và thái độ cứng rắn của Indonesia, tờ Hoàn cầu thời báo viết rằng: “Ông Widodo lên chiến hạm và họp Nội các ở đấy nhưng ông chưa từng trực tiếp phát biểu câu nào nhắm vào Trung Quốc. Những lời lẽ chống Trung Quốc trên báo chí đều là do tướng Luhut Binsar Pandjaitan nói (!) Hơn nữa, Indonesia không chỉ bắt tàu cá Trung Quốc mà còn bắt hơn 40 tàu cá Việt Nam cùng một số tàu cá của Thái Lan và các nước khác” (Ý nói rằng Việt Nam còn bị bắt nhiều tàu hơn Trung Quốc kia mà!). Rồi bài báo này lập luận rằng: “Quần đảo Natuna nằm ngoài đường chín đoạn, Trung Quốc thừa nhận Natuna là lãnh thổ của Indonesia, tranh chấp giữa hai bên chỉ là vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý từ quần đảo này với đường chín đoạn có vùng chồng lấn khoảng 50 ngàn dặm vuông”. (Chú ý: bọn tàu bành trướng đưa một vùng xa lắc xa lơ như quần đảo Natuna của Indonesia thành “vùng chồng lấn” dẫn đến “tranh chấp” “hai bên”, nghĩa là mặc nhiên khẳng định chủ quyền của TQ ở cái “lưỡi bò” do chúng vẽ ra! Vì thế mà ông Bộ trưởng Ngoại giao mới nói Indonesia chẳng có chồng lấn nào với Trung Quốc trên biển. Những chữ nghiêng do tôi nhấn mạnh. NTNg).

Phía Indonesia cũng thừa biết những ngôn từ xảo trá của Trung Quốc nên ông Chuẩn Đô đốc Achmad Taufiqoerrochman, Tư lệnh Hạm đội Tây Indonesia đã giải thích trên báo chí rằng: “Chúng tôi thường xuyên bắt tàu cá Việt Nam xâm nhập, nhưng họ nghe lời chúng tôi chứ không chống đối như tàu cá Trung Quốc. Chúng tôi nghi ngờ rằng sự chống trả hung hăng của các tàu cá Trung Quốc đã được hỗ trợ bởi các tàu Hải giám Trung Quốc”. Chúng ta quá quen thuộc đối với lối ngụy biện, thậm chí những lập luận dối trá trắng trợn của Trung quốc không chỉ trên biển mà cả trên đất liền và hải đảo. Rõ ràng lãnh thổ ấy của nước ta từ thủa Lý, Trần, Lê, vậy mà họ đưa dân đến tranh rồi thành ra “vùng tranh chấp” và chúng ta đã nhân nhượng theo kiểu “cưa đôi”, mất hàng trăm km vuông đất liền dọc biên giới mà vẫn coi là “thắng lợi” vì đã phân định và cắm mốc xong! Trên biển họ cũng làm như vậy, rồi trên trời chắc cũng thế. Indonesia thì không có chuyện tương nhượng nào hết, mặc dù ông Widodo từng nói trước chuyến thăm Trung Quốc năm ngoái rằng “dù cho quan hệ hai bên rất mật thiết và Indonesia cũng cần tiền của Trung Quốc”. (Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Indonesia).

Nguyễn Thái Nguyên
Ba Sàm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad