|
Nhận định của những người quan tâm về điều đó ra sao?
‘Thế lực thù địch’
Truyền thông trong nước loan tin tại hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm của Bộ Công an diễn ra sáng 28 tháng 6 ở thành phố Hồ Chí Minh, ông bộ trưởng Tô Lâm cho biết một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới là ‘tiếp tục ngăn chặn hoạt động kích động biểu tình’.
Mạng báo Thanh Niên dẫn lời ông thượng tướng Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An rằng trong thời gian 6 tháng qua ‘các thế lực thù địch, phản động triệt để lợi dụng các sự kiện chính trị, vấn đề an ninh, trật tự, môi trường gia tăng các hoạt động chống phá quyết liệt hơn…’
Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng có ý kiến về nhận định đó của người đứng đầu ngành công an Việt Nam:
“Tôi cho rằng đánh giá của ông bộ trưởng Bộ Công an là hết sức bất công đối với lòng người, đối với những cuộc biểu tình về vụ cá chết ở Formosa. Vì theo đánh giá 6 tháng đầu năm của ông bộ trưởng Bộ Công an chỉ chuyên chú vào các ‘lực lượng thù địch’ mà ông không hề nêu lên thực trạng là những cuộc biểu tình của người dân chứ không phải cúa các ‘lực lượng thù địch’ đã bị công an tại một số tỉnh, thành đàn áp thô bạo, rất dã mạn. Đặc biệt ở thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 8 tháng 5 năm 2016: bắt bớ, đánh đập, câu lưu hàng vài trăm người một cách thô bạo
Sau những cuộc biểu tình về môi trường của dân chúng, ngành công an đã không thể có chứng minh nào về việc có lực lượng thù địch tham gia: tỷ lệ của lực lượng thù địch tham gia là bao nhiêu và những bằng chứng xác đáng về lực lượng thù địch- là ai, ở đâu. -Phạm Chí Dũng |
Thứ hai nữa sau những cuộc biểu tình về môi trường của dân chúng, ngành công an đã không thể có chứng minh nào về việc có lực lượng thù địch tham gia: tỷ lệ của lực lượng thù địch tham gia là bao nhiêu và những bằng chứng xác đáng về lực lượng thù địch- là ai, ở đâu; mà chỉ nêu chung chung là ‘lực lượng thù địch’.
Nếu mà như vậy thì đánh đồng với một khối quần chúng nhân dân khổng lồ bức xúc về hằng loạt vấn đề, về cá chết, về đời sống ngư dân miền Trung nheo nhóc; mà chính phủ chưa hề chưa hề và chậm trễ trong việc công bố nguyên nhân cá chết. Và về những việc liên quan đến quốc gia, rồi liên quan đến Trung Quốc…”
Ý thức người dân
|
Một người dân sống tại khu vực Kỳ Anh, Hà Tĩnh lâu nay phải thất nghiệp không thể đi biển kiếm sống, hiện đang trông chờ chính phủ công bố nguyên nhân vùng biển quê anh bị nhiễm độc khiến cá chết, dân không dám ăn, không dám tắm biển. Còn ai đi biển xa về thì hải sản bán giá chỉ còn 1 phần 5 trước đây, rồi nơi thu mua mang cá đó đi tiêu thụ ở đâu không biết. Anh này nói rõ:
“Không có sự gì kích động, phá hoại cả! Đó là phía Nhà nước, chính quyền tỉnh Hà Tĩnh lo sợ, nói lên vậy thôi. Chứ ở vùng này chưa có gì cả! Không ai có thể kích động được mình cả. Chỉ có mình đứng lên nói lên tiếng nói của mình chứ không ai xúi giục cả!”
Chị Thu Nguyệt, một người tham gia biểu tình đòi hỏi minh bạch về nguyên nhân cá chết tại khu vực 4 tỉnh bắc Trung bộ phản bác lại ý kiến nói những người đi biểu tình như bản thân chị là do ‘thế lực thù địch xúi giục’:
“Điều đó họ nói hoàn toàn sai sự thật. Trong những cuộc biểu tình tôi tham gia; nếu nói biểu tình vì Hoàng Sa, Trường Sa bị cho là ‘chính trị’ thì tôi không nói. Còn đây là biểu tình vì môi trường. Trong những cuộc biểu tình về môi trường mà hô Hoàng Sa, Trường Sa thì tôi ngăn họ lại; chúng tôi chỉ hô hào cần minh bạch, ‘cá cần nước sạch’.
Chính tôi là người đi biểu tình thường xuyên nên những điều họ nói hoàn toàn sai sự thật!”
Xu thế tất yếu
Không có sự gì kích động, phá hoại cả! Đó là phía Nhà nước, chính quyền tỉnh Hà Tĩnh lo sợ, nói lên vậy thôi. Chứ ở vùng này chưa có gì cả! Không ai có thể kích động được mình cả. Chỉ có mình đứng lên nói lên tiếng nói của mình chứ không ai xúi giục cả! -Người dân Hà Tĩnh |
“Nói chung ngành công an rất sợ biểu tình. Vậy bây giờ họ phải làm sao? Họ phải thành thật thôi. Sợ thì muôn đời, và sợ không giải quyết được gì cả. Vì có một qui luật ‘họ càng đàn áp, thì đấu tranh càng mạnh’. Tất cả đấu tranh sinh ra từ áp bức. Đấu tranh đến một lúc nào đó để giải quyết áp bức, giải quyết bất công.”
Chị Thu Nguyệt khẳng định lực lượng công an, an ninh sẽ tiếp tục đàn áp những người dân xuống đường bày tỏ quan điểm của họ trước những vấn đề xã hội, nhất là tình trạng môi sinh tồi tệ; tuy nhiên chị cho biết vẫn phải lên tiếng:
“Cho dù họ ngăn cấm hay ngăn cản việc đòi hỏi quyền của mình bảo vệ môi trường cho người dân Việt Nam (dù họ ngăn cản thế nào đi nữa), tôi nói thẳng là sẵn sàng hy sinh để đi ra ngoài sát cánh cùng với anh em đứng lên bảo vệ môi trường của đất nước Việt Nam cho trong sạch. Còn việc họ đàn áp chúng tôi (điều đó đương nhiên có rồi); nhưng chúng tôi sẽ cố gắng làm để họ thấy rằng họ đang làm sai.
Tôi biết điều 43, Hiến Pháp 2013 của Việt Nam (qui định) là người dân có quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường nên tôi cứ dựa theo đó để làm. Tôi nói với họ nếu có bắt tôi, đưa tôi vào tù đi chăng nữa, tôi vẫn làm đúng luật của Nhà nước Việt Nam đưa ra, chứ tôi không làm sai. Họ làm sai thì phải chịu trách nhiệm.
Tôi biết làm việc này sẽ không thắng lại họ đâu; nhưng phải làm để lớp trẻ thấy rằng những gì luật pháp đưa ra đều sai hoàn toàn. Mình quyết chiến cho dân tộc Việt Nam chứ không phải cho bản thân mình nữa. Nếu mình không đứng lên được thì người dân Việt Nam sẽ chết dần, chết mòn trong sự ô nhiễm này.”
Theo nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng thì chính quyền Hà Nội đang bối rối vì có ra luật biểu tình hay không thì tình trạng ức chế sẽ khiến dân chúng ‘bùng nổ’ phản kháng.
Gia Minh
Theo RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét