Báo này cho hay, ngày 8 tháng 7, tại hội nghị “Sơ kết 6 tháng Phòng Chống Tệ Nạn Xã Hội của Sài Gòn,” ông Huỳnh Thanh Khiết, phó giám đốc Sở Lao Động Xã Hội (LĐXH) cho biết, Sài Gòn hiện có 17,545 cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm. Đặc biệt nhất là các vũ trường, công ty giải trí biến tướng thành bar, hàng trăm beer club, hàng ngàn quán cà phê đèn mờ, cà phê DJ, cà phê giải khát có tiếp viên nữ… Chỉ trong 6 tháng đầu năm, các đoàn liên ngành Văn Hóa Xã Hội đã tổ chức kiểm tra 2,767 lượt cơ sở, trong đó gần một nửa vi phạm, bị xử phạt gần 11 tỷ đồng.
Báo điện tử VnExpress dẫn lởi ông Trần Văn Ngỡi, phó phòng LĐXH quận 12, cho biết, cơ quan này kiểm tra không xuể các quán cà phê kích dục, mại dâm núp bóng ở địa phương vì quá nhiều. Chỉ riêng dọc quốc lộ 1, đoạn qua quận đã có khoảng 40-50 quán. Dấu hiệu nhận biết là phía trước quán đặt 2 quả dừa và có đèn màu nhấp nháy.
“Quán cà phê mà vô kêu ly nước nào cũng không có. Hỏi một chặp mấy cô ra cười cười, vỗ đùi mình cái độp là biết rồi. Tiệm hớt tóc thì đầy người nhưng chỉ có 2 cái ghế, không có dụng cụ cắt tỉa… và nữ nhân viên nói chỉ biết ráy tai, massage,” ông Ngỡi kể.
Nói về tệ nạn tại khu vực trung tâm thành phố Sài Gòn, bà Lê Thị Phương Châm, trưởng phòng LĐXH quận 1 cho biết, người bán dâm đã rút từ ngoài đường vào các nhà nghỉ, tụ điểm ăn chơi, núp bóng dưới nhiều hình thức tinh vi, biến tướng. Lực lượng chức năng của quận đã kiểm tra, giám sát rất nhiều nhưng “đoàn đi kiểm tra bên dưới thì bên trên họ được báo động.”
Còn theo đại diện phòng LĐXH huyện Củ Chi, trước kia, mại dâm chỉ hoạt động ở trung tâm nhưng nay “đã bung ra toàn thành, chỗ nào cũng có.” Những người hoạt động mại dâm thường là dân nhập cư nhưng cũng có người có trình độ học thức. Họ bán dâm lấy tiền để chi trả việc học hành hoặc đầu tư vào một ngành nghề khác.
Nói với VnExpress, ông Nguyễn Thanh Huyền, Phòng Cảnh sát Điều Tra Phòng Chống Tội Phạm, Công An Sài Gòn cho rằng, nguyên nhân các tệ nạn mại dâm phát sinh do việc giải quyết đang vướng nhiều quy định. “Những người tổ chức cơ sở bán dâm thường chuyển chỗ, xin giấy phép mới khi bị phát hiện. Họ cũng có những phương thức mới để chứng tỏ không liên quan đến người bán dâm nên khó buộc được trách nhiệm.
Một cái khó khác là người bán dâm đang chuyển sang hoạt động trên Facebook, Zalo rất rầm rộ, cung cấp hình ảnh, thông tin về cơ thể để khách lựa chọn. Hay tình trạng mua dâm theo tour du lịch trong, ngoài nước của khách Việt, Hàn Quốc tái diễn trong thời gian gần đây,” ông Huyền biện minh.
Chỉ ra nguyên nhân khiến tệ nạn mại dâm gia tăng thời gian gần đây, đại diện Hội Phụ Nữ thành phố Sài Gòn cho rằng, một phần do người bán dâm tái nghề, song cái chính là người bán dâm hồi gia chỉ được cho 5 triệu đồng học nghề là quá ít, học không đến đâu. Số nghề lại hạn chế, nhiều người không thích, khi đi làm cho thu nhập thấp, cực khổ nên họ quay lại bán dâm.” (Tr.N)
Người Việt
Cà phê kích dục, mại dâm 'đếm không xuể' ở TP HCM
Ngày 8/7, tại hội nghị Sơ kết 6 tháng Phòng chống tệ nạn xã hội của TP HCM, ông Trần Văn Ngỡi - Phó phòng Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) quận 12 - cho biết, đơn vị kiểm tra không xuể các quán cà phê kích dục, mại dâm núp bóng trên địa bàn vì quá nhiều. Riêng dọc Quốc lộ 1, đoạn qua quận 12, có khoảng 40-50 quán. Dấu hiệu nhận biết là phía trước quán đặt 2 quả dừa và có đèn màu nhấp nháy.
"Quán cà phê mà vô kêu ly nước nào cũng không có. Hỏi một chặp mấy cô ra cười cười, vỗ đùi mình cái độp là biết rồi. Tiệm hớt tóc thì đầy người nhưng chỉ có 2 cái ghế, không có dụng cụ cắt tỉa... và nữ nhân viên nói chỉ biết ráy tai, massage", ông Ngỡi kể.
Dù tệ nạn mại dâm tăng, song ông Ngỡi cho rằng rất khó xử lý, kéo giảm, bởi khi triển khai lực lượng kiểm tra một quán thì hàng chục quán khác nghe "động" đóng cửa hết. "Họ cũng lắm cách đối phó, bị thu giấy phép ở chỗ này thì họ sang điểm khác mở làm tiếp. Cũng bởi việc cấp giấy phép dễ quá, họ có giấy của Sở Kế hoạch Đầu tư rồi giấy của quận cấp. Mình thu cái này thì lần sau họ xì cái khác", ông Ngỡi nói.
Nói về tệ nạn tại khu vực trung tâm thành phố, bà Lê Thị Phương Châm - Trưởng phòng LĐTB&XH quận 1 - cho biết, người bán dâm đã rút từ ngoài đường vào các nhà nghỉ, tụ điểm ăn chơi, núp bóng dưới nhiều hình thức tinh vi, biến tướng. Lực lượng chức năng của quận đã kiểm tra, giám sát rất nhiều nhưng "đoàn đi kiểm tra bên dưới thì bên trên họ được báo động".
Để có thể xử lý hình sự về mại dâm là rất khó nên cơ quan chức năng hiện chỉ xử lý hành chính về các vi phạm khác như: bảng lương, giấy khám sức khỏe, phòng cháy chữa cháy... Đây được cho là những bất cập khiến tệ nạn mại dâm tại thành phố không giảm. "Tại đường Ngô Văn Năm, công an mang xe đặc chủng đặt trước cơ sở luôn nên chủ tiệm chuyển sang quận Bình Thạnh hoạt động tiếp. Họ chạy từ chỗ này sang chỗ khác, theo kiểu bình cũ rượu mới chứ không có gì khác", bà Châm nói.
Còn theo đại diện Phòng LĐTB&XH huyện Củ Chi, trước kia mại dâm chỉ hoạt động ở trung tâm nhưng nay "đã bung ra toàn thành, chỗ nào cũng có". Những người hoạt động mại dâm thường là dân nhập cư nhưng cũng có người có trình độ học thức. Họ bán dâm lấy tiền để chi trả việc học hành hoặc đầu tư vào một ngành nghề khác.
"Nhưng phần lớn họ là người lười lao động, muốn dễ kiếm tiền. Trong bao nhiêu giờ, bao nhiêu phút là có được tiền, rất nhẹ nhàng. Hiện mầm mống phát sinh ở các phường, xã nên cần quy trách nhiệm lãnh đạo cấp này để giải quyết", ông này đề xuất.
Chỉ ra nguyên nhân khiến tệ nạn mại dâm gia tăng thời gian gần đây, đại diện Hội Phụ nữ thành phố cho một phần do người bán dâm tái nghề. Hiện, quy định người bán dâm hồi gia chỉ được cho 5 triệu đồng học nghề là quá ít, học không đến đâu. Số nghề lại hạn chế, nhiều người không thích, khi đi làm cho thu nhập thấp, cực khổ nên họ quay lại bán dâm.
Trong khi đó, thượng tá Nguyễn Thanh Huyền – Phòng PC 45 Công an TP HCM – cho rằng nguyên nhân tệ nạn phát sinh còn do việc xử lý các hoạt động liên quan đến mại dâm đang vướng nhiều quy định.
"Những người tổ chức cơ sở bán dâm thường chuyển chỗ, xin giấy phép mới khi bị phát hiện. Họ cũng có những phương thức mới để chứng tỏ không liên quan đến người bán dâm nên khó buộc được trách nhiệm", thượng tá Huyền nói.
Một cái khó khác, theo ông Huyền, là người bán dâm đang chuyển sang hoạt động trên Facebook, Zalo rất rầm rộ, cung cấp hình ảnh, thông tin về cơ thể để khách lựa chọn. Hay tình trạng mua dâm theo tour du lịch trong, ngoài nước của khách Việt, Hàn Quốc tái diễn trong thời gian gần đây.
Kết luận hội nghị, ông Huỳnh Thanh Khiết – Phó giám đốc Sở LĐTB&XH - cho rằng, hoạt động mại dâm trên địa bàn thành phố gia tăng trong 6 tháng đầu năm nguyên nhân một phần do các văn bản quy phạm pháp luật gây hạn chế, có quyết định xử phạt vi phạm nhưng không đóng phạt cũng chưa cưỡng chế được.
"Việc cấp phép kinh doanh quá dễ dàng cũng làm việc kinh doanh mại dâm nở rộ. Hoạt động mại dâm ngày càng tinh vi, biến tướng nên công tác kiểm tra không hiệu quả, việc phối hợp giữa các địa phương chưa đồng bộ", ông Khiết đánh giá và cho biết sắp tới thành phố sẽ buộc các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm làm bản cam kết không để xảy ra tình trạng khiêu dâm, kích dục... và dán trước cơ sở để hạn chế tình trạng mại dâm nở rộ.
TP HCM hiện có 17.545 cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm. Đặc biệt nhất là các vũ trường, công ty giải trí biến tướng thành bar, hàng trăm beer club, hàng nghìn quán cà phê đèn mờ, cà phê DJ, cà phê giải khát có tiếp viên nữ...
Trong 6 tháng đầu năm, các đoàn liên ngành Văn hóa – Xã hội tổ chức kiểm tra 2.767 lượt cơ sở thì gần một nửa có vi phạm, bị xử phạt gần 11 tỷ đồng.
Duy Trần
VNEXPRESS
"...Quán cà phê mà vô kêu ly nước nào cũng không có. Hỏi một chặp mấy cô ra cười cười, vỗ đùi mình cái độp là biết rồi...", cán bộ phòng chống mại dâm ở TP HCM, nói.
Ngày 8/7, tại hội nghị Sơ kết 6 tháng Phòng chống tệ nạn xã hội của TP HCM, ông Trần Văn Ngỡi - Phó phòng Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) quận 12 - cho biết, đơn vị kiểm tra không xuể các quán cà phê kích dục, mại dâm núp bóng trên địa bàn vì quá nhiều. Riêng dọc Quốc lộ 1, đoạn qua quận 12, có khoảng 40-50 quán. Dấu hiệu nhận biết là phía trước quán đặt 2 quả dừa và có đèn màu nhấp nháy.
"Quán cà phê mà vô kêu ly nước nào cũng không có. Hỏi một chặp mấy cô ra cười cười, vỗ đùi mình cái độp là biết rồi. Tiệm hớt tóc thì đầy người nhưng chỉ có 2 cái ghế, không có dụng cụ cắt tỉa... và nữ nhân viên nói chỉ biết ráy tai, massage", ông Ngỡi kể.
Dù tệ nạn mại dâm tăng, song ông Ngỡi cho rằng rất khó xử lý, kéo giảm, bởi khi triển khai lực lượng kiểm tra một quán thì hàng chục quán khác nghe "động" đóng cửa hết. "Họ cũng lắm cách đối phó, bị thu giấy phép ở chỗ này thì họ sang điểm khác mở làm tiếp. Cũng bởi việc cấp giấy phép dễ quá, họ có giấy của Sở Kế hoạch Đầu tư rồi giấy của quận cấp. Mình thu cái này thì lần sau họ xì cái khác", ông Ngỡi nói.
Hoạt động mại dâm ở TP HCM gia tăng và biến tướng dưới nhiều hình thức trong thời gian gần đây. Ảnh: Quốc Thắng |
Nói về tệ nạn tại khu vực trung tâm thành phố, bà Lê Thị Phương Châm - Trưởng phòng LĐTB&XH quận 1 - cho biết, người bán dâm đã rút từ ngoài đường vào các nhà nghỉ, tụ điểm ăn chơi, núp bóng dưới nhiều hình thức tinh vi, biến tướng. Lực lượng chức năng của quận đã kiểm tra, giám sát rất nhiều nhưng "đoàn đi kiểm tra bên dưới thì bên trên họ được báo động".
Để có thể xử lý hình sự về mại dâm là rất khó nên cơ quan chức năng hiện chỉ xử lý hành chính về các vi phạm khác như: bảng lương, giấy khám sức khỏe, phòng cháy chữa cháy... Đây được cho là những bất cập khiến tệ nạn mại dâm tại thành phố không giảm. "Tại đường Ngô Văn Năm, công an mang xe đặc chủng đặt trước cơ sở luôn nên chủ tiệm chuyển sang quận Bình Thạnh hoạt động tiếp. Họ chạy từ chỗ này sang chỗ khác, theo kiểu bình cũ rượu mới chứ không có gì khác", bà Châm nói.
Còn theo đại diện Phòng LĐTB&XH huyện Củ Chi, trước kia mại dâm chỉ hoạt động ở trung tâm nhưng nay "đã bung ra toàn thành, chỗ nào cũng có". Những người hoạt động mại dâm thường là dân nhập cư nhưng cũng có người có trình độ học thức. Họ bán dâm lấy tiền để chi trả việc học hành hoặc đầu tư vào một ngành nghề khác.
"Nhưng phần lớn họ là người lười lao động, muốn dễ kiếm tiền. Trong bao nhiêu giờ, bao nhiêu phút là có được tiền, rất nhẹ nhàng. Hiện mầm mống phát sinh ở các phường, xã nên cần quy trách nhiệm lãnh đạo cấp này để giải quyết", ông này đề xuất.
Chỉ ra nguyên nhân khiến tệ nạn mại dâm gia tăng thời gian gần đây, đại diện Hội Phụ nữ thành phố cho một phần do người bán dâm tái nghề. Hiện, quy định người bán dâm hồi gia chỉ được cho 5 triệu đồng học nghề là quá ít, học không đến đâu. Số nghề lại hạn chế, nhiều người không thích, khi đi làm cho thu nhập thấp, cực khổ nên họ quay lại bán dâm.
Trong khi đó, thượng tá Nguyễn Thanh Huyền – Phòng PC 45 Công an TP HCM – cho rằng nguyên nhân tệ nạn phát sinh còn do việc xử lý các hoạt động liên quan đến mại dâm đang vướng nhiều quy định.
"Những người tổ chức cơ sở bán dâm thường chuyển chỗ, xin giấy phép mới khi bị phát hiện. Họ cũng có những phương thức mới để chứng tỏ không liên quan đến người bán dâm nên khó buộc được trách nhiệm", thượng tá Huyền nói.
Một cái khó khác, theo ông Huyền, là người bán dâm đang chuyển sang hoạt động trên Facebook, Zalo rất rầm rộ, cung cấp hình ảnh, thông tin về cơ thể để khách lựa chọn. Hay tình trạng mua dâm theo tour du lịch trong, ngoài nước của khách Việt, Hàn Quốc tái diễn trong thời gian gần đây.
Kết luận hội nghị, ông Huỳnh Thanh Khiết – Phó giám đốc Sở LĐTB&XH - cho rằng, hoạt động mại dâm trên địa bàn thành phố gia tăng trong 6 tháng đầu năm nguyên nhân một phần do các văn bản quy phạm pháp luật gây hạn chế, có quyết định xử phạt vi phạm nhưng không đóng phạt cũng chưa cưỡng chế được.
"Việc cấp phép kinh doanh quá dễ dàng cũng làm việc kinh doanh mại dâm nở rộ. Hoạt động mại dâm ngày càng tinh vi, biến tướng nên công tác kiểm tra không hiệu quả, việc phối hợp giữa các địa phương chưa đồng bộ", ông Khiết đánh giá và cho biết sắp tới thành phố sẽ buộc các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm làm bản cam kết không để xảy ra tình trạng khiêu dâm, kích dục... và dán trước cơ sở để hạn chế tình trạng mại dâm nở rộ.
TP HCM hiện có 17.545 cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm. Đặc biệt nhất là các vũ trường, công ty giải trí biến tướng thành bar, hàng trăm beer club, hàng nghìn quán cà phê đèn mờ, cà phê DJ, cà phê giải khát có tiếp viên nữ...
Trong 6 tháng đầu năm, các đoàn liên ngành Văn hóa – Xã hội tổ chức kiểm tra 2.767 lượt cơ sở thì gần một nửa có vi phạm, bị xử phạt gần 11 tỷ đồng.
Duy Trần
VNEXPRESS
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét