Vào ngày 10/7-2016, Colombia đã mở cửa biên giới với Venezuela hơn 12 tiếng, trong khoản thời gian đó ước tính đã có 35,000 người Venezuela đi qua biên giới vào đất nước họ để tìm kiếm thức ăn và dụng cụ y tế với giá phải chăng. Hàng trăm người đã vượt qua biên giới bất hợp pháp. Vậy tại sao quá nhiều người Venezuela lại chạy đến Colombia? Cuộc sống thực sự như thế nào ở Venezuela?
Phụ nữ Venezuela sang Colombia mua nhu yếu phẩm. Ảnh: laopinion.com. |
Sự thật là vầy, nền kinh tế của Venezuela, về mọi mặt, đang suy sụp. Lạm phát được ước tính là đang ở mức 400 đến 800 phần trăm, khiến tiền tệ của Venezuela, đồng Bolivar, ngày càng mất giá. Vào tháng 6 2016, gần 90 phần trăm dân số không thể mua nổi đồ ăn. Kể từ khi Venezuela bắt đầu mất đi sự kiểm soát từ năm 2013, những hàng hóa căn bản như đồ ăn, nước và thuốc đã trở nên khó tìm.Điều này, một lần, là vì hệ thống hạn chế khẩu phần của chính phủ, một hệ thống được thiết kế để ngăn chặn người dân tích lũy hàng hóa trước khi lạm phát đẩy giá cả lên.
Người Venezuelans chỉ được cho phép mua hàng 2 ngày mỗi tuần ở các tiệm tạp hóa điều hành bởi chính phủ, một điều thường dẫn đến những cảnh xếp hàng dài và những gian hàng trống rỗng. Và, mặc dù những hàng hóa căn bản có thể tìm thấy trên chợ đen, đa số người không có đủ tiền để mua nó, vì nhu cầu cao và không có sự kiểm soát giá cả đã dẫn đến những giá bán trên trời.
Vào tháng 6 2016, sự giận dữ về sự thiếu thốn đồ ăn đã nổ tung thành những vụ bạo loạn, dẫn đến hàng trăm cửa hàng bị ăn cắp và ít nhất 5 người chết. Sự khủng hoảng kinh tế của Venezuela cũng đã dẫn đến những phiên cúp điện. Cho 40 ngày vào năm 2016, chính phủ đã cắt diện cho hơn phân nửa tiểu bang của đất nước cho hơn 4 tiếng mỗi ngày, khiến nhà cửa, doanh nghiệp và bệnh viện phải hoạt động bằng máy phát điện và đèn cầy.
Trong những nỗ lực khác để tiết kiệm năng lượng, chính phủ đã đẩy đồng hồ đi trước nửa tiếng và rút ngắn thời gian làm việc xuống còn chỉ 2 ngày. Rạn nứt hơn nữa là hệ thống y tế của Venezuela. Dựa theo Liên Đoàn Dược Phẩm, những cơ sở y tế của đất nước thiếu gần 80 phần trăm những dụng cụ căn bản cần thiết để chữa bệnh cho người dân. Điều này nghĩa là nhiều bệnh viện không chỉ thiếu những công nghệ tiên tiến, như X-ray hoặc máy lọc máu, mà còn thiếu giường, kim, xà bông và thậm chí giấy.
Và bởi vì chính phủ có quá ít ngoại tệ để mua hàng nhập khẩu, thuốc cũng trở nên khan hiếm, và nhiều người đã chết vì nhiễm trùng và những bệnh có thể được điều trị khác. Hơn nữa, nhiều bệnh viện ở Venezuela đã mất dần nhân sự có kinh nghiệm, khi các bác sĩ và y tá rời khỏi đất nước để tìm kiếm những công việc có lương cao hơn. Và những điều này xảy ra trong một Venezuela có mức tội phạm bạo lực, buôn lậu ma túy và tham nhũng cực kỳ cao.
Thành phố lớn nhất Venezuela, Caracas đã được gọi là thành phố nguy hiểm nhất thế giới, với mức ám sát 120 cho mỗi 100,000 người. Rất nhiều tội phạm của đất nước đến từ việc vận chuyển ma túy từ Colombia đến Hoa Kỳ. Trong đa số trường hợp, các nạn nhân không thể dựa vào lực lượng an nình để giúp đỡ, vì cảnh sát cũng thường xuyên vi phạm tội. Dựa theo tổ chức theo dõi nhân quyền, một trong năm tội phạm được thực hiện bởi cảnh sát viên, và cảnh sát viên đã giết hàng ngàn người vô tội.
Dĩ nhiên, đây chỉ là một cái nhìn nhỏ về cuộc sống ở Venezuela trong khi đất nước họ đang ở điểm thấp nhất trong lịch sử hiện đại. Mặc dù từ lâu nạn nghèo đói, bạo lực và tham những đã lộng hành, cuộc sống hàng ngày ít tồi tệ hơn so với 5, 10 hoặc 10 năm trước đây, trong khi nhu cầu cho dầu khí vẫn còn cao. Nhưng vào năm 2016, khi giá dầu sụp đổ, tiêu chuẩn sống ở Venezuela đã trở nên tồi tệ hơn từng ngày một và hàng ngàn người đã chạy trốn đến Mỹ và những nơi khác. Tất cả những yếu tố đó đã làm sụp đổ nền kinh tế Venezuela trong một khoản thời gian rất ngắn, khiến nó trở thành một trong những “nền kinh tế tồi tệ” nhất thế giới.
Theo Seeker Daily, What is life like in Venezuela?
Ku Búa
(@ Café Ku Búa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét