Ổn định xã hội là gì?
Ổn định xã hội là một quan điểm xã hội học cho rằng một nhóm luôn luôn tìm cách duy trì cân bằng bằng cách loại bỏ những ý tưởng và cá nhân không đồng ý với quan điểm phổ biến. Điều này giúp giữ cho xã hội được cân bằng và thúc đẩy sự chung sống hài hòa. Sự thiếu ổn định xã hội gây cách mạng và tình trạng bất ổn trong nhóm xã hội.
Ổn định xã hội tập trung vào việc làm cách nào để tất cả các bộ phận khác nhau của xã hội tương hợp với nhau. Đó là một lối tư duy phấn đấu cho tính mềm mỏng trong mọi tương tác ở một nhóm xã hội, mà ưu tiên và khen thưởng các hành vi mà nhóm đó muốn khuyến khích và tìm cách để công khai kìm chế các hoạt động mà họ không mong muốn. Lý thuyết xã hội học này cũng được gọi là trạng thái cân bằng xã hội vì nó dựa trên ý tưởng cho rằng tất cả các tầng lớp xã hội muốn sống trong sự hài hòa và lọai bỏ những suy nghĩ và hành động mà trái ngược với kỳ vọng đó.
Nguyên tắc này phổ biến trong các xã hội giáo điều, trong các nhóm và giới tôn giáo độc quyền. Nó phản đối ý kiến bên ngoài và thay vào đó cố gắng nhấn mạnh hợp tác với các thành viên khác của xã hội để duy trì một mạng lưới ổn định.
Ổn định xã hội thường phải trải qua những thay đổi nhỏ theo thời gian. Khi các phương thức truyền thông và các công nghệ mới nổi lên, các nền văn hóa du nhập các khía cạnh phù hợp với tư tưởng của họ và làm cho cuộc sống của họ dễ dàng hơn. Điều này, đến lượi nó, sẽ gây ra những điều chỉnh đối với những gì đã được chấp nhận như là một phần của sự ổn định xã hội về lâu về dài.
Ổn định chính trị là gì?
Ổn định chính trị là độ bền vững và tính toàn vẹn của một chế độ chính quyền hiện hành. Điều này được xác định dựa trên lượng bạo lực và khủng bố diễn ra trong cả nước và bởi các công dân liên quan đến nhà nước. Một xã hội ổn định là một xã hội trong đó người dân hài lòng với đảng cầm quyền và hệ thống điều hành và không quan tâm đến ý tưởng cách mạng, hay chuyên quyền.
Một bối cảnh chính trị ổn định là bối cảnh trong đó chính quyền được lòng nhân dân và không bị các chỉ báo mạnh mẽ về tình trạng bất ổn xã hội. Trong khi những vấn đề nội bộ ở bất cứ quốc gia và vào thời chiến tranh hoặc khó khăn đều phổ biến, thì một hệ thống chính trị ổn định là hệ thống có thể chịu đựng được những sự cố này mà không để xảy ra biến động xã hội lớn và có sức chịu đựng liên tục trước những bối cảnh này.
Phần nhiều khả năng tự tồn của một hệ thống chính trị phụ thuộc vào cách lãnh đạo ứng phó với khủng hoảng. Người dân phải hài lòng cách các nhà lãnh đạo xử lý các vấn đề và các giải pháp mà họ đưa ra nếu không thì hậu quả của những sự kiện này dẫn đến sụp đổ của hệ thống chính quyền các cấp và các cơ quan chính phủ. Các cuộc cách mạng, chủ nghĩa khủng bố và bạo lực công cộng đều có liên quan đến thất bại về ổn định chính trị.
Ổn định chính trị đòi hỏi công chúng phải được tương tác một cách tự do và cởi mở với các nhà lập pháp một cách thường xuyên. Việc cho các cá nhân có tiếng nói về cách thức điều hành quốc gia giúp tăng cường sự ổn định của khu vực.
Trích từ một góc của tôi
(Tạp Chí Phía Trước)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét