Hai thủ quỹ của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) tại Hà Nội ngày 23/8/2012. Ảnh minh họa. AFP photo |
Gần đây, tình trạng tiền gửi trong tài khoản của khách hàng biến mất xảy ra liên tiếp, song các Ngân hàng đều chối bỏ trách nhiệm. Phải chăng, đây là một lỗi trầm trọng của hệ thống Ngân hàng ở VN?
Dư luận nói gì?
Thời gian gần đây, báo chí ở VN liên tiếp đưa tin về tình trạng các khách hàng bị mất tiền, từ mấy chục triệu đến hàng chục tỷ đồng trong tài khoản ngân hàng. Ví dụ, một khách hàng VietcomBank đã bị mất 500 triệu đồng trong tài khoản; Công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển Quang Huân ở Sài gòn đã bị mất 26 tỷ đồng tại Ngân hàng VPBank; hay việc một khách hàng khác ở Hà nội gửi hơn 4,2 tỉ đồng cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) thì số tiền này đã được chuyển qua một tài khoản khác mà chủ nhân không hề hay biết v.v...
Từ Sài Gòn, bà Nguyễn Thị Bích Ngà, một nhà kinh doanh thực phẩm thấy rằng, đó là biểu hiện của lề lối làm ăn vô trách nhiệm của các Ngân hàng và điều đó đã khiến bà hết sức lo ngại. Bà nói với chúng tôi:
Hiện nay trong giao dịch điện tử thì khách hàng có thể không dùng chữ ký, tóm lại không chứng minh được cái hành vi hay ý chí của người gửi thì ngân hàng phải chịu trách nhiệm. - LS. Hà Huy Sơn“Khi thấy tình trạng Ngân hàng làm mất tiền của khách trong tài khoản, rồi còn bắt khách hàng tự chứng minh lỗi không thuộc về khách, rồi phải dính vào các vụ kiện cáo kéo dài và đùn đẩy thì người ta sẽ cũng có tâm lý như tôi là không muốn dính dáng tới. Có lẽ một vài ngày tới tôi sẽ chuyển tiền của mình sang một ngân hàng nước ngoài khác có chi nhánh ở VN.”
Theo TS. Nguyễn Quang A, một Ngân hàng khôn ngoan sẽ không nên có cách ứng xử như vậy, theo ông Ngân hàng phải tiến hành bồi thường và chấn chỉnh hệ thống của mình để giữ uy tín, tạo lòng tin cho khách hàng. Ông cho biết:
“Tôi nghĩ rằng nếu đúng là tiền của khách hàng gửi trong ngân hàng bị “bốc hơi” thì ngân hàng phải chịu trách nhiệm 100%. Ngân hàng không được phép đổ cho hacker hay hệ thống của mình, bởi vì đấy là trách nhiệm của ngân hàng và phải đền bù cho họ, bất luận là ai làm sai. Ngân hàng với trách nhiệm nhận tiền gửi thì đấy là nghĩa vụ hàng đầu.”
Trả lời câu hỏi dưới góc độ luật pháp ở VN, đã quy định thế nào về trách nhiệm của các Ngân hàng đối với tiền gửi của khách hàng?
Theo LS. Hà Huy Sơn, khoản 22, Điều 4, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định “Tài khoản thanh toán là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng mở tại ngân hàng, để sử dụng các dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung ứng”. Và theo Quyết định số 1284/2002/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước VN thì trách nhiệm của ngân hàng là “kiểm soát các lệnh thanh toán của khách hàng, đảm bảo lập đúng thủ tục quy định, hợp pháp, hợp lệ và khớp đúng với các yếu tố đã đăng ký….”. Theo ông, trong các vụ việc vừa xảy ra, trách nhiệm chính là thuộc về Ngân hàng. Ông giải thích:
“Theo luật thì những vụ việc này phải dựa vào các tình tiết cụ thể của vụ việc. Nhưng về quy định chung thì Ngân hàng nhận tiền của người gửi thì họ phải có trách nhiệm, tức là làm mất tiền mà không phải lỗi của người gửi thì Ngân hàng phải bồi thường. Đương nhiên phải tuân thủ các pháp luật của VN.”
Theo báo Thanh Niên, cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sỹ Kiêm đã khẳng định rằng"Khi sự cố xảy ra, kinh nghiệm các NH trên thế giới là không đổ lỗi cho khách hàng, bởi khi nhận tiền gửi vào của khách, trách nhiệm và nghĩa vụ đầu tiên của NH là phải áp dụng các biện pháp an toàn đảm bảo tiền của khách không bị thất thoát. Nếu tiền bốc hơi mà không có chữ ký của khách hàng, NH trích từ quỹ rủi ro bồi thường trước, lỗi phải của ai sẽ làm rõ sau đó".
Ai chịu trách nhiệm?
TS. Nguyễn Quang A đã đồng tình với ý kiến của ông Cao Sỹ Kiêm. Khi chúng tôi đề nghị giải thích về Quỹ đền bù rủi ro của Ngân hàng theo quy định, ông cho biết:
“Quỹ đền bù rủi ro của ngân hàng là khoản tổng thu nhập trừ đi tổng chi phí hay còn gọi là lợi nhuận gộp, trong lợi nhuận gộp sẽ phải trích rất nhiều các quỹ để đề phòng phòng ngừa rủi ro. Nghĩa là lấy từ khoản lợi nhuận của ngân hàng để đền bù cho khách hàng, còn sẽ hạ hồi phân giải ai đúng ai sai về sau. Tôi nghĩ một cách hành xử đúng thì phải như vậy.”
Nói về hệ quả tình trạng xảy ra tràn lan như vậy, bà Nguyễn Thị Bích Ngà cho rằng, cách giải quyết của các Ngân hàng cho thấy, đó là sự trốn tránh trách nhiệm và theo bà cách hành xử này không sòng phẳng, có ảnh hưởng đến uy tín và rất nguy hiểm cho chính hình ảnh của họ. Bà cảnh báo:
“Các ngân hàng liên tục làm mất tiền của khách và hành xử vô trách nhiệm không chịu hiểu, bây giờ là thời của Kinh tế Thị trường, người ta sẽ có rất nhiều lựa chọn. Vì thế họ sẽ bị mất một lượng lớn khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng trong tương lai. Điều đó sẽ phá sản niềm tin, mà ngân hàng không có niềm tin thì chắc chắn sẽ phá sản rồi.”
Chúng tôi đã liên lạc tới Phòng Chính sách an toàn ngân hàng, thuộc Ngân hàng Nhà nước VN để tìm hiểu về vấn đề này, thì được yêu cầu gửi văn bản để xem xét và trả lời.
Nói về nguyên nhân gốc rễ của tình trạng vô trách nhiệm của hệ thống Ngân hàng ở VN hiện nay, là điều đã khiến cho khách hàng hết sức lo lắng và hoài nghi, thậm chí họ còn có tư tưởng tháo chạy, để bảo về tài sản của cá nhân. TS. Nguyễn Quang A khẳng định:
“Quỹ đền bù rủi ro của ngân hàng là khoản tổng thu nhập trừ đi tổng chi phí hay còn gọi là lợi nhuận gộp, trong lợi nhuận gộp sẽ phải trích rất nhiều các quỹ để đề phòng phòng ngừa rủi ro. Nghĩa là lấy từ khoản lợi nhuận của ngân hàng để đền bù cho khách hàng, còn sẽ hạ hồi phân giải ai đúng ai sai về sau. Tôi nghĩ một cách hành xử đúng thì phải như vậy.”
Nói về hệ quả tình trạng xảy ra tràn lan như vậy, bà Nguyễn Thị Bích Ngà cho rằng, cách giải quyết của các Ngân hàng cho thấy, đó là sự trốn tránh trách nhiệm và theo bà cách hành xử này không sòng phẳng, có ảnh hưởng đến uy tín và rất nguy hiểm cho chính hình ảnh của họ. Bà cảnh báo:
“Các ngân hàng liên tục làm mất tiền của khách và hành xử vô trách nhiệm không chịu hiểu, bây giờ là thời của Kinh tế Thị trường, người ta sẽ có rất nhiều lựa chọn. Vì thế họ sẽ bị mất một lượng lớn khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng trong tương lai. Điều đó sẽ phá sản niềm tin, mà ngân hàng không có niềm tin thì chắc chắn sẽ phá sản rồi.”
Chúng tôi đã liên lạc tới Phòng Chính sách an toàn ngân hàng, thuộc Ngân hàng Nhà nước VN để tìm hiểu về vấn đề này, thì được yêu cầu gửi văn bản để xem xét và trả lời.
Nói về nguyên nhân gốc rễ của tình trạng vô trách nhiệm của hệ thống Ngân hàng ở VN hiện nay, là điều đã khiến cho khách hàng hết sức lo lắng và hoài nghi, thậm chí họ còn có tư tưởng tháo chạy, để bảo về tài sản của cá nhân. TS. Nguyễn Quang A khẳng định:
Tôi nghĩ rằng nếu đúng là tiền của khách hàng gửi trong ngân hàng bị “bốc hơi” thì ngân hàng phải chịu trách nhiệm 100%. Ngân hàng không được phép đổ cho hacker hay hệ thống của mình... - TS. Nguyễn Quang A
“Đây là một lỗi hệ thống của hệ thống ngân hàng, song ngân hàng lại một bộ phận nhỏ nằm trong một hệ thống lớn. Về sâu xa thì cái hệ thống lớn đó đã quen cái chuyện chối bỏ trách nhiệm, nó là người đầu têu để phá hoại sự tin cậy của người dân với nhau. Chừng nào cái gọi là sự tin cậy chung ở trong xã hội không cao và bị hủy hoại, thì chừng đó sẽ không có sự phát triển bền vững và cái đó trở thành cái nguy hại.”
Trả lời câu hỏi, khách hàng cần phải làm gì khi bị rơi vào tình cảnh như vậy?
LS. Hà Huy Sơn giải thích:
“Theo luật thì phải xem người gửi tiền họ có lỗi hay không và vụ việc tranh chấp phải được đưa ra tòa án để giải quyết. Việc rút tiền ra khỏi ngân hàng mà không có bằng chứng khách hàng rút, thì Ngân hàng phải chịu trách nhiệm. Hiện nay trong giao dịch điện tử thì khách hàng có thể không dùng chữ ký, tóm lại không chứng minh được cái hành vi hay ý chí của người gửi thì ngân hàng phải chịu trách nhiệm.”
Tại điều 618 Bộ luật Dân sự năm 2005 đã quy định rõ: “Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”. Theo đó, Ngân hàng phải bồi thường trước cho khách hàng, sau đó có thể yêu cầu bồi thường hoặc yêu cầu cơ quan điều tra xem xét các cá nhân có liên quan đã gây thiệt hại cho ngân hàng.
Anh Vũ
(RFA)
Trả lời câu hỏi, khách hàng cần phải làm gì khi bị rơi vào tình cảnh như vậy?
LS. Hà Huy Sơn giải thích:
“Theo luật thì phải xem người gửi tiền họ có lỗi hay không và vụ việc tranh chấp phải được đưa ra tòa án để giải quyết. Việc rút tiền ra khỏi ngân hàng mà không có bằng chứng khách hàng rút, thì Ngân hàng phải chịu trách nhiệm. Hiện nay trong giao dịch điện tử thì khách hàng có thể không dùng chữ ký, tóm lại không chứng minh được cái hành vi hay ý chí của người gửi thì ngân hàng phải chịu trách nhiệm.”
Tại điều 618 Bộ luật Dân sự năm 2005 đã quy định rõ: “Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”. Theo đó, Ngân hàng phải bồi thường trước cho khách hàng, sau đó có thể yêu cầu bồi thường hoặc yêu cầu cơ quan điều tra xem xét các cá nhân có liên quan đã gây thiệt hại cho ngân hàng.
Anh Vũ
(RFA)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét