Hà Văn Thịnh - Bịp bợm! - Tiến Bộ

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Ba, 6 tháng 9, 2016

Hà Văn Thịnh - Bịp bợm!


Bài báo cho biết, quan chức nước ta, cứ tham nhũng - rồi, sắp sửa bị truy tố là y như rằng cáo bệnh và... luật pháp cho qua(?!)

Tác giả bài báo ngầm định rằng đó là do truyền thống "nhân văn"(?) tự ngàn xưa là "ốm tha, già thải"?

Cha mẹ ơi!

Từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, có ở nước nào, khi nào, cứ gây ra tội ác tày trời (cướp bóc miếng ăn của hàng triệu người nghèo), mà chẳng hề phải băn khoăn chút chút gọi là, vì đã có trăm phương ngàn kế... bảo kê? 

Trong đó, cáo bệnh và được tòa án "TÁCH" vụ việc ra xử lý riêng, để cứt trâu hóa bùn là coi như... hơn cả OK?

"LÝ LẼ" trên chỉ có mấy thằng điên mới tin, bởi, thực chất của vấn đề là CHÚNG NÓ BAO CHE CHO NHAU, miễn là có cái cớ nào đó.

Chỉ cần lập Hội đồng Giám định Y khoa độc lập (nếu cần, mời cả nước ngoài) là ốm thật, ốm giả lòi ra ngay lập tức.

Đọc tin Tàu - ghét nó trăm ngàn thứ, nhưng, phải ghi nhận rằng, Tàu nó chống tham nhũng gần như thật (khoảng 80%). 

Bằng chứng là trong 10 năm qua, có đến 5.000 quan chức tham nhũng bị tử hình!

Chỉ tính trong 1 năm (7.2015 - 7.2016), có đến 30 tướng lĩnh tự tử vì biết không thể thoát được cái án 20 năm tù trở lên do tham nhũng!

Đọc bài báo mà uất nghẹn (không trách nhà báo nhiều) vì chúng nó coi thường Dân quá!

90 triệu người chỉ ngang tầm cừu (trong đó tất nhiên là có tôi, cũng chỉ biết kêu như... dê!).

Những kẻ chăn cừu muốn làm chi thì làm...

Hà Văn Thịnh

(FB Hà Văn Thịnh)

..............

               “Tại sao tham nhũng lại bị tâm thần nhiều thế!”

Kết quả hình ảnh cho bệnh viện tâm thần

Trong tuần qua, dư luận cả nước lại được chứng kiến “màn kịch” thường thấy của quan chức khi bị cơ quan thanh tra, kiểm tra, điều tra “sờ gáy”!

Công bằng mà nói, chẳng cứ gì ông Trịnh Xuân Thanh, nhiều cán bộ mỗi khi bị cơ quan điều tra hoặc tòa án triệu tập đều có “lý do chính đáng” là đang nằm viện hoặc đi chữa bệnh! Có lần nguyên chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã phải thốt lên rằng: “Tại sao tham nhũng lại bị tâm thần nhiều thế!”.

Có lẽ ở nước ta câu thành ngữ “ốm tha, già thải” ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng.

Trước đây, vào đầu những năm 1990, trong vụ án tham nhũng xảy ra ở Cục Dự trữ quốc gia, vai trò chính trong vụ án là ông T., phó cục trưởng, nhưng chẳng hiểu vì sao ông T. bị “tâm thần”, thế là vụ án bị “cắt khúc”.

Còn ở Tiền Giang, có ông Nguyễn Văn Nên - nguyên phó phòng cảnh sát điều tra công an tỉnh - sắp bị truy tố thì cũng bị tâm thần, phải tách ra không xử được.

Nhiều trường hợp chỉ vì người tham gia tố tụng “bị bệnh” mà gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng.

Trong vụ Lã Thị Kim Oanh, tòa định triệu tập nguyên một vị lãnh đạo cấp cao ra tòa với tư cách người làm chứng, nhưng mới nghe như vậy ông này đã phải “vào viện cấp cứu”.

Còn một ông nguyên là bộ trưởng bị truy tố trong vụ đại án Dương Chí Dũng chưa ra tòa thì đã cáo bệnh nên phải tách ra xử lý sau.

Gần đây, Cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại TP Vũng Tàu, một số cán bộ có liên quan cũng “cáo bệnh” nên được tại ngoại.

Tình trạng cán bộ sai phạm cáo bệnh khá phổ biến hiện nay nhưng chưa có “thuốc” nào đặc trị.

Trong lúc Tổng bí thư chỉ đạo và Bộ Chính trị đang cho kiểm tra, làm rõ việc để xảy ra thua lỗ hơn 3.000 tỉ đồng ở Tổng công ty CP Xây lắp dầu khí (PVC); Thủ tướng giao Bộ Công an và Thanh tra Chính phủ làm rõ những sai phạm của ông Trịnh Xuân Thanh thì ông này xin nghỉ phép để “trị bệnh”!

Không biết công tác quản lý cán bộ như thế nào mà việc ông Thanh xin nghỉ phép trị bệnh ở đâu hay tình trạng bệnh tật của ông Thanh thế nào ít ai biết?

Dư luận đang rất quan tâm đến “bệnh tình” của ông Trịnh Xuân Thanh. Có lẽ sắp tới ông Trịnh Xuân Thanh sẽ xuất trình một “bệnh án” hoặc một bản kết luận giám định pháp y về tình trạng bệnh tật của ông cho tổ chức biết, và nếu tình trạng bệnh tật của ông Trịnh Xuân Thanh “nghiêm trọng” thì liệu việc tiến hành kiểm điểm, xử lý đối với ông Thanh có được tiếp tục hay không?

“Chạy bệnh”

Nhiều người cho rằng nên bổ sung cụm từ “chạy bệnh” vào sau các từ: chạy chức, chạy quyền, chạy án, chạy luân chuyển...

Trong đó “chạy bệnh” dễ hơn chạy các thứ khác. Hơn nữa, có ai kiểm tra được tính xác thực của các bệnh án và bản giám định pháp y đâu!

Mặc dù theo quy định của pháp luật thì kết luận pháp y cũng chỉ là một nguồn chứng cứ để cơ quan tiến hành tố tụng tham khảo, có quyền tin hay không tin.

Tuy nhiên, thực tiễn thì dù không tin cơ quan tiến hành tố tụng cũng không dám bác bỏ, bởi lẽ mình không có chuyên môn này.

Cùng lắm là yêu cầu giám định lại, chứ chưa có trường hợp nào cơ quan tiến hành tố tụng thẳng thừng bác bỏ.

Đây cũng là cái “mai rùa” rất cứng và an toàn để những quan tham ẩn nấp!

ĐINH VĂN QUẾ (nguyên chánh tòa hình sự TAND tối cao)

(Tuổi Trẻ)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad