Jonathan London - Học tiếng Hán làm gì? Chủ yếu là … mất công ? - Tiến Bộ

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Hai, 5 tháng 9, 2016

Jonathan London - Học tiếng Hán làm gì? Chủ yếu là … mất công ?


Kết quả hình ảnh cho Jonathan London
Gs  Jonathan London
Về tranh cãi ‘học tiếng Hán làm gì ?’ Tôi xin góp ý ngắn gọn: Việt Nam không nên mất quá nhiều thời gian và quá nhiều công sức trong việc học tiếng Hán.

Việc học tiếng Hán chỉ cần thiết cho những người cần…. v.d. cho những người đang hay có ý định sống ở Hoa Lục, hoặc có việc với Trung Quốc, có quan tâm sâu sắc đến lịch sử của đất nước và nhất là sự phát triển của tiếng Việt, những người buôn bán, những mục đích bảo vệ đất nước, bãi biển Đà Nẵng của Việt Nam v.v….còn đối với những người khác…. hỏi học tiếng Hán để làm gì là đúng… là một câu hỏi sâu sắc.

Mặt khác, có khá nhiều lý do để không học. Trong đó, đối với tôi lý do lớn nhất và đúng nhất đó là mất công ! Nghe có vẻ hoặc thực chất là quá đáng, có lẽ không nên nói thế….. Xin giải thích thế này:

Khi còn đang sống ở HK cả hai nhóc trong nhà (8 tuổi và 6 tuổi) đều ‘được’ hoặc buộc phải học tiếng phổ thông (Mandarin) ít nhất năm tiết trong tuần. Thực ra, nếu chúng học tiếng Quảng Đông tôi sẽ yên tâm hơn vì lúc đó chúng tôi đang sống ở HK. Mặc dù hai con của tôi học tiếng Hán rất giỏi, đặc biệt là đứa lớn nhưng không vì thế mà tôi buồn, còn bây giờ thì tôi rất vui vì chúng sẽ không phải học tiếng Hán nữa.

Vì sao? Vì theo tôi, học tiếng Hán là vô cùng không hiệu quả (cả về thời gian lẫn về sự phát triển con người) … tuy là một ngôn ngữ dù giàu truyên thống đi nữa nhưng phải nói là vô cùng mất công ….

Trẻ em Việt Nam vốn đã phải mang gánh nặng lớn bởi nền giáo dục phô thông/thêm của mình…vì vậy, thực sự là nên tập trung vào việc giáo dục trẻ em tốt đã. Nếu có vài phần trăm học sinh (hoặc có cha mẹ) muốn học tiếng Tầu thì ok…

Ở các nước nói tiếng Hán, nhất là Hoa Lục và Hồng Kông, trẻ em phải dành quá nhiều thời gian để thuộc lòng vô số chữ của một hệ thống viết vô cùng phi logic…. cách học duy nhất là học thuộc lòng.

Ừ thì biết rằng tiếng Nhật cũng khó ở chỗ đó. Ừ thì biết rằng tiếng Hán có một vị trí cốt yếu trong lịch sử ngôn ngữ học của Việt Nam. Nhưng tôi đã thấy trực tiếp số phận của bao nhiều trẻ em ở HK không có thời gian để nghỉ ngơi và để phát triển một cách bình thường. Con tôi có máy bạn cuối tuần chả đi đâu cả, chỉ học chữ mà thôi. buồn!

Ở Đồng Á, hai nước Triều Tiên và Việt Nam khá là may mắn khi đã thoát khỏi hệ thống ngôn ngữ lỗi thời của Hoa Lục. Như ta biết, Hangul của Hàn Quốc mới phát triển từ thế kỷ 16 và theo hệ thống alphabet chứ không phải là một writing system based on characters (chữ viết dựa trên ký tự). Dù ngữ pháp của tiếng Hàn không dễ nhưng ít nhất hệ thống viết cực kỳ đơn giản, dễ học. Ta có thấy một tỷ lệ lớn người Hàn Quốc học tiếng Hán không ? Không.

Cụ thể, tôi đề nghị như thế này; Đừng buộc trẻ em Việt Nam học tiếng Hán. Nếu chúng muốn học thì sẽ tạo điều kiện. V/v làm sao dạy trong trường cấp III hay cấp II thì tôi không nói. Chỉ xin đề nghị rằng không hề có bất cứ lý do tốt nào đề bắt buộc một tỷ lệ lớn trẻ em Việt Nam học tiếng Hán cả.

Nếu không đồng ý với ý kiến của mình thì o.k. Nếu dạy tiếng Hán thì xin đừng hiểu ý sai. Nếu đang ăn lương của Học Viện Không tử hay có âm mưu thì tôi cũng hiểu. Cũng sẵn sàng thừa nhận quan điểm của mình về vấn đề này là hơi quá … (ngay trong gia đình của tôi có một trong những học giả hàng đầu trên thé giới về vấn đề dậy tiếng Hán mà… )

Chỉ muốn trẻ em Việt Nam để lớn lên một cách vui vẻ. Để bay và không bị bắt.

 Jonathan London

(Blog Xin Lỗi Ông)

Hơi lâu không viết bài vì mới chuyển nhà… nhiều việc quá. cảm ơn đã chờ bài…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad