Nixon đã cản trở hòa đàm ở Việt Nam như thế nào? - Tiến Bộ

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Tư, 4 tháng 1, 2017

Nixon đã cản trở hòa đàm ở Việt Nam như thế nào?


Tổng thống Richard Nixon

Tư liệu mới phát hiện cho hay Tổng thống Richard Nixon có thể đã tìm cách cản trở hòa đàm với hai phe ở Việt Nam năm 1968 vì quan ngại bầu cử.

John A. Farrell, tác giả cuốn "Richard Nixon: The Life" sắp xuất bản, nói Nixon đã yêu cầu các trợ lý ngăn cản tiến trình hòa đàm mà ông cho là có thể giúp đối thủ của ông, Phó Tổng thống Hubert H. Humphrey, chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 1968.

Trong bài viết trên báo The New York Times hôm 31/12/2016 với tựa đề 'Sự phản bội Việt Nam của Nixon' (Nixon's Vietnam Treachery), Farrell công bố một số chi tiết mới tìm thấy trong các thư từ của H. R. Haldeman, trợ lý thân cận của Nixon.

Việc kìm hãm hòa đàm này có thể đã khiến Hoa Kỳ dấn thêm bốn năm nữa vào cuộc chiến Việt Nam.
Nixon thực tế luôn luôn bác bỏ điều này. Trong một cuốn băng ghi lại cuộc trò chuyện giữa ông ta và người tiền nhiệm Nixon ở Nhà Trắng, ông nói: "Trời ạ. Tôi không bao giờ làm điều gì để phía Nam Việt Nam không muốn ngồi vào bàn đàm phán".

Tuy nhiên các thư từ của Haldeman cho thấy là ông ta đã nói dối.

Theo Farrell, hậu quả của hành động này của Nixon có thể còn kinh khủng hơn những gì xảy ra trong bê bối Watergate.

Hai Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Richard Nixon
Hai Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Richard Nixon
Vào mùa thu năm 1968, Nixon đang ở thế thắng so với Humphrey, nhưng khoảng cách thu hẹp lại vào khoảng tháng 10. Henry A. Kissinger, lúc đó chỉ là một cố vấn theo đảng Cộng hòa, báo cho Nixon rằng Johnson đang cân nhắc ngừng ném bom Bắc Việt Nam với điều kiện Liên Xô hứa khuyến khích Hà Nội tham gia đàm phán chấm dứt cuộc chiến mà tới khi đó đã làm 30.000 người Mỹ thiệt mạng.

Tổng thống Việt Nam Cộng hòa khi đó là Nguyễn Văn Thiệu đang lo lắng Johnson có thể bán đứng ông ta. Tính toán của Nixon là nếu có thể cản trở Thiệu tham gia đàm phán thì ông ta có thể tuyên bố rằng các động thái của Johnson chỉ là xảo thuật chính trị.

Người được giao thực hiện công việc này là Anna Chennault (Trần Hương Mai), người Mỹ gốc Hoa, chuyên trách gây quỹ cho Nixon và có quan hệ rộng khắp châu Á.

Trong một văn bản mà Hadelman ghi lại lời của Nixon có dòng "! Hãy để Anna Chennault làm việc" với Nam Việt Nam.

"Có cách nào khác để ngăn cản nữa không? RN [Richard Nixon] có thể làm bất cứ điều gì."

Nixon cũng ra lệnh cho Haldeman bảo Rose Mary Woods, thư ký riêng của ông ta, liên lạc với một người gốc Hoa khác có quan hệ với phong trào dân tộc chủ nghĩa Trung Hoa là Louis Kung và kiến nghị ông ta gây thêm áp lực với ông Thiệu.

Nixon nói: "Bảo ông ta cứng rắn nhé".

Phạm luật

Haldeman đã ghi lại lời của Nixon trên tư liệu mới phát hiện
Haldeman đã ghi lại lời của Nixon trên tư liệu mới phát hiện
Một người khác cũng giúp Nixon lúc đó là Tổng thống Đài Loan Tưởng Giới Thạch.
Nixon còn ra lệnh cho người cùng tranh cử với ông ở chức phó tổng thống, Spiro T. Agnew, dọa Giám đốc Cục Tình báo Trung ương CIA Richard Helms là nếu muốn giữ chức thì phải hợp tác trong việc này.

Sở dĩ Nixon giấu nhẹm các hành động nói trên là vì chúng vi phạm luật liên bang cấm các công dân tìm cách "cản trở các chính sách của Nhà nước."

Các luật sư của ông được lệnh giữ bí mật cuộc vận động bầu cử 1968. Thế nhưng qua nhiều năm, các chi tiết dần dần vỡ lở.

Tất nhiên không có gì bảo đảm rằng nếu không có can thiệp của Nixon thì tiến trình hòa đàm sẽ diễn ra cũng như chiến tranh sẽ chấm dứt.

Nhưng vào thời điểm đó, Tổng thống Johnson và các cố vấn của ông đã từng tin tưởng vào khả năng này.

Khi Johnson được tin về can thiệp của Nixon, ông đã ra lệnh theo dõi các bước đi của Nixon và thậm chí còn cho đây là một "sự phản bội".

Tuy nhiên ông đã không công bố điều này vì cho rằng chưa đủ chứng cứ.

Nixon sau đó được bầu làm tổng thống.

(BBC)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad