Vì sao người Nhật thích Việt Nam? - Tiến Bộ

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2017

Vì sao người Nhật thích Việt Nam?


Để tìm hiểu xem vì sao nước Nhật ưu ái hỗ trợ phát triển Việt Nam, thậm chí khi VN đang tích cực đấu tranh loại trừ nạn tham nhũng, cần cắt nguồn nuôi dưỡng tham nhũng là tiền vốn và tài sản trong các dự án đầu tư để tham nhũng chết thì Nhật vẫn tiếp tục bơm tiền, tiếp tục tài trợ vốn cho tham nhũng sống lại, đằng sau lòng tốt và sự tử tế là cái gì? Hãy cùng hiểu về đặc thù địa lý của nước Nhật - nơi sẽ không còn tồn tại trong tương lai, nơi không còn sự sống của con người. Người Nhật đến VN để tìm mảnh đất sống, tìm nơi di cư khỏi mảnh đất của mình. 

Trong hình ảnh có thể có: bầu trời, đám mây, ngoài trời, thiên nhiên và nước
Thảm họa sóng thần ở Nhật Bản.

Nào xem đây:

"Nhật Bản là một quần đảo núi lửa với khoảng 6.852 đảo, chủ yếu nằm trong khu vực ôn đới với bốn mùa rõ rệt, nhưng có khí hậu khác biệt dọc theo chiều dài đất nước. Bốn hòn đảo lớn nhất là Honshu, Hokkaido, Kyushu và Shikoku chiếm khoảng 97% diện tích đất liền của nước này, nhưng phần nhiều chỉ là rừng và núi với nguồn tài nguyên khoáng sản rất hạn chế. Quần đảo được chia thành 47 tỉnh thuộc 8 vùng địa lý. Dân số Nhật Bản vào khoảng 126 triệu người, đứng thứ mười thế giới, tập trung chủ yếu ở các vùng đồng bằng nhỏ hẹp ven biển. Người Nhật chiếm khoảng 98,5% tổng dân số đất nước. Gần 9,1 triệu cư dân sống tại trung tâm Tokyo"

"Nhật Bản nằm trên đường ranh giới giữa bốn mảng kiến tạo địa chất của Trái Đất. Nhưng quan trọng là mảng Thái Bình Dương đang tiến về phía mảng Âu-Á và chúi xuống dưới mảng này. Chuyển động này diễn ra không mấy êm ả và có thể dẫn tới những xung động đột ngột mà kết quả là động đất. Khi mảng Thái Bình Dương chìm xuống, các lớp trầm tích bề mặt vỡ ra và bị biến dạng. Thậm chí lớp vỏ đại dương cũng sẽ bị tan chảy thành dung nham dâng lên bề mặt, phun trào vô số các ngọn núi lửa. Sự phun trào núi lửa cùng với quá trình trầm tích tạo thành một chuỗi các hòn đảo nhiều núi – một dải đảo hình cung."

Nhật Bản là vùng đất không bình yên, khi núi lủa hoạt động trở lại, sự sống sẽ bị hủy diệt. Hơn ai hết, người Nhật luôn tìm kiếm một tổ quốc mới cho mình. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật biến thành phát xít với tội ác diệt chủng ở nhiều quốc gia, nhưng nghiêm trọng nhất và tàn ác nhất là gây ra nạn đói khiến cho hàng chục triệu đồng bào miền bắc VN chết đói. Người Nhật chọn mảnh đất VN là tổ quốc thứ hai thay thế "quần đảo núi lửa" của họ. Vì thế khi đến VN, người Nhật không dùng vũ khí đánh nhau mà thực hiện chính sách giết dân VN bằng cách trưng thu lương thực, bắt nộp sưu thuế cao, khiến cho người VN chết đói, triệt hạ giống nòi Việt Nam. Dùng chủ nghĩa phát xít, theo đuổi sự tàn bạo, nước Nhật muốn cướp VN để di dời người Nhật đến VN sinh sống.

"Tất cả những ngọn núi lửa đang hoạt động ở Nhật Bản đều được giám sát nghiêm ngặt để có thể đưa ra lời cảnh báo sơ tán kịp thời như núi Aso, đảo Kyushu. Tại đây đã xảy ra nhiều đợt phun trào và một trong những đỉnh núi lửa chính, đỉnh Nakadake, vẫn tiếp tục phun khí sulfua và đôi lúc có những vụ nổ miệng núi lửa. Những màn khí lưu huỳnh bốc lên từ đá dung nham cổ đầy màu sắc và nước hồ trên miệng núi lửa ánh lên kỳ quái một màu xanh luôn sôi sục ở nhiệt độ 900°C."

"Vị trị địa lý của Nhật Bản khiến nước này là một trong những quốc gia xảy ra nhiều thiên tai nhất thế giới. Hai mối đe dọa nghiêm trọng nhất là động đất và sóng thần. Mỗi năm Nhật Bản phải chịu 7500 trận động đất nhẹ, riêng Tokyo có đến 150 trận. Hầu hết các trận động đất này quá nhẹ, không thể nhận ra, nhưng cũng có những trận động đất rất mạnh. Từ trận động đất Kanto chết chóc năm 1923, tới nay Nhật Bản đã phải trải qua 16 vụ động đất và sóng thần. Vụ sóng thần khủng khiếp gần đây nhất xảy ra ngày 11 / 03 / 2011 là hậu quả của trận động đất ngầm ngoài khơi Tohoku của Nhật Bản mạnh 9 độ richte, sóng thần cao nhất là 39m, đánh vào ven bờ Sendai làm cho cả thành phố và các khu vực xung quanh bị thiệt hại nặng nề, làm gần 16.000 người chết, hơn 6.000 người bị thương và hơn 2.600 người mất tích."

Đỗ Thị Anh Thư

(FB Đỗ Thị Anh Thư)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad