Tổng thống Donald Trump và tân chính phủ của ông tuyên bố rút Hoa Kỳ khỏi TPP chỉ vài giờ sau khi ông nhậm chức. |
Không lâu sau khi tuyên thệ nhậm chức, chính phủ của tân Tổng thống Donald Trump đã ra thông báo nước này rút khỏi TPP và tái đàm phán lại Hiệp định Mậu dịch Tự do Bắc Đại Tây Dương (NAFTA), theo truyền thông quốc tế, Tạp chí Châu Á Nikkei hôm 21/01/2017 đưa tin và nhận xét:
"Ông Trump được chờ đợi sẽ có một lập trường cô lập, bảo hộ mậu dịch hơn và cộng đồng quốc tế đang quan ngại là Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thu mình lại trong nội bộ," tạp chí mạng từ Nhật Bản viết.
Quyết định rút khỏi TPP của Mỹ đối với Việt Nam chắc chắn cũng có ảnh hưởng, nhưng ảnh hưởng không phải là lớn lắm
Kinh tế gia Tôn Thất Thông, CHLB Đức
Bình luận từ CHLB Đức hôm thứ Bảy về quyết định với TPP của chính quyền của Tổng thống Trump, kinh tế gia Tôn Thất Thông, nhà quan sát từ châu Âu nêu quan điểm với BBC:
"Quyết định rút khỏi TPP của Mỹ đối với Việt Nam chắc chắn cũng có ảnh hưởng, nhưng ảnh hưởng không phải là lớn lắm."
Theo chuyên gia này, Việt Nam và Mỹ vẫn còn trong vòng điều chỉnh của các hiệp định mậu dịch song phương mà hiệu lực vẫn còn duy trì 'ít nhất trong vòng vài năm tới', ông nói:
"Trong khoảng thời gian này, Việt Nam mà khôn khéo, tiếp tục thương lượng với Mỹ với điều kiện tương đối khá tốt đẹp, như vậy, sẽ có lợi cho Việt Nam. Điều mà tôi sợ trong quyết định của ông Trump đối với TPP là sợ rằng qua đó Nhật Bản họ cũng sẽ rút lui khỏi TPP, thì đấy là một thiệt thòi lớn đối với Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á."
Trên bàn cờ mới
Về triển vọng quan hệ thương mại Việt - Mỹ, kinh tế gia từ Đức nói tiếp:
"Giữa Việt Nam và Mỹ, không sớm thì muộn, giữa hai nước cũng phải có một hiệp ước song phương mới, hiện nay chúng ta (Việt Nam) đang có một hiệp ước song phương giữa hai bên và chúng ta đang làm việc trên cơ sở đó.
"Bây giờ khi Trump lên với một chính sách thương mại thay đổi, chắc chắn họ sẽ thương lượng lại. Trong chỗ này, đối đầu quan trọng nhất của Mỹ không phải là Việt Nam, mà là Trung Quốc. Đối với Trump, Trung Quốc (được cho) là một nước làm cho tình trạng thất nghiệp ở Mỹ 'tăng lên'. Tôi không đồng ý với chuyện đó, nhưng khi một Tổng thống của nước Mỹ đã có (quyết định) như vậy, thì chắc chắn họ phải có thái độ với Trung Quốc sẽ như thế nào.
Vấn đề là Việt Nam có muốn giảm nhập từ Trung Quốc hay không mà thôi? Nếu muốn giảm, thì vai trò của những nước khác sẽ thay vào. Thí dụ Nhật sẽ thay vào đó một ít, Hàn Quốc sẽ thay vào đó một ít và những nước ở khu vực châu Á
Kinh tế gia Tôn Thất Thông
"Trong bàn cờ như thế, những nước xung quanh như Việt Nam, Nam Hàn, Nhật Bản có lợi thế, nếu như Việt Nam và các nước khác khôn khéo trong thương lượng, chắc chắn mình (Việt Nam) sẽ đạt được những điều tốt hơn so với hiệp định song phương hiện nay."
Kinh tế gia Tôn Thất Thông cho rằng Việt Nam tới đây nên điều chỉnh và cân đối lại mậu dịch, thương mại với Trung Quốc và cần chú ý tới thị trường Châu Âu trong tình huống mới, ông nói:
"Việc giảm nhập từ Trung Quốc là điều có thể làm được, nó độc lập với việc Mỹ có ký với chúng ta (Việt Nam) hay không, là vì nếu Mỹ ký TPP, thì giữa Việt Nam và Mỹ sẽ có tự do mậu dịch, nhưng ngày nào TPP chưa có, thì chúng ta vẫn đang có những hiệp ước song phương.
EU và thị trường châu Âu rất quan trọng và cần được Việt Nam lưu ý, nhất là sau khi Mỹ rút khỏi TPP, theo chuyên gia kinh tế. |
"Vấn đề là Việt Nam có muốn giảm nhập từ Trung Quốc hay không mà thôi? Nếu muốn giảm, thì vai trò của những nước khác sẽ thay vào. Thí dụ Nhật sẽ thay vào đó một ít, Hàn Quốc sẽ thay vào đó một ít và những nước ở khu vực châu Á.
"Đặc biệt là ở châu Âu, người Việt Nam hay những nhà lãnh đạo Việt Nam chưa chú ý lắm tới việc tấn công vào thị trường châu Âu... Trong lúc đó, thị trường châu Âu là một thị trường rất quan trọng, là vì châu Âu có một thể chế chung cho 28 nước, nhưng thực tế đi vào chi tiết từng nước một thì ta có quyền tự do.
Nếu ta (Việt Nam) chọn ở châu Âu khoảng chừng năm nước, mỗi nước như vậy chúng ta đạt được 7-8%, thì như vậy về mặt ngoại thương, chúng ta sẽ rất vững vàng và cho dù những biến động nào đó với bất kỳ quốc gia nào đó thì chúng ta cũng không phải lo ngại gì hế
Kinh tế gia Tôn Thất Thông
"Bởi vậy, nếu ta (Việt Nam) chọn ở châu Âu khoảng chừng năm nước, mỗi nước như vậy chúng ta đạt được 7-8%, thì như vậy về mặt ngoại thương, chúng ta sẽ rất vững vàng và cho dù những biến động nào đó với bất kỳ quốc gia nào đó thì chúng ta cũng không phải lo ngại gì hết."
Hôm thứ Bảy, trang tin của Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) dẫn lời của một kinh tế gia Việt Nam từ trong nước, ông Bùi Kiến Thành, bình luận và phản ứng về việc Hoa Kỳ rút khỏi TPP, trang mạng của VOV cho hay:
"Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho biết ông không bất ngờ trước việc ông Trump rút Mỹ khỏi TPP vì ngay từ khi tranh cử ông Trump đã phê phán TPP và nói sẽ thực hiện điều này nếu đắc cử. Đánh giá cao vai trò "đầu tàu" của Mỹ trong TPP, nhưng ông Bùi Kiến Thành nói rằng việc không có Mỹ cũng không phải là TPP đã bị vô hiệu hoá.
"Mỹ là thành viên quan trọng, đứng đầu nhưng không phải tất cả," chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành nói. "Bước tiếp theo, các quốc gia tham gia TPP phải ngồi lại, đánh giá tiềm năng hợp tác tiếp theo như thế nào nếu không có Mỹ," ông Bùi Kiến Thành
(BBC)
"Mỹ là thành viên quan trọng, đứng đầu nhưng không phải tất cả," chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành nói. "Bước tiếp theo, các quốc gia tham gia TPP phải ngồi lại, đánh giá tiềm năng hợp tác tiếp theo như thế nào nếu không có Mỹ," ông Bùi Kiến Thành
(BBC)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét