Ba phụ nữ Bình Thuận 'lại vượt biên đến Úc' - Tiến Bộ

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Hai, 6 tháng 2, 2017

Ba phụ nữ Bình Thuận 'lại vượt biên đến Úc'


vượt biên
Tàu cá chở người tỵ nạn Việt ngoài khơi Tây Úc tháng 7/2015
Luật sư của ba phụ nữ Bình Thuận, hai trong số đó đang được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù, cho BBC biết họ "lại đang vượt biên đến Úc" và "nếu bị bắt sẽ nhảy xuống biển tự tử chứ không chịu về nước".

Trần Thị Thanh Loan, Trần Thị Lụa và Trần Thị Phúc là người dân thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận, từng một lần vượt biên qua Úc, bị trả về Việt Nam 7/2015.

Tháng 9/2016, bà Trần Thị Lụa bị Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Thuận tuyên phạt 30 tháng tù giam trong phiên phúc thẩm về tội tổ chức vượt biên.

Thời điểm đó, bà Lụa được tin là có chồng đi đánh bắt cá biển bị Indonesia bắt giam.

Trong một phiên tòa khác hồi tháng 4/2016, bà Trần Thị Thanh Loan bị tuyên phạt 36 tháng tù giam trong lúc chồng bà, Hồ Trung Lợi bị phạt 24 tháng tù giam với cùng tội danh.

Cả hai bà Lụa và Loan đều được hoãn chấp hành hình phạt tù đến tháng 7/2017 "vì lý do nuôi con nhỏ và có chồng đi tù", luật sư Võ An Đôn nói với BBC hôm 6/2/2017.

Riêng bà Trần Thị Phúc chỉ bị xử phạt hành chính do "không phải là người tổ chức vượt biên".

Luật sư cho biết thêm: "Hôm 28/1 tức mùng 1 Tết, bà Loan và bag Lụa gọi điện chúc Tết tôi bằng số điện thoại ở Việt Nam."

"Thế nhưng đến sáng 31/1 (mùng 4 Tết), họ gọi cho tôi bằng số điện thoại quốc tế và cho hay đang vượt biên bằng tàu cá và đã qua khỏi lãnh hải Indonesia, tiến vào hải phận nước Úc."

'Hơi bị sốc'

"Đến hôm nay thì tôi chưa có thêm tin tức gì của họ và cũng không rõ họ đang đi cùng với những ai."

"Thoạt nghe thì tôi hơi bị sốc và có nói lại với họ rằng nếu bị phía Úc trả về thì họ sẽ đối mặt với bản án cũ và mới từ 7 đến 10 năm tù."

"Nhưng qua điện thoại, hai bà ấy nói rằng nếu lần vượt biên này chính phủ Úc không nhận mà trả về nước thì họ thề sẽ nhảy xuống biển tự tử, chứ không bao giờ chịu trở về Việt Nam lần thứ hai."

"Tôi thật lòng cầu mong cho ba gia đình họ thượng lộ bình an và sớm đến được bến bờ tự do, thoát khỏi tương lai mờ mịt" Luật sư Đôn trả lời BBC hôm 6/2.

Liên quan đến vụ việc, hồi tháng 8/2016, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc khu vực châu Á của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch nói với BBC: "Tôi được biết Chính phủ Úc chỉ phỏng vấn họ ngắn trên tàu của Hải quân Úc và trả họ về. Quan điểm của chúng tôi là như vậy là chưa có quyết định hợp lý về việc họ có nỗi sợ thật sẽ bị truy tố khi quay về."

"Chính phủ Úc nói với chính phủ Việt Nam không trừng phạt những người này vì họ muốn rời khỏi đất nước. Ở Việt Nam, chính phủ đồng ý. Và bây giờ chính phủ Việt Nam đi ngược lại điều đó, họ truy tố những người này và Úc đang ở đâu? Phía Úc im lặng."

"Chính phủ Úc đã bỏ rơi những người này. Đầu tiên, là trả họ về lại nơi họ có thể gặp nguy hiểm, và thậm chí không theo dõi việc gì đang xảy ra theo cách cơ bản nhất," nhà hoạt động nhân quyền này bình luận.

"Khi chúng tôi nêu vấn đề này với Chính phủ Úc ở Canberra, đề nghị họ đảm bảo chính phủ Việt Nam không trừng phạt những người này. Chính phủ Úc nói với chúng tôi tại sao họ phải bảo vệ những người vận chuyển người lậu. Và họ phủi tay khỏi việc đó."

"Rõ ràng là với thông tin chúng tôi nhận được, những chiếc tàu này được tổ chức theo kiểu cộng đồng truyền thống. Mọi người cùng góp tiền tiền lại và cùng ra đi. Úc nói rằng có nạn chuyển lậu người và đó là hoạt động tội phạm, nhưng điều này hoàn toàn không phải vậy."

(BBC)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad