Tổng thống Mỹ có Hội đồng cố vấn kinh tế, hay Council of Economic Advisers (CEA). Nó như bản sao mà Chính quyền ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sao chép lập ra.
TS. Vũ Viết Ngoạn, nguyên Chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia là Tổ tưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng |
Chức danh Chủ tịch Hội đồng cố vấn kinh tế do Tổng thống Mỹ toàn quyền bổ nhiệm. Nhân vật cao cấp này được bổ nhiệm thường là một chiến lược gia phải rất giàu kinh nghiệm, có thể được lựa chọn từ Hội đồng Thống đốc Dự trữ Liên bang hoặc Federal Reserve System, hay Cục Dự trữ Liên bang, gọi tắt là FED, hay cũng có thể được lựa chọn từ các chiến lược gia cao cấp của các ngân hàng đầu tư của Mỹ, chiếm áp đảo thường là Goldman Sachs,…hay các ngân hàng khác. Nhân vật ấy được bổ nhiệm là kiêm nhiệm vai trò và kinh nghiệm chức danh Giám đốc dự báo kinh tế vĩ mô (Director of Macroeconomic Forecasting). Trong tiếng Anh ta lưu ý cụm từ viết đơn “macroeconomics” (kinh tế vĩ mô) chữ “s” được loại bỏ nếu viết một đoạn như trên. Nó khác với “economic forecasting”, nhưng đều hiểu giống nhau là “dự báo kinh tế”, và tách bạch “vĩ mô” (rộng hơn), “vi mô” (bé hơn).
Trong hội đồng thì có các thành viên kiêm nhiệm các chức danh và nhiệm vụ riêng biệt tránh nhầm lẫn trùng hợp. Cụ thể họ sẽ có:
1: Chiến lược gia chuyên nghiên cứu và phân tích về thị trường tài chính (được lựa chọn từ các chức danh là nhà phân tích giàu kinh nghiệm của các ngân hàng đầu tư Mỹ, hay ngân hàng thương mại. Như chức vụ President and Chief Financial Officer (Chủ tịch kiêm Giám đốc Tài chính), hoặc Deputy Chief Financial Officer (Phó Giám đốc Tài chính), hoặc chuyên gia phân tích các vấn đề tài chính ở các quỹ đầu tư và đầu cơ,… kể cả chức danh Giáo sư Đại học chuyên về Tài chính.
2: Chuyên gia nghiên cứu về thị trường lao động
3: Chuyên gia chuyên nghiên cứu về chính sách thuế và các vấn đề hưu trí.
4: Chuyên gia phân tích nghiên cứu về vấn đề môi trường tác động đến các vấn đề rủi ro kinh tế trong các nghiệp vụ đầu tư về năng lượng (vì môi trường tác động rất mạnh vào kinh tế).
5: Chuyên gia phân tích về kinh tế vĩ mô quốc tế và quốc nội (chức danh phải là Senior Economists – Kinh tế gia cao cấp).
6: Chuyên gia kinh tế về phân tích các chính sách (có thể là chuyên gia kinh tế về thống kê).
7: Chuyên gia phân tích về các vấn đề giao dịch hàng hóa (kể cả chứng khoán).
Dưới nữa là các thư ký chiến lược gia thực tế được thuê thời vụ hay được yêu cầu trợ giúp tư vấn khẩn cấp cho Chính phủ của Tổng thống Mỹ. Chẳng hạn trước đây khi Vương Quốc Anh "Brexit" là lối chơi chữ ghép từ "Britain và exit", ám chỉ đến việc Vương quốc Anh bỏ chạy khỏi khối Liên minh châu Âu (EU) thì ông Tổng thống Barack Obama đã chỉ định trợ giúp khi rút hai chiến lượng gia phân tích tài chính (tiền tệ) khu vực đồng EUR và đồng Anh kim từ hai ngân hàng đầu tư Goldman Sachs, Morgan Stanley có cơ sở hở London, và Đức để cố vấn chiến lược khẩn cấp, kể cả FED cũng khẩn cấp mời các chiến lược gia phân tích tài chính đó giàu kinh nghiệm phụ trách ở Âu châu cố vấn tạm thời để FED điều tiết hệ thống tài chính một cách chính xác,…Thậm chí nếu là TQ bị khủng hoảng kinh tế hay tài chính thì chính quyền phủ tổng thống sẽ yêu cầu JPMorgan Chase trợ giúp khẩn cấp là rút vài chiến lược gia của ngân hàng này về tư vấn cho chính quyền cách ứng phó hiệu quả nhất chứ họ sẽ không mời chiến lược gia của Goldman Sachs, Morgan Stanley, đó là bởi vì JPMorgan Chase này rất có kinh nghiệm tại TQ, Hồng Kông hơn hai ngân hàng kia, vì đã đầu tư và kinh doanh rất rộng tại thị trường Hoa lục này. Tức là người Mỹ họ rất thực dụng là vậy. Họ chỉ cần cái thực tế diễn ra trước mắt chứ khọ không chú ý cái vớ vẩn năm 2020 hay năm 2050 nền kinh tế Mỹ sẽ như thế nào,…thậm chí họ chỉ chú ý vấn đề dự báo kinh tế tối thiểu 2 quý trở lại chứ không phải đề ra chỉ tiêu là năm 2017 GDP của Mỹ phải tăng bằng đấy phần trăm, hay chỉ tiêu năm 2018 GDP của Mỹ thế này thế kia, thị trường cổ phiếu và tài chính hay hàng hóa cũng vậy, là họ chỉ dự báo 52 tuần trở lại để vạch ra chiến lược tiếp chứ không ảo giác phải là năm 2050, vì nhiệm kỳ tối thiểu của Tổng thống Mỹ là rất ngắn nên người ta chỉ cho phép giới hạn trong nhiệm kỳ đó thôi.
Tất nhiên dự báo về kinh tế thì Mỹ họ cũng phải theo dõi thong kê và báo cáo của một cơ quan riêng biệt là Bureau of Economic Analysis (Cục Phân tích Kinh tế) chuyên phân tích các dự liệu kinh tế, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngoại thương của Mỹ,…và các tổ chức Think tank tư nhân,….
Qua đó cho thấy một đội ngũ cố vấn kinh tế là cần phải tách bạch công việc chuyên môn chứ nó không dễ dãi khi mà VN mới đây lập ra cơ quan Tổ Tư vấn kinh tế để tư vấn cho Chính phủ về các vấn đề phát triển kinh tế chức danh chức vụ chồng chéo nhau dư thừa.
Kết luạn của tôi hay mỉa mai là VN là quốc gia có nền kinh tế bé nhỏ, nên rất dễ tính toán, là họ chỉ cần những cố vấn chuyên phân tích nghiên cứu mỗi mảng chiến lược kinh tế thị trường mỗi nước, như tôi hay nói là họ cần có những chiến lược gia giàu kinh nghiệm thực tế chuyên theo dõi và phân tích về thuế và ngoại thương (như thị trường Mỹ, Âu châu, TQ, Hàn Quốc,...vì VN đang nhập siêu quá nặng bởi hai thị trường này nên cần phải có chiến lược gia am hiểu về nó), hay bổ sung thêm chiến lược gia phân tích hệ thống tài chính đồng USD, JPY (đó là bở vì VN hiện nay đang nợ nần, hay vay nợ và cần vốn quá nhiều hai thị trường của hai đồng bạc USD, JPY này), cộng thêm một chiến lược gia phân tích tác động rủi ro môi trường đến phí tổn kinh tế (vì VN hiện nay đang lãnh đòn thảm họa môi trường quá nặng tác động lên nhiều ngõ ngách sinh hoạt kinh tế) chứ VN không cần thiết một đống ông bà chuyên gia “kinh tế vĩ mô”, một tá ông bà “chuyên gia tài chính”. Vì nó không cần thiết.
Thơ Phương
(FB Thơ Phương)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét