“Vấn đề của quốc gia”, tiếng Pháp là “Affaire d’Etat”, là những sự việc xảy ra, hay việc có liên quan, đến “thượng tầng kiến trúc” của quốc gia.
Đối với quốc gia Đức, sự việc mật vụ Việt Nam “bắt cóc” một người đang sinh sống trên lãnh thổ nước Đức, được pháp luật Đức bảo vệ, là một hành vi xâm phạm chủ quyền nước này.
Theo Quốc tế công pháp, “chủ quyền” của quốc gia là tối thượng, bình đẳng và bất khả xâm phạm.
Đưa điêp viên vào nước Đức, hành sử như những kẻ khủng bố, Việt Nam đã xúc phạm thô bạo đến chủ quyền nước Đức.
Việt Nam đã vi phạm luật quốc tế.
Đối với nước Đức, vấn đề Trịnh Xuân Thanh đã trở thành một “affaire d’Etat”.
Cơ quan pháp luật nước này, từng bước chậm mà chắc, đã làm những thủ tục pháp lý cần thiết, trước hết để đưa sự việc ra ánh sáng. Cuối cùng sẽ có “những biện pháp thích ứng” để “trừng phạt” Việt Nam.
Dầu vậy ở Việt Nam, những người ở “thượng tầng kiến trúc” chưa thấy ai lên tiếng về sự việc tai tiếng này. Ngoài tuyên bố của Phát ngôn nhân BNG “Việt Nam rất tiếc” trước những hành vi phản đối của nhân viên BNG Đức.
Ông Trọng thì đang “đốt nóng lò diệt tham nhũng”. Ông Phúc thì đang chụm củi để “ngọn lửa cải cách cháy bùng lên”. Còn ông Quang nghe nói đã “xuất ngoại” để “chống” ung thư ở một bênh viện nào đó (Pháp hay Nhật?).
Thì chỉ còn ông Tô Lâm và bà Kim Ngân.
Những việc liên quan đến “phản gián” là thuộc thẩm quyền ông Tô Lâm. Bà Kim Ngân là đại diện cho cơ quan có “quyền lực cao nhứt nước”.
Ở các quốc gia bình thường, các cơ quan phản gián đều có bổn phận là “bảo vệ quyền lợi quốc gia trong vòng bí mật”. Quyền lợi của quốc gia ở đây có thể là an ninh, những dữ kiện về khoa học kỹ thuật của các xí nghiệp trong nước, hồ sơ điều tra các vụ án v.v…
Bí mật quốc gia vì vậy được hiểu là những gì nếu bị tiết lộ ra thì quyền lợi của quốc gia bị tổn hại.
Vụ Trịnh Xuân Thanh là một điệp vụ thất bại, do “điệp viên” Việt Nam phụ trách. Vì vậy vụ này thuộc về “bí mật quốc gia” và thuộc thẩm quyền ông Tô Lâm.
Tôi nghĩ rằng đã đến thời khắc ông Tô Lâm phải “giải trình” sự việc trước Quốc Hội.
Lãnh đạo Việt Nam không thể (vô trách nhiệm) che chắn điệp vụ tệ hại này, bất kể tai tiếng xấu xa, bất kể những thiệt hai đem đến cho dân tộc Việt Nam. Đức, sau đó các nước Châu Âu, và thậm chí cả thế giới… có thể vì sự việc này mà “lạnh mặt” với Việt Nam.
Việc “giải trình” của ông Tô Lâm sẽ góp phần “giải quyết khủng hoảng” giữa Việt Nam và Đức về vụ Trịnh Xuân Thanh.
***
Status ngắn của tôi sáng nay nói về ông Tô Lâm nên nhanh chóng “giải trình” vấn đề Trịnh Xuân Thanh trước QH thì có tiếng nói phản biện rằng “điệp vụ” Trịnh Xuân Thanh còn có thể do Tổng cục 2 thực hiện. Tổng cục 2 là Tổng cục tình báo quân đội nhân dân VN. Vì vậy lý do gì ông Tô Lâm, không phải chuyện của ông này, tại sao phải giải trình?
Theo tôi, vụ Trịnh Xuân Thanh “càng để lâu càng khó”. Không phải khó cho đảng CSVN mà khó cho quốc gia VN. Quyền lợi dân tộc VN bị tổn hại. Tiếng nói trên trường quốc tế của VN không còn uy tín. Từ lâu VN đã sử dụng vũ khí “luật quốc tế” để bảo vệ mình trước những gây hấn của TQ ở Biển Đông. Không ngoại lệ, các “nước nhỏ” ngày hôm nay, ngoài “luật quốc tế”, thì không có cách nào để tự bảo vệ mình trước các cường quốc khác.
Mật thám của VN qua Đức bắt Trịnh Xuân Thanh, hành vi vừa xúc phạm chủ quyền nước Đức, vừa vi phạm luật quốc tế.
VN không tôn trọng luật quốc tế, thì từ nay VN lấy cái gì để bảo vệ quyền lợi chính đáng của quốc gia ở Biển Đông?
Trong bất kỳ vụ “gián điệp” của cường quốc nào, xảy ra ở bất kỳ nước nào, các “điệp viên” thường không được pháp luật bảo vệ.
Một điệp viên bị bắt vì một điệp vụ nào đó, thời chiến tranh lạnh, số phận của người này là chết 100%. Vì vậy các điệp viên thường gắn một liều thuốc độc trong răng. Lỡ có gì thì cắn bể ra, tự sát, chớ không để phía địch bắt, tra khảo khai thác tin tức.
Hiện nay, tin tức từ báo chí Đức, cho biết là Europol (cảnh sát Châu Âu) đã nhập cuộc để truy nã những “điệp viên” của VN tham gia vào vụ bắt cóc.
Dưới thời bình, những điệp viên bị bắt ít khi bị giết chết như dưới thời chiến tranh lạnh. Số phận của họ thường như “trái chanh” để phía đối tượng “vắt” hết những tin tức, sau đó thì đưa ra tòa, xử tù, hoặc trục xuất.
Nhiều người thường gộp “quyền lợi” của đất nước với quyền lợi của đảng CSVN. Chống CSVN, phá hoại quyền lợi của CSVN thành ra chống cả quyền lợi của đất nước.
Các việc bảo vệ chủ quyền thổ, hay như trường hợp này, là bảo vệ “quyền lợi của đất nưóc và dân tộc”.
Trước tình cảnh quyền lợi đất nước bị đe dọa như vậy, ta phải có cách nào để cứu vãn?
Theo tôi, cách tốt nhứt, là ông Tô Lâm ra QH giải trình. Cần phải nhận lỗi rằng “cảnh sát” của VN đã hiểu lầm, vì đã “diễn giải sai cách nhìn về pháp lý của Đức và VN” trong vụ dẫn độ Trịnh Xuân Thanh.
Vấn đề “điệp viên” hay “tình báo quân sự” cần loại bỏ.
Cuộc khủng hoảng hai bên, có thể là khủng hoảng “militaro-politique” (quân sự chính trị), lại giảm xuống thành khủng hoảng về “pháp lý – chính trị”.
Pháp lý ở đây là “quyền tài phán” của VN dẫn độ Trịnh Xuân Thanh, do hiểu lầm, nên đã vô ý xúc phạm đến đất nước và dân tộc Đức.
Ông Tô Lâm nên làm… Lê Lai cứu nước. Một lời xin lỗi không có gì. Nhưng giá trị ở chỗ là nó xoa dịu sự bất bình của quốc gia Đức, sau đó là bảo vệ quyền lợi của đất nước và dân tộc VN.
Một Huy Đức “xì” một chuyện xếp vào “bí mật quốc gia”, cả nước đã đủ “khổ” rồi. Đừng dại dột xúi Tổng cục 2 ra giải trình. Chỉ có trời cứu.
Mời xem Video: Nguyễn Phú Trọng đề nghị truy tố hình sự tội danh cho Đinh La Thăng và ông Nguyễn Tấn Dũng nói gì?
FB Trương Nhân Tuấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét