Do “điếc không sợ súng”, cũng như quen cách hành xử theo luật rừng với người dân trong nước, coi thường công pháp quốc tế, ngày 18.8.2017, Tuần Báo Văn Nghệ TP.HCM số 462, có đăng một bài viết của Vũ Hương, công kích, chỉ trích chính phủ Đức, với tựa đề: Vụ Trịnh Xuân Thanh về nước đầu thú: Bộ Ngoại giao Đức hồ đồ hay mua phiếu?
Bài viết này có lẽ nhằm mục đích đối phó với người dân trong nước, và CSVN nghĩ rằng, chẳng có ai trong chính quyền Đức bỏ thì giờ tìm đọc những bài báo tiếng Việt này. Nhưng mạng xã hội đã loan tải bài này, có người đã dịch ra tiếng Đức và nó đã được gửi tới Bộ Ngoại giao Đức.
Khi biết chắc không thể tránh né, im lặng mãi vì những bằng chứng do cảnh sát Đức và Tiệp thu thập được càng ngày càng nhiều, chứng tỏ rằng CSVN đã vi phạm công pháp quốc tế và dân luật của Đức nặng nề, viễn cảnh bị Đức và Liên Minh Âu Châu trừng phạt kinh tế lẫn ngoại giao sẽ được áp dụng nay mai, khiến cộng sản Hà Nội lo quắn đít, vội vã xuống nước xin điều đình, một hành động hiếm khi xảy ra với những cái đầu ít học, mắc bệnh tự kiêu, coi thường thiên hạ của CSVN.
Chính phủ Đức chấp thuận đối thoại với Hà Nội về vụ Trịnh Xuân Thanh, chẳng phải nước Đức thương yêu gì Thanh hay cần Thanh cho mục đích nào đó. Thanh đối với họ chẳng có nghĩa lý gì, chỉ là một người xin tị nạn đang chờ được cứu xét như hàng trăm ngàn người tị nạn Syria khác. Nhận Thanh trở lại Đức, chính quyền Đức chỉ mất thời gian, tốn thêm tiền thuế của dân cho các phiên tòa, luật sư, cảnh sát, chánh án… nhưng họ vẫn phải làm, bởi họ tôn trọng hiến pháp, sức mạnh của một đất nước dân chủ, tự do.
Thông điệp của chính phủ Đức rất rõ: Trịnh Xuân Thanh phải được CS Hà Nội giao trả về Đức để kết thúc hồ sơ, quyết định cho tị nạn hay dẫn độ Thanh như trao đổi giữa Thủ tướng Angela Merkel và Nguyễn Xuân Phúc trước đó. Đây chính là chuyện nhức nhối, gai góc nhất mà CS Hà Nội đang tìm phương hướng giải quyết. Trước sau gì thì Hà Nội cũng phải trả Thanh về lại Đức, nhưng trả bằng cách nào cho êm thắm, không bị mất sĩ diện, phải giải thích như thế nào với dân chúng trong nước, giải thích ra sao để không bị Liên Âu trừng phạt, cấm vận kinh tế?
Không biết ai là người đưa ra ý kiến bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, nhưng chắc chắn phải có sự đồng ý của ông Trọng, mặc dù vậy vụ bắt cóc Thanh khiến ông Trọng mất ăn, mất ngủ và phản ứng mạnh mẽ của Chính phủ Đức, có lẽ ngoài dự đoán của ông Trọng và Bộ Chính trị.
Rất khó để ông Trọng trả Thanh về lại Đức nhưng không trả Thanh cho chính phủ Đức cũng không được, vì có thể Đức sẽ đóng băng những ngân khoản viện trợ phát triển hiện nay cho VN, đồng thời Hiệp Định Tự Do Mậu Dịch giữa Việt Nam và Liên Âu sẽ bị hủy bỏ.
Hơn 3 tuần lễ đã trôi qua trong vòng tay “thương mến, ấm áp tình người” của công an, những bí mật mà ông Nguyễn Phú Trọng cần khai thác để có đủ bằng chứng đánh gục các đối thủ chính trị lẫn trả mối thù hằn sâu trong tâm khảm, trong thời gian Thanh làm giám đốc công ty xây lắp dầu khí PVC dẫn đến thua lỗ 3.300 tỉ VNĐ, nhờ ai mà Thanh tiếp tục được thăng tiến sau khi rời khỏi PVC, ai là người đã tiếp tay, tiết lộ, chỉ đường cho Thanh tẩu thoát, trốn qua Đức trước khi có lệnh bắt… chắc chắn đã được Thanh khai ra, nếu chưa hết thì cũng gần hết.
Những kẻ chủ trương bắt cóc Thanh, ngoại trừ ông Trọng và những người trong phe nhóm của ổng, có lẽ chẳng có ai muốn giữ Thanh ở lại Việt Nam để kết án 5-10 năm tù hoặc hơn, bởi giữ Thanh lại không có lợi gì. Tuy nhiên, trả Thanh về Đức cũng có nhiều nguy hiểm cho chế độ. Nếu Thanh khai ra với chính phủ, báo chí, truyền thông Đức những trò tra tấn, nhục hình mà công an áp dụng khi hỏi cung, cũng như diễn tiến cuộc bắt cóc ra sao, ai là kẻ tham gia… thì bộ mặt của chế độ vốn đã lem luốc, càng thêm xấu xí hơn.
Người viết nhận định rằng, môt trong 2 kịch bản sau đây sẽ được chế độ CSVN áp dụng để “xử lý” Thanh sau khi đạt được thỏa thuận về việc trao trả Thanh cho chính phủ Đức, tránh cho Hà Nội không bị trừng phạt về kinh tế lẫn ngoại giao.
1- Tìm cách cù cưa, kéo dài ngày giờ trao trả, tìm mọi cách trì hoãn, gây khó khăn việc trao trả – như đã từng làm trong quá khứ trao trả tù binh Quốc-Cộng theo hiệp định Paris năm 1973 – khiến chính phủ Đức mệt mỏi, chán nản, không còn để ý việc trao trả. Đến khi không thể trì hoãn được nữa, Hà Nội sẽ giao Thanh cho Đức nhưng không phải là một Thanh khỏe mạnh, hồng hào, tươi tỉnh như những tấm hình chụp trước khi bị bắt cóc, lúc đó (có thể) dư luận Đức không còn ai quan tâm đến Thanh.
Thanh sẽ được về Đức với thân thể giống như những hình ảnh xuất hiện trên truyền hình khi tự thú, đầu tóc bơ phờ, mặt mày xơ xác, ánh mắt thất thần, đi đứng đờ đẫn, không còn nhớ gì, không còn biết mình là ai. Đối với người CSVN, có quá khó để làm chuyện này không? Chắc chắn là không.
2- Trước ngày trao trả cho Đức, CSVN ngưng tra tấn, thẩm vấn, đồng thời “bồi dưỡng”, vỗ béo, cho Thanh ăn uống đầy đủ, tóc tai gọn gàng, quần áo lịch sự, đưa Thanh lên truyền hình cám ơn chính phủ VN, dù tội trạng ngập đầu, đáng lẽ phải chịu án tử hình vẫn được khoan hồng, ân xá cho về đoàn tụ với vợ con ở Đức…
Sau khi lên phi cơ, Thanh đột nhiên bị tai biến mạch máu não, hoặc nhồi máu cơ tim và chế độ CSVN sẽ tuyên bố với phía Đức rằng: “Chúng tôi rất tiếc thông báo với quý vị rằng ông Trịnh Xuân Thanh đã từ trần khi lên phi cơ trên đường trở lại nước Đức vì một cơn đau tim”. Xác của Thanh sẽ được nhanh chóng đem đi hỏa táng (theo nguyện vọng của đương sự), hủy bỏ mọi dấu vết điều tra.
Cho dù không tin nhưng chính phủ Đức không có cách nào để truy cứu sự việc khi mọi chuyện đã rồi.
Tỉ lệ kịch bản 2 so với 1 là 70-30%. Tính mạng Trịnh Xuân Thanh hiện tại như chỉ mành treo chuông.
Mời xem Video: Lần này lửa trong cái lò chống tham nhũng của Tổng Trọng đã bén được đến áo bà Nguyễn Thị Kim Tiến?
© Thạch Đạt Lang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét