Nguồn tin trên lấy dữ liệu từ Cục Y Tế Dự Phòng của Bộ Y Tế Việt Nam cho hay, từ đầu năm 2017 đến nay, cả nước ghi nhận 43,162 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 20,063 trường hợp nhập viện, nhưng không có trường hợp tử vong.
Tuy nhiên, theo nguồn tin, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng trong các tuần gần đây có chiều hướng gia tăng và dự báo xu hướng sẽ tăng cao trong thời gian tới do đang là mùa dịch và học sinh vào năm học mới.
Bệnh tay, chân và miệng là một bệnh ở người do virus đường ruột của họ Picornaviridae gây ra. Giống vi rút gây bệnh tay, chân và miệng phổ biến nhất là Coxsackie A và virus Enterovirus 71 (EV-71). Đây là một bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Dấu hiệu thường thấy là nóng sốt, đau cổ họng và nổi ban có bọng nước, không chịu ăn, mệt mỏi và đau họng.
Các mụn bóng nước thường xuất hiện ở tay, chân và miệng nên bệnh có tên bệnh tay chân miệng, tuy nhiên có thể xuất hiện ở mông. Một số trường hợp, bệnh chỉ xuất hiện ở miệng mà không thấy ở các vị trí khác.
Để đối phó bệnh tay chân miệng có thể gia tăng, người ta thấy Bộ Y tế ở Hà Nội khuyến cáo các tỉnh, thành phố “huy động các ngành, các tổ chức chính trị-xã hội phối hợp với ngành y tế triển khai các giải pháp phòng chống, ngăn chặn sự bùng phát của dịch bệnh tay chân miệng tại địa phương.” Đồng thời đề nghị các địa phương “chỉ đạo các sở y tế tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, kịp thời phát hiện sớm các ổ dịch mới phát sinh, khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện, không để dịch lan rộng, kéo dài.”
Cán bộ thú y tiêu hủy gia cầm bị mắc bệnh ở xã Ninh Quới A, huyện Hồng Dân, Bạc Liêu. (Hình: Thanh Niên) |
Theo VNExpress ngày 14 Tháng Tám, từ đầu năm đến nay tỉnh Đồng Nai ghi nhận hơn 4,700 trẻ bệnh tay chân miệng, tăng 150% so cùng kỳ năm ngoái, nhiều nhất ở thành phố Biên Hòa. Trước đó, ngày 9 Tháng Tám, tờ VNExpress nói rằng bệnh viện Nhi Đồng 1 tại Sài Gòn mỗi ngày điều trị khoảng 50-60 bé bệnh tay chân miệng so với trước chỉ 20-30 trẻ. Theo số liệu từ Trung Tâm Y Tế Dự Phòng của thành phố thì thành phố có khoảng 160 bệnh nhi tay chân miệng nhập viện mỗi tuần, tăng 20-30 ca so với các tuần trước. Đầu Tháng Ba vừa qua, đài truyền hình Cần Thơ nói, theo số liệu từ bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ, bệnh tay chân miệng đang ở mức cao.
Hiện dịch sốt xuất huyết đang hoành hành nhiều nơi tại Việt Nam. Hai thành phố lớn nhất nước, Sài Gòn và Hà Nội, lại là những nơi có số lượng bệnh nhân sốt xuất huyết nhiều nhất. Các con số thống kê nêu ra hồi tuần qua cho thấy Hà Nội có hơn 18,800 ca sốt xuất huyết so với Sài Gòn với gần 18,200 bệnh nhân.
Trong cuộc họp ngày ngày 24 Tháng Tám, Thứ Trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thanh Long cáo buộc nhà cầm quyền thành phố Hà Nội là “Việc phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết mới chỉ nóng ở cấp thành phố chứ quận huyện thì chưa, phường thì bình chân như vậy.”
Ngay sau đó, ngày 25 Tháng Tám, Chủ Tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cáo buộc ngược lại cho ngành y tế là “các bệnh viện chưa làm tốt công tác phân loại khi bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viện dẫn đến tình trạng quá tải ở nhiều nơi, trung tâm y tế dự phòng cũng chậm trễ trong việc thông báo, tuyên truyền hướng dẫn, nên sự vào cuộc diệt bọ gậy của cấp cơ sở còn chậm, còn chủ quan nên số ổ dịch, số ca mắc mới tăng cao,” theo tờ Nhà Báo và Công Luận.
Ngoài hai chứng bệnh dịch sốt xuất huyết và bệnh tay chân miệng, tờ Thanh Niên hôm Chủ Nhật, 27 Tháng Tám còn cho hay trong các ngày 21 và 22 Tháng Tám, đàn gà công nghiệp 3,200 con của ông Chung Bá Dễ (ngụ ấp Ninh Lợi, xã Ninh Quới A) bị bệnh chết hàng loạt. Mẫu gửi đi xét nghiệm cho kết quả dương tính với vi rút cúm gia cầm H5N1. Ngay khi có kết quả, địa phương đã “khẩn trương tiêu hủy toàn bộ số gà mắc bệnh, tiêu độc sát trùng, khoanh vùng dập dịch nhằm khống chế không để lây lan.”
Hồi Tháng Tư và Tháng Hai, người ta cũng đã thấy xuất hiện cúm gia cầm ở các tỉnh Thừa Thiên-Huế và Quảng Ngãi. (TN)
Mời xem Video: Lần này lửa trong cái lò chống tham nhũng của Tổng Trọng đã bén được đến áo bà Nguyễn Thị Kim Tiến?
Người Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét