Hôm 1 Tháng Chín, nhà báo Huy Đức trên trang Facebook cá nhân đã dẫn link bài viết về vụ bắt giam ông Ninh Văn Quỳnh, cựu kế toán trưởng, đương kim phó tổng giám đốc PetroVietnam và bình luận: “Cảnh sát điều tra ‘đã vào tới cửa’ nhà anh Đinh La Thăng.”
Truyền thông Việt Nam cho hay, đến nay, ngoài ông Ninh, Bộ Công An Việt Nam đã khởi tố vụ án, khởi tố về hành vi “cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng” tại PetroVietnam đối với ông Nguyễn Xuân Sơn, cựu chủ tịch Hội Đồng Thành Viên; Nguyễn Xuân Thắng và Nguyễn Thanh Liêm, Vũ Khánh Trường, cựu thành viên Hội Đồng Thành Viên bị cho là “có hành vi cố ý làm trái” gây thiệt hại 800 tỷ đồng trong việc tập đoàn này góp vốn điều lệ vào ngân hàng OceanBank.
Trong giai đoạn 2009-2011 ông Thăng làm chủ tịch Hội Đồng Thành Viên PetroVietnam, tập đoàn này có hàng loạt khoản đầu tư thông qua các công ty thành viên, trong đó không ít dự án đến nay thua lỗ lớn, bị cơ quan chức năng chỉ ra nhiều sai phạm, báo Zing cho hay.
Hồi Tháng Tám, giới quan sát ở Hà Nội cho rằng các vụ việc như trạm thu phí đường bộ BOT tại Tiền Giang và các nơi khác “nhắm vào cựu Bộ Trưởng Giao Thông Vận Tải Đinh La Thăng.”
Từ hai năm trở lại đây đã có thông tin cho rằng, việc xây đường và lập các trạm BOT có nhiều tiêu cực, vấn đề từ thời ông Đinh La Thăng còn làm bộ trưởng.
Hồi Tháng Năm, ông Thăng đột ngột bị mất chức Bí Thư Thành Ủy Sài Gòn, kỷ luật cảnh cáo và mất chức ủy viên Bộ Chính Trị.
Thời điểm đó, hành động đó được cho là mở đường cho việc điều tra các sai phạm tại PetroVietnam cũng như các vấn đề có thể có tại Bộ Giao Thông Vận Tải thời ông còn là người đứng đầu.
Ông Thăng sau đó được cho là tạm tránh được nguy cơ bị truy tố khi được trao ghế mới là phó ban trong Ban Kinh Tế Trung Ương, cơ quan tham mưu của Ban Chấp hành Trung ương mà trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính Trị và Ban Bí Thư đảng CSVN.
Từ đó đến nay gần như ông Đinh La Thăng hoàn toàn vằng bóng trên chính trường ở Việt Nam.
Tiến Sĩ Lê Hồng Hiệp từ Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á ISEAS ở Singapore được hãng tin AP hồi Tháng Năm dẫn lời mô tả ông Thăng là người “gần gũi với cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.”
“Vì vậy việc cách chức ông Thăng có thể được xem như động thái để xử lý những người theo ông Dũng.”
Ông Hiệp cho rằng đây là chỉ dấu cho thấy đảng Cộng Sản Việt Nam tăng cường chống tham nhũng xảy ra trong các cơ quan thuộc đảng, vốn làm hoen ố uy tín của đảng cũng như gây ra các vấn đề kinh tế nghiêm trọng cho đất nước.
Thời điểm đó, Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Nguyễn Phú Trọng nói việc kỷ luật đối với ông Thăng mới là xử lý vi phạm về mặt đảng, còn về mặt hình sự thì “đang làm.”
Liên quan đến vụ việc, một bài trên tạp chí Forbes hồi Tháng Tám đánh giá việc ông Thăng được đưa về Ban Kinh Tế Trung Ương, nơi có lãnh đạo là ông Nguyễn Văn Bình, cựu thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước được xem là “chiếu nghỉ” trước khi đảng CSVN sẽ có bước kỷ luật tiếp theo.
Cũng nhà báo Huy Đức, hồi Tháng Năm viết về việc ông Thăng bị kỷ luật: “Tôi hy vọng sẽ không còn phải viết về ai như ông Nguyễn Tấn Dũng, như ông Đinh La Thăng nữa…”
Mời xem Video: NÓNG: Nhiều vết MÁU của Trịnh Xuân Thanh để lại trong xe bắt cóc đã giúp cho cảnh sát Đức bắt thêm nhiều An ninh TC2?
“Giật mặt nạ những kẻ tham nhũng dùng vật liệu dân túy để xây lô cốt là rất cần thiết. Nhưng không thể chỉ làm việc đó bằng một quy trình chính trị nội bộ. Nơi người dân chỉ có thể đứng ngoài la ó hoặc vỗ tay. Cái quy trình đó lệ thuộc rất nhiều vào ý chí của những cá nhân. Khi những kẻ tham nhũng vận hành cái quy trình ấy đông hơn thì nhân dân bó tay.”
Người Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét