“Một ngày tù, nghìn thu ở ngoài” nhưng một ngày thấp thỏm nằm chờ lại cũng bằng nghìn thu ở tù.
Coi kỹ hồ sơ, từ vụ 800 tỷ tới vụ Junin II, công nhận anh Thăng quả là rất gian manh. Từ gần chục năm trước mà anh đã toan tính, cài thế, đẩy tội cho đàn em. Nếu C46 làm tới nơi thì đối tượng bị khởi tố phải lên đến hàng trăm. C46 chắc chắn cũng dành phần cho Thăng; nếu bắt đầu khởi tố từ đây, 5 năm tới, anh ấy sẽ bận bịu hầu hết phiên tòa này đến phiên tòa khác. Ocean Bank cũng anh, PVcom Bank cũng anh, Sợi Đình Vũ cũng anh, Thái Bình II cũng anh…
Chính sách một lựa chọn của anh, “tiền hoặc là một tờ A4”, đã tha hóa nhiều thế hệ cán bộ. Không chỉ ném hàng chục tỷ USD xuống biển, anh còn hủy hoại nền tảng văn hóa của một nơi từng có thời tập trung tinh hoa.
Có thể anh biết rõ, sắp sửa có những “tờ A4” xướng tên anh. Đừng loay hoay ở ngoài để rồi nghe một tiếng còi xe cũng giật thót mình. Hãy nộp lại tiền và nhận tội để tìm một giấc ngủ không cần Macallan30, cho dù là trên sàn bê tông lạnh.
Mời xem Video: Hà Văn Thắm và Nguyễn Xuân Sơn khai khai Đinh La Thăng đã nhận bao nhiêu tiền từ Ocean Bank?
FB Huy Đức
Mời đọc lại bài báo trên trang Nhà Quản Lý, của tác giả Hoài Nam, ngày 1-9-2017, để thấy rằng, liệu ông Đinh La Thăng có bị khởi tố trong việc PVN góp vốn vào oceanbank, làm mất 800 tỷ của nhà nước?
Ông Đinh La Thăng phải chịu trách nhiệm gì trong việc PVN mất 800 tỷ góp vốn vào Oceanbank?
Ông Đinh La Thăng phải chịu trách nhiệm trong việc ban hành Nghị quyết góp vốn vượt mức quy định vào OceanBank, trái quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, gây thiệt hại 800 tỷ cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).
Như Nhaquanly.vn đã đưa tin, ngày 1-9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã công bố quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam các đối tượng trong vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).
Theo đó Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với các ông: Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn dầu khí Việt Nam – PVN, đang hầu toà trong đại án xảy ra tại OceanBank), Ninh Văn Quỳnh (nguyên kế toán trưởng PVN, hiện là Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) cùng Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Thanh Liêm, Vũ Khánh Trường (nguyên thành viên Hội đồng thành viên PVN).
Quá trình điều tra vụ án, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định 5 bị can nói trên đã có hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại 800 tỷ đồng trong việc PVN góp vốn điều lệ vào OceanBank. Việc khởi tố này nhằm phục vụ công tác điều tra giai đoạn II vụ án tiêu cực xảy ra tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương – OceanBank.
Về trách nhiệm của ông Đinh La Thăng, nguyên Bí thư Đảng uỷ, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn PVN, qua công tác kiểm tra dấu hiệu vi phạm và xem xét thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), ông Đinh La Thăng và một số cá nhân có liên quan, Ủy ban kiểm tra Trung ương (UBKTTW) đã kết luận những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng uỷ PVN và các cá nhân liên quan là rất nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và các cá nhân liên quan.
UBKTTW kết luận ông Đinh La Thăng chịu trách nhiệm người đứng đầu về các vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy, HĐTV Tập đoàn PVN trong giai đoạn 2009 – 2011.
Cụ thể ông Đinh La Thăng chịu trách nhiệm khi ký ban hành Nghị quyết 233/NQ-ĐU, ngày 17/3/2009 của Đảng uỷ Tập đoàn có nội dung không phù hợp với quy định pháp luật để HĐTV, Ban Tổng Giám đốc Tập đoàn và các tổng công ty thành viên quyết định chỉ định nhiều gói thầu trái pháp luật;
Vi phạm Quy chế làm việc Hội đồng thành viên (HĐTV) Tập đoàn trong việc ký thỏa thuận tham gia góp vốn tại Văn bản số 6934, ngày 18/09/2008 giữa ông Đinh La Thăng, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn và Chủ tịch HĐQT Oceanbank (có nội dung: Tập đoàn tham gia góp vốn 20% trở lên; cử cán bộ tham gia quản trị, điều hành; đề nghị các đơn vị thành viên sử dụng dịch vụ của Oceanbank) trước khi HĐTV Tập đoàn họp thống nhất nội dung trên.
Ông Đinh La Thăng chịu trách nhiệm trong việc HĐTV ban hành Nghị quyết số 4266/NQ-DKVN góp vốn vượt mức quy định vào OceanBank, trái quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, gây thiệt hại rất nghiêm trọng cho PVN. Chịu trách nhiệm trong việc HĐTV ban hành một số nghị quyết, quyết định chỉ định nhiều gói thầu với tổng giá trị lớn, vi phạm các nghị định của Chính phủ; tham mưu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho chỉ định nhiều gói thầu không bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Ông Đinh La Thăng chấp thuận cho PVC được miễn bảo lãnh thực hiện hợp đồng đối với công trình, dự án do Tập đoàn chỉ định cho PVC thực hiện và chấp thuận cho Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC) được miễn bảo lãnh thực hiện hợp đồng đối với Hợp đồng thiết kế, mua sắm, xây dựng (EPC) Nhà máy Nhiên liệu sinh học Dung Quất, vi phạm Luật Đấu thầu năm 2005.
Theo kết luận của Ủy ban kiểm tra TW, ông Đinh La Thăng có trách nhiệm trong việc ban hành chủ trương, quyết định đầu tư phân tán, dàn trải; thiếu kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện các dự án ở thời kỳ ông Thăng làm lãnh đạo Tập đoàn, dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp; một số dự án phải dừng, giãn, hoãn tiến độ, thua lỗ kéo dài, gây thất thoát, lãng phí, mất vốn đầu tư, gây hậu quả rất nghiêm trọng (trong đó có Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyeste Đình Vũ và các dự án nhiên liệu sinh học).
Theo thông cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng vào tháng 5/2017, ông Đinh La Thăng có những đóng góp nhất định cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và những cơ quan, đơn vị mà ông giữ cương vị lãnh đạo. Nhưng trên cương vị Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN giai đoạn 2009-2011, ông đã mắc những khuyết điểm, vi phạm rất nghiêm trọng.
Đó là các vi phạm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và công tác cán bộ, ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, tổ chức Đảng và cá nhân ông Thăng, “gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân đến mức phải thi hành kỷ luật theo quy định của Đảng”.
“Sau khi xem xét toàn diện, khách quan, cân nhắc nhiều mặt, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định thi hành kỷ luật ông Đinh La Thăng bằng hình thức cảnh cáo và cho thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị khoá XII với tỷ lệ phiếu biểu quyết trên 90%”, thông cáo ngày làm việc thứ ba hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII nêu.
Ngày 9/5/2017, Bộ Chính trị đã có quyết định ông Đinh La Thăng thôi giữ chức Bí thư Thành ủy TP.HCM (nhiệm kỳ 2015 – 2020), điều động giữ chức Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
Ông Đinh La Thăng sinh ngày 10-9-1960, quê quán Nam Định. Ông có học vị tiến sĩ, là Uỷ viên Trung ương Đảng các khoá X, XI và XII, Đại biểu Quốc hội khoá XI, XIII.
Hành trình “đốt” 800 tỷ đồng của PVN
OceanBank có tiền thân là ngân hàng Nông thôn Hải Hưng. Năm 2007, ngân hàng này chuyển đổi sang mô hình ngân hàng đô thị và lấy tên Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) với số vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng.
Chỉ 1 năm sau khi “thay tên đổi họ”, OceanBank đã “bén duyên” PVN. Năm 2008, khi Oceanbank tăng vốn từ 1.000 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng, PVN góp 20% tương ứng số tiền 400 tỷ đồng.
Sang năm 2009, PVN đánh dấu lần thứ 2 rót vốn vào OceanBank. Để giữ được 20% vốn điều lệ, PVN góp thêm 300 tỷ đồng. Lần thứ 3, năm 2011, PVN góp thêm 100 tỷ đồng, đảm bảo tương ứng 20% vốn điều lệ. Như vậy, sau 3 lần góp vốn, PVN đã rót 800 tỷ đồng để nắm giữ 20% vốn OceanBank.
Song song với việc góp vốn, PVN cử đại diện của Tập đoàn vào OceanBank. Ông Nguyễn Xuân Sơn, khi đó là Tổng giám đốc Công ty Tài chính Dầu khí Việt Nam (PVFC) được PVN giới thiệu cử làm thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc của OceanBank từ ngày 1/12/2008 đến 27/12/2010, làm Uỷ viên HĐQT ngân hàng từ ngày 28/4/2009 đến 18/4/2011 và đại diện phần vốn góp của PVN tại ngân hàng từ 6/12/2010 đến 10/5/2011.
Chỉ sau gần 7 năm chuyển đổi mô hình, OceanBank đã tăng trưởng rất “nóng”. Vốn điều lệ tăng hơn 4 lần, lên tới 4.000 tỷ đồng. Tổng tài sản OceanBank tăng gần 5 lần, lên 67.075 tỷ đồng vào cuối năm 2013.
OceanBank tăng trưởng nóng nhưng sớm lộ nhiều sai phạm. Một trong những sai phạm được nhắc đến nhiều và gây nhiều tranh cãi nhất chính là OceanBank vượt trần lãi suất.
Vì hàng loạt sai phạm nghiêm trọng, OceanBank phải “gánh” khoản nợ xấu lên tới 14.923 tỷ đồng tại thời điểm 31/3/2014. Khoản nợ xấu này chiếm 49,84% tổng dư nợ toàn hệ thống của OceanBank. OceanBank thua lỗ trước thuế 10.189 tỷ đồng triệu đồng, bằng 249,63% vốn chủ sở hữu.
Ngân hàng Nhà nước đã cho OceanBank thời gian khắc phục tình trạng âm vốn cũng như tìm được đối tác mua lại. Tuy nhiên, OceanBank đã không thể khắc phục được tình trạng này. Vì vậy, ngày 6/5/2015, Ngân hàng Nhà nước quyết định mua lại OceanBank với giá 0 đồng.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc 800 tỷ đồng tương đương 20% cổ phần của PVN cũng sẽ mất trắng.
OceanBank có tiền thân là ngân hàng Nông thôn Hải Hưng. Năm 2007, ngân hàng này chuyển đổi sang mô hình ngân hàng đô thị và lấy tên Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) với số vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng.
Chỉ 1 năm sau khi “thay tên đổi họ”, OceanBank đã “bén duyên” PVN. Năm 2008, khi Oceanbank tăng vốn từ 1.000 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng, PVN góp 20% tương ứng số tiền 400 tỷ đồng.
Sang năm 2009, PVN đánh dấu lần thứ 2 rót vốn vào OceanBank. Để giữ được 20% vốn điều lệ, PVN góp thêm 300 tỷ đồng. Lần thứ 3, năm 2011, PVN góp thêm 100 tỷ đồng, đảm bảo tương ứng 20% vốn điều lệ. Như vậy, sau 3 lần góp vốn, PVN đã rót 800 tỷ đồng để nắm giữ 20% vốn OceanBank.
Song song với việc góp vốn, PVN cử đại diện của Tập đoàn vào OceanBank. Ông Nguyễn Xuân Sơn, khi đó là Tổng giám đốc Công ty Tài chính Dầu khí Việt Nam (PVFC) được PVN giới thiệu cử làm thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc của OceanBank từ ngày 1/12/2008 đến 27/12/2010, làm Uỷ viên HĐQT ngân hàng từ ngày 28/4/2009 đến 18/4/2011 và đại diện phần vốn góp của PVN tại ngân hàng từ 6/12/2010 đến 10/5/2011.
Chỉ sau gần 7 năm chuyển đổi mô hình, OceanBank đã tăng trưởng rất “nóng”. Vốn điều lệ tăng hơn 4 lần, lên tới 4.000 tỷ đồng. Tổng tài sản OceanBank tăng gần 5 lần, lên 67.075 tỷ đồng vào cuối năm 2013.
OceanBank tăng trưởng nóng nhưng sớm lộ nhiều sai phạm. Một trong những sai phạm được nhắc đến nhiều và gây nhiều tranh cãi nhất chính là OceanBank vượt trần lãi suất.
Vì hàng loạt sai phạm nghiêm trọng, OceanBank phải “gánh” khoản nợ xấu lên tới 14.923 tỷ đồng tại thời điểm 31/3/2014. Khoản nợ xấu này chiếm 49,84% tổng dư nợ toàn hệ thống của OceanBank. OceanBank thua lỗ trước thuế 10.189 tỷ đồng triệu đồng, bằng 249,63% vốn chủ sở hữu.
Ngân hàng Nhà nước đã cho OceanBank thời gian khắc phục tình trạng âm vốn cũng như tìm được đối tác mua lại. Tuy nhiên, OceanBank đã không thể khắc phục được tình trạng này. Vì vậy, ngày 6/5/2015, Ngân hàng Nhà nước quyết định mua lại OceanBank với giá 0 đồng.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc 800 tỷ đồng tương đương 20% cổ phần của PVN cũng sẽ mất trắng.
- Mời đọc lại: Có dấu hiệu Đinh La Thăng sắp bị mang ra ‘xử’? (NV/ TD).
Hoài Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét