Hải cảnh Trung Quốc trước đây nằm dưới quyền quản lý dân sự của Cơ quan Hải dương Nhà nước, nay đã được chuyển giao cho Cảnh sát Vũ trang do Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát, theo một thông báo của Bắc Kinh vào tuần rồi.
Quyết định này sẽ giúp cho Chủ tịch Tập Cận Bình, trong tư cách Tổng Tư lệnh quân đội, có thêm quyền lực trực tiếp để kiểm soát các tàu thuyền nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền lãnh thổ trong khu vực.
Động thái này tinh giản hóa đội ngũ chỉ huy của Lực lượng hải cảnh Trung Quốc nhưng cũng gây sự nhập nhằng trong mối quan hệ giữa các tàu tuần tra quân sự và tàu tuần tra dân sự tại các điểm tranh chấp căng thẳng trong khu vực, như Biển Hoa Đông và Biển Đông.
Chính sự mơ hồ và nhập nhằng đó có thể làm tăng nguy cơ xảy ra xung đột quân sự không có chủ ý, do cách hành xử hung hăng hơn của các tàu “vỏ trắng” của lực lượng tuần duyên nhằm khẳng định chủ quyền lãnh thổ của TQ.
Hôm 21/3 Trung Quốc tuyên bố tiếp tục tiến trình tập trung kiểm soát lực lượng hải cảnh gồm 200 tàu vốn đã được thành lập vào năm 2013, sau khi sáp nhập bốn cơ quan hàng hải khác nhau.
Quân Ủy Trung Ương, cơ quan lãnh đạo tối cao của Đảng Cộng Sản Trung Quốc trong lĩnh vực quốc phòng, đã thu tóm lực lượng Cảnh Sát Vũ Trang Nhân dân (PAP) vào tháng 12/ 2017.
Trong khi Lực lượng Tuần duyên của Việt Nam trực thuộc Bộ Quốc phòng, lực lượng tuần duyên của Nhật Bản và Philippines trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải. Nhưng tuần duyên của ba nước này nếu gộp chung, vẫn chưa bằng quy mô của lực lượng Hải cảnh Trung Quốc.
Tuần duyên của Hoa Kỳ trực thuộc Bộ An ninh Nội địa, nhưng khi có chiến tranh Tổng thống có quyền kiểm soát cả lực lượng này bằng cách chuyển giao quyền kiểm soát lực lượng tuần duyên sang cho Hải quân Hoa Kỳ.
VOA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét