Việc sử dụng thuật ngữ “Ấn Độ-Thái Bình Dương” ngày càng gia tăng – nó đề cập đến tất cả các nước có biên giới với Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương – không phải là “Châu Á-Thái Bình Dương”, nhấn mạnh đến khía cạnh hàng hải của các căng thẳng hiện nay. Các đại dương ở châu Á ngày càng trở thành một đấu trường cạnh tranh về nguồn lực và ảnh hưởng. Hiện nay có vẻ như là trong tương lai các khủng hoảng thuộc khu vực sẽ thành hình và/hoặc được giải quyết trên biển.
Tác lực chính của sự thay đổi này là Trung Quốc. Trong năm năm qua, Trung Quốc đã đẩy biên giới của mình ra xa khỏi lãnh hải quốc tế bằng cách xây các hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông. Khi đã quân sự hoá các tiền đồn này – được xem như là một sự kiện đã rồi đối với thế giới – thì giờ đây Trung Quốc đã chuyển tập trung sang hướng Ấn Độ Dương.
Trung Quốc đã lập một căn cứ quân sự đầu tiên ở Djibouti, gần đây họ đã chiếm cảng chính của Djibouti từ một doanh nghiệp có trụ sở đặt tại Dubai, có thể là do doanh nghiệp này giao cho Trung Quốc. Hơn nữa, Trung Quốc đang có kế hoạch mở một căn cứ hải quân mới thuộc cảng Gwadar ở cạnh biên giới Pakistan do Trung Quốc kiểm soát. Trung Quốc đã thuê một số hòn đảo còn tranh chấp ở Maledives, nơi tập trung xây dựng một đài quan sát hàng hải. Đài này cung cấp dữ liệu cho phép huy động các tàu ngầm tấn công bằng vũ khí hạch tâm (SSNs) và tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo có trang bị vũ khí hạch tâm (SSBNs) tại Ấn Độ Dương.
Tóm lại, Trung Quốc đã biến đổi quan cảnh chiến lược của khu vực chỉ đúng trong năm năm. Nếu các cường quốc khác không can thiệp trước những thách thức đối với việc duy trì nguyên trạng về hàng hải và lãnh thổ, thì trong năm năm tới, họ có thể cố thủ trước những lợi thế chiến lược của Trung Quốc. Kết quả có thể là một trật tự khu vực bá quyền độc đoán do Trung Quốc lãnh đạo sẽ chiếm ưu thế, đó là một caí giá mà hầu hết các nước trong khu vực ủng hộ cho một trật tự dựa trên các luật lệ tự do phải trả. Đứng trước một trọng lực kinh tế của khu vực, điều này sẽ tạo ra những rủi ro đáng kể cho thị trường toàn cầu và an ninh quốc tế.
Để giảm nhẹ mối đe dọa này, các nước trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương phải đối mặt với ba thách thức chính, bắt đầu với khoảng cách ngày càng rộng giửa chính trị và kinh tế. Mặc dù thiếu hội nhập chính trị và không có một khuôn khổ an ninh chung ở Ấn Độ-Thái Bình Dương, các hiệp định thương mại tự do đang tăng lên, mới nhất là Hiệp định Toàn diện và Tiến bộ cho Quan hệ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Trung Quốc nổi lên như là đối tác thương mại hàng đầu của hầu hết các nền kinh tế trong khu vực.
Tuy nhiên, chỉ riêng sự bùng nổ thương mại không thể giảm được những rủi ro chính trị. Điều đó đòi hỏi một khuôn khổ của các quy tắc và các luật lệ chung và có hiệu lực thi hành. Đặc biệt nhất là tất cả các nước phải đồng ý tuyên bố hoặc làm rõ các yêu sách lãnh thổ hoặc hàng hải trên cơ sở luật pháp quốc tế và giải quyết tranh chấp bằng các phương tiện hòa bình – không bao giờ bằng vũ lực hoặc ép buộc.
Thiết lập một khuôn khổ cho khu vực nhằm củng cố tinh thần trọng pháp sẽ đòi hỏi những tiến bộ để vượt qua thách thức thứ hai: vấn đề lịch sử của khu vực. Các tranh chấp về lãnh thổ, tài nguyên thiên nhiên, các tưởng niệm trong chiến tranh, khu vực phòng không, và sách giáo khoa đều được liên kết nhau theo một cách này hay cách khác với các tự truyện thuộc về lịch sử đối kháng nhau. Kết quả là cạnh tranh và củng cố các tinh thần dân tộc sẽ gây an nguy cho tương lai của khu vực.
Quá khứ tiếp tục soi sáng mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản – các đồng minh thân cận nhất của Mỹ ở Đông Á. Về phần Trung Quốc, họ sử dụng lịch sử để biện minh cho các nỗ lực để cải thiện hiện trạng lãnh thổ và hàng hải và bắt chước các cuộc tàn sát như thực dân trước năm 1945 của nước Nhật đối nghịch. Tất cả các tranh chấp biên giới với 11 nước láng giềng của Trung Quốc dựa trên các yêu sách thuộc về lịch sử, không phải là do luật quốc tế.
Điều này mang lại cho chúng ta thách thức chính thứ ba đối với khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương: thay đổi các động lực hàng hải. Trong bối cảnh các luồng thương mại hàng hải gia tăng, các cường quốc khu vực đang chiến đấu để tìm cách thâm nhập, gây ảnh hưởng và lợi thế tương đối.
Ở đây, mối đe dọa lớn nhất nằm trong những nỗ lực đơn phương của Trung Quốc để thay đổi hiện trạng khu vực. Những gì mà Trung Quốc đạt được ở Biển Đông có những ý nghĩa mang tính chiến lược sâu rộng hơn và dài hạn hơn như việc Nga sáp nhập Crimea là ví dụ, vì Trung Quốc đưa ra thông điệp rằng chủ nghĩa đơn phương thách thức không nhất thiết phải quan tâm đến các hậu qủa quốc tế.
Thêm vào những thách thức mới là tình trạng biến đổi khí hậu, đánh bắt cá quá mức và suy thoái các hệ sinh thái biển với sự xuất hiện của các nhà hoạt động trên biển không thuộc về nhà nước, thí dụ như cướp biển, khủng bố và các tổ chức tội phạm-và môi trường an ninh khu vực ngày càng trở nên đầy lo âu và bất trắc. Tất cả những điều này làm tăng nguy cơ chiến tranh, dù là tình cờ hay cố ý.
Như trong bản tường trình gần đây nhất về Chiến lược An ninh Quốc gia Hoa Kỳ đưa ra: “Một cuộc cạnh tranh về địa chính trị giửa hai viễn kiến tự do và áp chế của một trật tự thế giới đang diễn ra ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương”. Tuy nhiên, khi các cường quốc trong khu vực đồng ý rằng một trật tự dựa trên luật lệ và cởi mở được yêu chuộng hơn là bá quyền Trung Quốc, cho đến nay họ đã thực hiện quá ít để thúc đẩy sự hợp tác.
Không có nhiều thời gian để lãng phí. Các cường quốc thuộc khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương phải có hành động mạnh mẽ hơn để tăng cường ổn định khu vực, nhắc lại cam kết của họ về các tiêu chuẩn chung, không kể tới luật quốc tế và tạo ra các thể chế vững chắc.
Để bắt đầu, Úc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ phải tạo tiến bộ trong việc thể chế hoá Đối thoại về An ninh cho Tứ cường, để họ có thể phối hợp tốt hơn các chính sách và theo đuổi hợp tác rộng hơn với các đối tác quan trọng khác như Việt Nam, Nam Dương và Hàn Quốc cũng như với các quốc gia nhỏ hơn.
Về mặt kinh tế và chiến lược, trung tâm của trọng lực toàn cầu đang chuyển sang khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Nếu các tác nhân trong khu vực không hành động ngay từ bây giờ để củng cố một trật tự dựa trên luật lệ và tự do, thì tình hình an ninh sẽ tiếp tục xấu đi – với những hậu quả có thể sẽ gây tiếng vang liên tiếp trên toàn thế giới.
***
Brahma Chellaney là Giáo sư Nghiên cứu Chiến lược thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách tại New Delhi và Chuyên gia của Học viện Robert Bosch ở Berlin. Ông là tác giả của chín tác phẩm, trong số này có Asian Juggernaut, Water: Asia’s New Battleground và Water, Peace, and War: Confronting the Global Water Crisis.
Tác giả: Brahma Chellaney | Project Syndicate
Dịch giả: Đỗ Kim Thêm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét