Để nhà nước có trách nhiệm, dân phải làm gì? - Tiến Bộ

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2018

Để nhà nước có trách nhiệm, dân phải làm gì?


Để nhà nước có trách nhiệm, dân phải làm gì?

Hàng hóa trong một đất nước là do nhân dân làm ra. Tiền tệ lưu hành trong một đất nước là do nhà nước in ra. Tổng giá trị hàng hóa sẽ quyết định giá trị đồng tiền. Ví dụ toàn dân làm ra được 100 tấn gạo mà nhà nước in ra 100 đồng thì mỗi tấn gạo có giá 1 đồng.

Dân tăng sản lượng hàng hàng hóa rất chậm chạp và khó khăn. Ví dụ năm nay tôi sản xuất ra 20 tấn gạo, sang năm có nỗ lực lắm thì tôi cũng chỉ sản xuất ra 21 tấn, tức tăng 5%. Thế nhưng để in tiền, nhà nước chỉ làm một động tác đơn giản là in ra. Tiền lưu hành trong dân là 100 đồng, nhà nước in thêm 100 đồng cũng rất đơn giản. Chứ dân đang sản xuất 100 tấn gạo mà buộc họ sản xuất thêm 100 tấn nữa khó khăn vô cùng.

Chính vì nhà nước giữ quyền in tiền, dân trách nhiệm sản xuất để định giá đồng tiền, nên trách nhiệm giữ giá đồng tiền của nhà nước là cực kỳ quan trọng. Đó là trách nhiệm của nhà nước, và nhân dân đòi hỏi nhà nước phải có trách nhiệm đó.

Tiền là vật trung gian trao đổi, có tiền bạn sẽ lấy hàng hóa. Để sản xuất hàng hóa thì khó khăn, để in tiền thì dễ dàng. Nên khi in ra nhiều tiền, nhà nước hút hết tài sản dân về túi mình, và làm dân nghèo đi khi đồng tiền mất giá. Tháng trước 10 triệu sống đủ, tháng này 10 triệu sống thiếu thốn, đó là bạn đã bị nhà nước móc túi.

Thế nào là nhà nước có trách nhiệm? Nhà nước có trách nhiệm là không được in tiền quá nhiều làm mất giá đồng tiền nhằm bảo vệ tài sản toàn dân. Nhà nước có trách nhiệm là phải bảo vệ môi trường để bảo vệ nền sản xuất của nhân dân và sự sống cộng đồng. Nhà nước có trách nhiệm là nhà nước dùng hàng rào thuế để bảo vệ nền sản xuất nhân dân chứ không phải để siết cổ họ. Và nhiều vấn đề trách nhiệm khác nữa.

Khi nhân dân không kiểm soát nhà nước mà để cho nhà nước lọt vào tay một đảng phái thì với sự độc chiếm quyền lực, nó sẽ móc túi, bóp cổ dân, giết chết nền sản xuất của một đất nước. Để đơn giản thì có thể hình dung thế này, dân sản xuất nên cần phải có sự nâng niu của nhà nước đối với họ cho lợi ích chung. Nếu để nhà nước cho 1 mình ĐCS kiểm soát thì nhà nước đó sẽ bóp cổ dân để nặn cho ra tiền làm giàu cho đảng cho cán bộ vì không có dân kiểm soát. Nguyên tắc, tôi làm ra của cải, tôi đóng tiền nuôi anh thì tôi phải kiểm soát anh là điều bắt buộc. Chính vì lẽ đó dân phải đòi ĐCS từ bỏ độc quyền lãnh đạo để mở đường cho sự cống hiến, tạo cơ hội cho thế hệ sau làm giàu cho chính mình và làm giàu cho đất nước.

Trong tình hình Đảng độc tài ra sức hại nước nghèo đói, hại dân đến cực khổ, thì sự đòi hỏi là bắt buộc. Trong các sự đòi hỏi đó, quyết biểu tình là một đặc quyền không cần Đảng ban cho dân mà dân phải tự giành lấy. Trật tự trong vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước hiện nay cần phải phá vỡ. Phải biểu tình đòi yêu sách như một thói quen của một dân tộc. Trong quá trình biểu tình, sự phản ứng quá khích của dân là do sự hung hăng của chính quyền đã đẩy họ đến con đường đập phá, vì chính quyền đã đẩy uất hận nhân dân đến điểm cực độ. Có chính quyền độc tài mới có biểu tình đòi dân chủ, nguyên nhân biểu tình là do độc tài chứ không phải do dân thích biểu tình. Đấy là bản chất vấn đề.

Có một số người cho rằng dân đập phá là quá khích. Thế nhưng yếu tố hung hăng thủ đoạn của chính quyền lại không xét đến. Sự hung hăng, thủ đoạn cấy người vào đoàn biểu tình ôn hòa gây rối để lấy cớ đàn áp là vấn đề khốn nạn mà nhiều người đánh giá về biểu tình đã cho qua.

Nhưng dân chủ hóa là gì? Là đi tìm sự thịnh vượng cho nhiều thế hệ mai sau, tìm sự thịnh vượng cho đất nước, giải cứu đất nước khỏi nanh vuốt Trung Cộng. Giá trị dân chủ mang lại là rất lớn, nên việc đập phá vài phương tiện trong một cuộc biểu tình mất kiểm soát chẳng là cái gì so với mục đích của sự đòi hỏi quyền lợi thông qua biểu tình. Nên phải xây dựng suy nghĩ dám bất chấp sự cấm đoán vô lí của chính quyền để đi đến thói quen đòi hỏi yêu sách bằng biểu tình. Nhân dân là thành phần cốt lõi của một đất nước, dân phải biết nói “mầy cấm tao cũng biểu tình” chứ đừng chỉ biết van xin chính quyền cho mình quyền biểu tình.

Cuộc sống dân chúng ta có trách nhiệm làm ra của cải cho xã hội, nhà nước có trách nhiệm là nhà nước phải do dân kiểm soát. Phải biểu tình đến chừng nào loại bỏ được CS. ĐCS không có quyền tự cho mình độc chiếm quyền lực, nhân dân không thể cho phép họ làm vậy. Nhân dân phải biết giật lấy quyền kiểm soát nhà nước về tay mình, đừng để số phận mình cho chúng muốn quyết sao quyết.


Đỗ Ngà
FB Đỗ Ngà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad