Theo truyền thông Việt Nam, hôm 12/7 tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã ra quyết định ‘cảnh cáo’ ông Trương Minh Tuấn, Bộ Trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, đồng thời cách chức Bí thư Ban cán sự đảng của bộ này nhiệm kỳ 2016-2021.
Trong một thông cáo phát đi vào chiều cùng ngày, Cổng thông tin Chính phủ cho biết ông Trương Minh Tuấn đã “vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo” trong quá trình chỉ đạo thực hiện dự án quá trình cổ phần hoá của Tổng Công ty Mobifone.
Nhận định về hình thức ‘cảnh cáo’ về mặt đảng đối với ông Tuấn, nhà báo độc lập Nguyễn Tường Thụy nói với VOA rằng người đứng đầu Bộ Thông tin và Truyền thông bị mức kỷ luật như vậy là chưa thỏa đáng, mà cần đưa ông ra xét xử hình sự:
“Việc làm sai lầm của ông trong quản lý kinh tế bị xử lý như thế là đúng. Tôi không nghĩ rằng ổng bị oan. Tôi mong rằng sau khi kỷ luật ông này nên tiếp tục khởi tố hình sự đối với ông. Chứ kỷ luật xong cho nghỉ về hưu thì quá đơn giản.”
Tôi mong rằng sau khi kỷ luật ông này nên tiếp tục khởi tố hình sự đối với ông. Chứ kỷ luật xong cho nghỉ về hưu thì quá đơn giản.
Nhà báo Độc lập Nguyễn Tường Thụy
Đáng lẽ việc này phải làm từ lâu rồi, nhưng mấy ông làm việc chậm chạp nên tới bây giờ mới có quyết định.
Blogger Sơn B. Nguyễn
“Tôi nghĩ ông ấy sai phạm như vậy thì đáng bị kỷ luật và cách chức thôi. Đáng lẽ việc này phải làm từ lâu rồi, nhưng mấy ông làm việc chậm chạp nên tới bây giờ mới có quyết định.”
Bộ Chính trị ra thông báo, đề nghị Ban cán sự đảng Chính phủ “chỉ đạo thực hiện quy trình xử lý kỷ luật về hành chính đối với đồng chí Trương Minh Tuấn bảo đảm đồng bộ, kịp thời với kỷ luật của Đảng theo quy định.”
Theo quy định của Bộ Chính trị, Ban cán sự đảng ở Trung ương là tổ chức đảng do Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định thành lập, chịu sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, thực hiện chức năng lãnh đạo, chỉ đạo đối với các cơ quan Nhà nước.
Ngoài ra, với cùng vi phạm, Bộ Chính trị hôm 12/7 cũng xem xét hình thức kỷ luật về đảng đối với người tiền nhiệm của ông Tuấn là cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son.
Trước đó, hôm 10/7, Ban Bí thư đã cảnh cáo Ban cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông nhiệm kỳ 2011-2016 về vụ công ty Mobifone mua 95% cổ phần của Công ty Cổ phần Nghe nhìn toàn cầu AVG.
Luật sư Lê Công Định viết trên Facebook: “tôi không quan tâm nhiều đến việc kỷ luật những ông đảng viên Việt Cộng, bởi đa số họ đều chẳng ra gì từ người nắm quyền kỷ luật đến kẻ chấp hành kỷ luật. Chẳng qua đến ngày đến tháng thì bọn họ đều phải ra đi, hoặc hạ cánh an toàn, hoặc cúi đầu chịu nhục mà thôi.”
Bộ Thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn và bà Ann Lavin, Giám đốc Chính sách công và quan hệ chính phủ, Google khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong một cuộc gặp tại Hà Nội hôm 17/1/2018. (Ảnh: VietnamNet) |
Các nhà báo độc lập nói rằng Bộ trưởng Trương Minh Tuấn từng được biết là ‘Sát thủ Tự do Báo chí” trong giới làm báo của Việt Nam.
Ông Nguyễn Tường Thụy chia sẻ:
“Ông Trương Minh Tuấn được gọi là Sát thủ Tự do Báo chí ở Việt Nam. Ghê lắm! cả trong làng báo lề dân, lẫn báo chí Nhà nước. Ông ấy khét tiếng là ngưới bót nghẹt thông tin báo chí.”
Ông Trương Minh Tuấn được gọi là Sát thủ Tự do Báo chí ở Việt Nam, cả trong làng báo lề dân, lẫn báo chí Nhà nước. Ông ấy khét tiếng là ngưới bót nghẹt thông tin báo chí.
Nguyễn Tường Thụy
Đất Việt, trang báo mạng đa chiều nhận định: “ông Trương Minh Tuấn từng dằn mặt không ít trang báo, phóng viên, nhà báo vì ‘tự diễn biến, tự chuyển hóa.’ Và trong giai đoạn ‘cầm quyền báo chí’ của ông Tuấn, RFS xếp hạng tự do báo chí Việt nam vẫn ở ngưỡng 175/180; thậm chí vào năm 2018, bản đồ đàn áp báo chí nghiêm trọng với 21 nước đã xướng danh Việt nam.”
Khởi tố vụ Mobifone mua cổ phần AVG |
Ngày 14/3, Thanh tra Chính phủ Việt Nam đề nghị khởi tố vụ doanh nghiệp nhà nước Mobifone mua AVG sau khi đưa ra kết luận về nhiều sai phạm “đặc biệt nghiêm trọng” của thương vụ chuyển nhượng cổ phần.
Thương vụ mua AVG của MobiFone bị dư luận chú ý sau khi doanh nghiệp nhà nước này bất ngờ công bố đã hoàn tất mua lại 95% cổ phần của AVG vào tháng 1/2016, nhưng lại không tiết lộ giá trị hợp đồng mua bán.
Đây là thương vụ mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc họp Ban Bí thư ngày 8/3, cho là “vụ việc rất nghiêm trọng, phức tạp, nhạy cảm” và đã có công văn chỉ đạo “khẩn trương xem xét, xử lý vụ việc đúng pháp luật và thu hồi tài sản Nhà nước bị thất thoát.”
AVG do em trai của tỷ phú đôla Phạm Nhật Vượng, ông Phạm Nhật Vũ, đứng đầu.
VOA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét