Thấy gì từ vụ ‘hô biến’ 26.000 ha đất nông nghiệp thành đất dịch vụ? - Tiến Bộ

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2018

Thấy gì từ vụ ‘hô biến’ 26.000 ha đất nông nghiệp thành đất dịch vụ?


Một khi bong bóng bất động sản vỡ và thị trường này chuyển sang đóng băng rất nhanh, 26.000 ha đất dịch vụ của Nguyễn Thiện Nhân và của đảng có dễ bán đấu giá? Ảnh: Vietnamnet

“Chúng ta không thể cứ tiếp tục cái đà bán đất,khi không còn ngân sách do tham quan và lợi ích nhóm gây nên.

Bán đất nông nghiệp đồng nghĩa với việc làm người nông dân thất nghiệp và là người thua thiệt trước tiên trong chính sách do ông bí thư đề ra.Chưa nói đến việc ô nhiễm môi trường một khi các nhà đầu tư tư nhân ai cũng chỉ mong muốn kinh doanh đất đai,và xây dựng không theo quy hoạch và tiêu chuẩn kĩ thuật nhà nước đề ra.

Chúng ta không thể bán đấu giá chiếc cần câu cơm của người nông dân,rồi để bọn lợi ích nhóm và tham quan tích cực tích lũy đầu cơ đất đai và mọi sức vốn tài chính trong nước nằm chết gí tại đây mà nhà nước ta không khơi động được cho sự phát triển kinh tế quốc dân.

Bán đấu giá đất nông nghiệp đang sử dụng đồng nghĩa với việc triệt tiêu sức sản xuất trong dân và sẽ làm giá đất bị thổi phồng nhanh chóng,gây thiệt hại cho giá hối đoái đồng tiền Việt nam và giá trị sản phẩm trong sản xuất của nền kinh tế quốc dân.

Để có được 1 ha đất thuần nông không phải là dễ dàng một lúc gây dựng lên được, nếu chỉ vì cứu lòng tin đối với Đảng và chính quyền mà phải bán đất công cho một quy hoạch không có tương lai và kết quả khả thi thì quả là một sự mạo hiểm cả về mặt kinh tế lẫn chính trị…”

Trên đây là một comment rất có ý tứ của Tu Phan trên mạng xã hội, xảy ra sau khi Bí thư TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân thông báo việc TP.HCM dự kiến chuyển 26.000 ha đất nông nghiệp thành đất nhà xưởng, dịch vụ để đem đấu giá với giá trị sơ bộ đến 1,5 triệu tỉ đồng, và chủ trương ‘nhảy múa kiếm cơm’ này đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thông qua nhanh chóng.

1,5 triệu tỷ đồng dự kiến thu được từ việc đấu giá 26.000 ha đất dịch vụ lại bằng đúng con số chi ngân sách năm 2018 mà vào đầu năm nay Quốc hội ‘nghị gật’ đã mau mắn và đầy tự tin phóng ra, bất chấp kết quả thu ngân sách năm 2017 chỉ đạt 96,8% so với dự toán – không những không được xem là thành tích mà còn bị coi là một thất bại, bởi đây là lần đầu tiên sau nhiều năm, thu ngân sách quốc gia không đạt so với dự toán. Cũng là năm thứ ba liên tiếp, thu ngân sách từ khối trung ương không đạt dự toán.

Không chỉ có thế. Thất bại 96,8% thu ngân sách năm 2017 còn là một chỉ dấu lớn cho thấy thu ngân sách 2018 nhiều khả năng còn tồi tệ hơn năm 2017 và có thể sẽ sụt tới 5-7% so với dự toán đầu năm 2018, nếu không tính tới phần đè dân thu thuế và “bán mình” – tức tìm cách bán sạch những doanh nghiệp nhà nước ăn nên làm ra, nhằm có tiển trang trải cho một ngân sách đang lao vào thảm cảnh kiệt quệ với tỷ lệ chi thường xuyên cho đội ngũ gần 3 triệu công chức viên chức ‘ngủ ngày’ luôn vượt trên 70% tổng chi ngân sách hàng năm.

Đến tháng Năm năm 2018, trong một cuộc báo cáo của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, chính Bộ trưởng ‘Bộ bóp cổ’ (một cách gọi của dân gian đương đại dành cho vô số sắc thuế ‘kiến tạo’ của Bộ Tài chính đè đầu dân) đã phải thừa nhận một sự thật trần trụi và tàn nhẫn trong cơ cấu thu ngân sách của chính thể độc đảng ở Việt Nam vào năm 2017: dù tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước năm 2017 vượt 49,16 nghìn tỷ đồng so với số báo cáo Quốc hội, vượt 76,48 nghìn tỷ so với dự toán, nhưng số tăng thu đạt được chủ yếu không phải từ hoạt động sản xuất kinh doanh mà là nhờ tăng thu từ tiền sử dụng đất (61,58 nghìn tỷ đồng so với dự toán), và một phần khác từ thu cổ tức và lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp nhà nước (15,19 nghìn tỷ đồng), tăng thu từ dầu thô (11,28 nghìn tỷ đồng so với dự toán).

Vào năm 2017, ngoài việc ‘kiến tạo’ sắc thuế VAT tăng từ 10% lên 12%, ‘Bộ bóp cổ’ còn tham mưu cho chính quyền âm thầm, hoặc lén lút tăng thuế sử dụng đất phi nông nghiệp gấp 3-4 lần mà không thông báo trước cho dân.

Trong cơ cấu thu ngân sách quốc gia, tiền thuế sử dụng đất chiếm khoảng 9%, tương đương khoảng 100 ngàn tỷ đồng. Nếu đồng loạt tăng thuế sử dụng đất ở các tỉnh thành, ngân sách sẽ có thể “móc túi” dân gấp ít ra vài ba lần con số trăm ngàn tỷ đó.

Không quá khó hiểu, đó là nguồn cơn vì sao thị trường bất động sản ở Sài Gòn, chứ không phải Hà Nội, đã được ‘đánh lên’, tăng dữ dội gấp vài ba lần vào năm 2017 và có thể cả nửa cuối năm 2018, bất chấp mọi cảnh báo về trạng thái bong bóng đang nở ra rất gần mà có thể phát nổ bất kỳ lúc nào.

Sài Gòn – ‘con bò sữa’ ấy – đang trở thành điểm nóng thu ngân sách của Bộ Chính trị đảng.

Không quá khó hiểu, đó là nguồn cơn vì sao thị trường bất động sản ở Sài Gòn, chứ không phải Hà Nội, đã được ‘đánh lên’, tăng dữ dội gấp vài ba lần vào năm 2017 và có thể cả nửa cuối năm 2018, bất chấp mọi cảnh báo về trạng thái bong bóng đang nở ra rất gần mà có thể phát nổ bất kỳ lúc nào.

Sài Gòn – ‘con bò sữa’ ấy – đang trở thành điểm nóng thu ngân sách của Bộ Chính trị đảng.


Thiền Lâm
Calitoday

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad