Nhấp vào nút play (►) dưới đây để nghe |
Số liệu tác giả nêu trong bài viết cho thấy Nam Bộ, gồm hai tiểu vùng Đông và Tây Nam Bộ với 19 tỉnh thành và 34 triệu người, là vùng kinh tế trọng điểm có tiềm năng và có mức tăng trưởng GDP hơn 12,6% so với tầm 7% cả nước, cống hiến 60% sản lượng công nghiệp, chưa kể 40% giá trị GDP là phần đóng góp từ Nam Bộ và 70% giá trị xuất khẩu của đất nước.
Ý kiến mất cân đối rất đúng, và nếu đúng như nhận xét đó thì phải điều chỉnh lại kế hoạch đầu tư cho Sài Gòn và Đồng Bằng Sông Cửu Long.
-Ông Tống Văn Công
Không phải lần đầu tiên mà từ trước những câu hỏi tương tự về sự mất cân đối trong việc phân bổ phát triển cơ sở hạ tầng giựa Bắc, Trung Nam từng được báo chí trong nước trực tiếp hay gián tiếp đề cập đến.
Trao đổi cùng đài Á Châu Tự Do, ông Tống Văn Công, cựu tổng biên tập báo Lao Động, cho biết:
Tôi đồng ý với những ý kiến trên báo mà tôi đã đọc, đó là hiện tượng mất cân đối phải sửa chữa. Tôi biết tiềm lực của miền Nam, của Sài Gòn và Đồng Bằng Sông Cửu Long rất lớn, đầu tư không thỏa đáng như vậy sẽ hạn chế sự phát triển. Ý kiến mất cân đối rất đúng, và nếu đúng như nhận xét đó thì phải điều chỉnh lại kế hoạch đầu tư cho Sài Gòn và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Phát triển các công trình, các con đường huyết mạch cũng nằm chung trong xây dựng cơ sở. Nếu các con đường huyết mạch không tốt thì lưu thông sẽ đình trệ. Nói chung ở nước mình tam quyền phân lập không rõ, có phân quyền nhưng mà do đảng lãnh đạo hết. phải có điều kiện tổng quát để phát triển đất nước cho cân đối mới được.
|
Trung ương phải hơn địa phương, Hà Nội vẫn coi các tỉnh ở miền Bắc phải hơn các tỉnh ở khu vực miền Nam, cho nên mức độ đầu tư ở miền Bắc, thậm chí miền Trung, cao hơn miền Nam.
Lý do thứ ba, những nhóm lợi ích ở trung ương có mối quan hệ mật thiết, gần gũi và hiệu quả hơn các nhóm lợi ích ở miền Nam, thành thử dành được nhiều dự án đầu tư hạ tầng cơ sở từ vốn ngân sách và ODA nhiều hơn, từ đó dẫn tới tình trạng hạ tầng cơ sở miền Bắc và miền Trung được đầu tư và phát triển hơn ở miền Nam là như vậy.
Mất cân đối trong đầu tư phát triển hạ tầng giữa Bắc Bộ và Nam Bộ đến từ chính sách phân bổ ngân sách bất hợp lý, là nhận xét của ông Nguyễn Văn Mỹ, công ty du lịch lữ hành Lửa Việt ở Sài Gòn.
Trong bài viết tựa đề Cần Sự Công Bằng Trong Thu Nộp Và Chi Ngân Sách đăng trên các báo trong nước, tác giả Nguyễn Văn Mỹ căn cứ trên số liệu của Tổng Cục Thống Kê để viết như sau:
Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017 nếu thu được 100 Đồng thì chỉ được giữ lại 18 Đồng để chi cho đủ thứ, chưa kể chuyện bị thất thoát hoặc sử dụng không đúng. Ngân sách để lại ít ỏi như vậy thì có thể đầu tư được gì cho hạ tầng hay cho phúc lợi xã hội.
Được biết chỉ tiêu nộp ngân sách mà trung ương giao cho thành phố Hồ Chí Minh năm 2017 là trên 347 ngàn tỷ Đồng. Năm 2018 chỉ tiêu này tăng lên gần 10%. Như vậy mỗi ngày thành phố phải thu được 1.032 tỷ đồng tiền thuế, mỗi giờ phải thu được 43 tỷ và mỗi phút là 717 triệu đồng bất kể buổi tối hay ngày nghỉ. Năm 2019, chỉ tiêu giao nộp ngân sách về trung ương tăng thêm thành 400 ngàn tỷ đồng nhưng tỷ lệ được giữ lại thì càng giảm:
Đại biểu thành phố Hồ Chí Minh là ông Phan Nguyễn Như Khuê có từng nói thẳng với Bộ Tài Chính là các anh đối xử với thành phố như là con bò sữa. Tôi thì tôi bảo rằng thật ra bò muốn có sữa thì phải được chăm sóc được bồi dưỡng, còn cứ tận thu như hiện nay thì có khi nó không có sữa đâu, có khi nó chết queo thì không biết lấy gì mà thu nữa..
Trong tất cảc tỉnh thành hiện nay thì trích nộp nhiều nhất là thành phố Hồ Chí Minh tới 82% tiền thu được. Hà Nội ít hơn với 65%, Bình Dương 64%. Đà Nẵng miền Trung được trích lại 32% trong lúc tỉnh miền núi như Vĩnh Phúc lại được trích tới 47% và tỉnh Hải Dương chỉ đóng góp 2% thôi. Bên cạnh đó, 47 tỉnh còn lại, được cho là làm bao nhiêu xài bấy nhiêu, còn được trung ương hỗ trợ ngân sách. Theo ông Nguyễn Văn Mỹ, điều phi lý hơn nữa nữa là các tỉnh làm bao nhiêu xài bấy nhiêu và được hỗ trợ đó thì cơ ngơi của các cơ quan văn phòng rất to lớn, bộ máy nhân sự thì rất cồng kềnh.
Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017 nếu thu được 100 Đồng thì chỉ được giữ lại 18 Đồng để chi cho đủ thứ, chưa kể chuyện bị thất thoát hoặc sử dụng không đúng. Ngân sách để lại ít ỏi như vậy thì có thể đầu tư được gì cho hạ tầng hay cho phúc lợi xã hội.
-Ông Nguyễn Văn Mỹ
Người ta thường kháo nhau ngoài Bắc thừa đường mà thiếu xe, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thì ngược lại thừa xe mà thiếu đường, nói lên việc mất cân đối giữa đầu tư cho các vùng. Có thể vì là thủ đô thì Hà Nội được ưu tiên hơn, đặc biệt trong lãnh vực hạ tầng và giao thông vận tải, nhiều cầu lớn được xây dựng, nhiều đường cao tốc và cầu cống được phát triển rất tốt.
Còn trong Nam, đặc biệt vùng Đông Nam Bô, đường xá phát triển không tương xứng. Riêng miền Tây, mật độ xe cô trên Quốc Lộ Một từ thành phố Hồ Chí Minh về miền Tây là nhiều nhất và gần như đó là độc đạo. Thậm chí khi cây cầu Long An bị xà lan tông hư không đi được thì lúc đó Bộ Giao Thông- Vận Tải mới hốt hoảng lập tức làm ngay cái cầu một bên, Trước đây nếu nhỡ có chuyện gì mà cầu hỏng là không đi được.Chuyện kẹt xe liên tục từ miền Tây về thành phố ngày Tết ngày lễ là hồi chuông cảnh báo. Hiện nay theo tôi biết trung ương đang đầu tư vào việc phát triển hệ thống đường Hồ Chí Minh song song với đường Quốc Lộ Một nhưng mà phải khẩn trương hơn. Vấn đề hiện nay là phải tập trung hơn cho Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Tóm lại, phản ảnh từ các bài viết trên mạng cũng như qua báo giới đã cho thấy để khắc phục tình trạng mất cân đối trong phân bổ đầu tư cơ sở hạ tầng thì Việt Nam cần hoạch định chính sách hợp lý, có tầm nhìn thiết thực, tương xứng với khả năng và tiềm lực của Nam Bộ, nhất là Đồng Bằng Sông Cửu Long vốn là vựa lúa trù phú và nguồn nông sản dồi dào của cả nước.
Thanh Trúc
RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét