Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã quyết định kết thúc sớm cuộc đàm phán với lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un tại Hà Nội khi ông Kim không thể đưa ra bất kỳ lời hứa có thể kiểm chứng nào cho tiến trình phi hạt nhân hóa để đổi lại việc dỡ bỏ các chế tài của Mỹ. Đây là một kết thúc không vui cho một hội nghị thượng đỉnh thu hút sự chú ý toàn cầu, đặc biệt khi nó đã bắt đầu với việc hai bên thể hiện rất nhiều thiện chí với nhau.
Tuy nhiên, không thỏa thuận không đồng nghĩa với thất bại khi mà ông Trump ít nhất đã đạt được một trong những mục tiêu của ông là giữ cho khu vực ổn định không có thử hạt nhân. Nói cách khác, không thỏa thuận là một thành công khi mà điều đó có nghĩa rằng Mỹ đã không phải đưa ra bất kỳ nhượng bộ nào, không dỡ bỏ chế tài và không viện trợ tiền khi đàm phán với chế độ cộng sản. Việc ông Trump không bị chế độ cộng sản lừa gạt bản thân nó đã là một thành công lớn rồi. Và ông Trump và ông Pompeo đã không đột ngột cắt kết nối với Bắc Hàn mà vẫn thể hiện sự sẵn sàng đàm phán thêm.
Không thỏa thuận có nghĩa rằng ông Kim Jong-un đã từ chối cơ hội tuyệt vời để chuyển dịch đất nước của ông sang xã hội mở, ngay cả khi chính quyền Trump đã cố ý sắp xếp cơ hội cho ông được chứng kiến thành công kinh tế tại Singapore và Việt Nam. Ông Kim đã tận hưởng màn trình diễn ngoại giao “vinh quang” tại hội nghị thượng đỉnh này mà cỗ máy truyền thông nhà nước của ông sẽ dành lời ca ngợi bất tận và mang đến những hy vọng lớn lao. Nhưng bây giờ thậm chí ông Kim phải đối mặt với nhiều áp lực hơn từ chính những đồng chí trong nội bộ đảng khi mà chuyến công du lần này của ông đã không mang lại bất kỳ kết quả nào.
Những trụ cột chính mà ông Kim sử dụng để bảo vệ chế độ cầm quyền là vũ khí hạt nhân và tuyên truyền chống Mỹ. Nhưng bây giờ, cả hai trụ cột này đều đang bị tê liệt. Ông Kim không thể phát triển vũ khí hạt nhân thêm nữa và không thể tiếp tục thử hạt nhân khi ông đã hứa phi hạt nhân hóa trước truyền thông toàn cầu. Và ông Kim có lẽ cũng không thể tấn công Mỹ mạnh mẽ bằng cỗ máy tuyên truyền của mình khi mà đối thoại liên tục với ông Pompeo và ông Trump sẽ giữ Bắc Hàn ở bàn đàm phán. Điều mà ông Kim có thể làm là đổ lỗi cho Mỹ bắt nạt Bắc Hàn. Và ông cần lo lắng xem liệu Mỹ sẽ tiếp tục tập trận quân sự chung với Hàn Quốc hay không.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in thời điểm này có thể cảm thấy không hài lòng. Khi thượng đỉnh Trump-Kim không thể đưa ra bất kỳ tiến triển thêm nào về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, thì những nỗ lực của ông Moon để làm hòa với Bắc Hàn năm ngoái dường như rất nhạt nhòa. Tổng thống Moon có thể sẽ phải đối mặt với nhiều chỉ trích hơn vì phiên bản chính sách “Ánh Dương” với ông Kim Jong-un.
Một nhân vật khác không thể ngủ ngon chính là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tại cuộc họp báo sau thượng đỉnh tại Hà Nội, ông Trump đã chỉ rõ rằng 93% hàng hóa cung cấp qua biên giới Bắc Hàn là từ Trung Quốc. Đây là một lời chỉ trích gián tiếp nhắm tới Trung Quốc đã vi phạm chế tài đang áp đặt lên Bắc Hàn. Điều này sẽ trở thành một lá bài mặc cả khác cho Mỹ tại bàn đàm phán trong đối thoại thương mại Mỹ – Trung.
Chính quyền Trump hiện đã rất không hài lòng về việc Trung Quốc liên tục ủng hộ chính quyền Maduro tại Venezuela. Cả ông Chavez và ông Maduro đều là những học trò của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Ông Maduro đã học chiến thuật của ĐCSTQ sử dụng để vu oan cho sinh viên trong phong trào sinh viên năm 1989. Khi đó ĐCSTQ đã đốt một số xe vận tải quân sự và đổ lỗi cho sinh viên làm việc đó. Ông Maduro cũng đã đổ lỗi cho Mỹ đốt các xe tải chở hàng cứu trợ hôm 23/2.
Hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim không kết quả và việc Trung Quốc ủng hộ chế độ Maduro sẽ cho phép chính quyền Trump nhìn thấy rõ ràng rằng đàm phán với các chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản sẽ không bao giờ diễn ra trơn tru khi mà những lãnh đạo của các chế độ này không hề quan tâm tới mạng sống của nhân dân và tương lai đất nước của họ.
Rời Hà Nội mà không đạt thỏa thuận không phải là kết quả làm hài lòng chính quyền Trump và nhiều nhà phê bình nói rằng ông Trump đã mất đi một thắng lợi rất cần thiết. Tuy nhiên, bất cứ điều gì ông Trump đã bỏ lỡ tại Hà Nội, ông sẽ mang nó ra bàn đàm phán thương mại Trung – Mỹ với Trung Quốc.
Vì vậy, không thỏa thuận từ thượng đỉnh Trump-Kim thực sự là tin xấu cho Trung Quốc. Bước ra khỏi một thỏa thuận xấu tiềm năng cho thấy bản chất của doanh nhân sắc sảo, và ý chí mạnh mẽ để tuân thủ các nguyên tắc. Ông Tập Cận Bình sẽ phải lo lắng: Ông Trump cũng sẽ bước ra ngoài trong cuộc đàm phán với tôi khi tôi gặp lại ông ấy ở Mar-a-Lago?
Tiến sĩ Xiaoxu Sean Lin, cựu sĩ quan quân đội Mỹ
Tiến sĩ Xiaoxu Sean Lin, cựu sĩ quan quân đội Mỹ
Tri thuc VN
Nguồn: Xiaoxu Sean Lin, No Deal at Trump-Kim Summit is Bad News for China - The Epoch Times
No Deal at Trump-Kim Summit is Bad News for China
President Donald Trump decisively ended the talk with Kim Jong Un in Hanoi, when Kim could not deliver any verifiable promise for denuclearization in exchange for lifting U.S. sanctions. This was a dispiriting end to such a high-profile summit with global attention, especially with so much show of mutual friendship at the beginning.
But no deal is not a failure, as Trump at least reached one of his objectives—to keep the region stable without nuclear tests. On the other hand, no deal is a success, as it means that the United States did not make any compromise, not casually lift sanctions and not offer free cashes when dealing with a communist regime. It is already a big success that Trump was not fooled or tricked by a communist regime. And Trump and Pompeo did not abruptly break the connection with North Korea and still showed the willingness for further negotiation.
No deal means that Kim Jong Un rejected a wonderful opportunity to transform his country into an open society The Trump administration even deliberately arranged the chance for him to see the economic success in Singapore and Vietnam. Kim enjoyed the “glorious” diplomatic show at the summit, for which his own state-run propaganda machine will present endless praise and bring up high hopes. But now he has to face even more pressure from his own party because his trip did not bring any results.
The main pillars that Kim used to support his regime was his nuclear weapons and propaganda against the United States. And now, both pillars are sort of crippled. He cannot further develop his nuclear weapons or resume nuclear tests, as he promised denuclearization in front of the global media. And he probably could not vehemently attack the United States in his propaganda machine, as a continual dialogue with Pompeo and Trump will keep North Korea at the bargaining table. What he could do is blame the United States for bullying North Korea. And he needs to worry whether the United States will resume military drills with South Korea.
South Korean President Moon Jae-in probably felt uneasy at this moment. When the Trump-Kim summit did not deliver any further progress on the denuclearization on the peninsula, Moon’s efforts to make peace with North Korea last year appeared to be so pale. President Moon is likely facing more criticism for his version of the “Sunshine” policy with Kim Jong Un.
Another person who cannot rest easy would be China’s Xi Jinping. At the press conference in Hanoi, Trump clearly pointed out that 93 percent of supplies that crossed the North Korean border was from China. This is an indirect criticism towards China for breaching sanctions on North Korea. This would become another bargaining chip for the United States at the negotiation table during U.S.-China trade talks.
The Trump administration is already upset over China’s continual support of Maduro’s government in Venezuela. Both Chavez and Maduro are pupils of the Chinese Communist Party (CCP). Maduro is learning the tactics that the CCP used to slander the student democracy movement in 1989, when the CCP set military trucks on fire and blamed the students for it. Maduro is now blaming the United States for setting fires on humanitarian aid trucks on Feb. 23.
The no-result from the Trump-Kim summit and China’s support of Maduro’s regime would allow the Trump administration to see clearly that dealing with socialist or communist regimes is never going to be a smooth process, as their leaders just do not care about the lives of their citizens and the futures of their countries.
Walking out of Hanoi without a deal is not a satisfactory result for the Trump administration and many critics stated that Trump lost a much-needed triumph. However, whatever Trump missed in Hanoi, he would take it out on China in the U.S.-China trade negotiations.
So, no deal from the Trump-Kim summit is actually bad news for China. Walking out of a bad deal shows Trump’s nature as a keen businessman, and the strong will to stick to principles. Xi Jinping will have to worry: Will Trump walk out on me as well when I meet him again in Mar-a-Lago?
Dr. Xiaoxu Sean Lin is a former U.S. Army officer with expertise on infectious diseases, surveillance and global public health. He was the co-founder and former executive vice president of Sound of Hope Radio Network, and hosted talk shows on China’s current affairs on New Tang Dynasty TV. Currently, he is the founder and general manager of WQER-LP radio station. He is also a frequent news analyst and commentator for Sound of Hope Radio Network, with a focus on global public health, national security and foreign relations related to Asian affairs.
Views expressed in this article are the opinions of the author and do not necessarily reflect the views of The Epoch Times.
Xiaoxu Sean Lin
The Epoch Times
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét