- Anh Tổng Tịch đang ở Nội B - Bệnh viện Đa Khoa Kiên Giang, nhập viện trưa 14.4. Cả Rạch Giá đang nóng rực, công an vây kín Bệnh viện. Các bác sĩ ở Chợ Rẫy, Tp.HCM đang được điều xuống!
- Xuất viện 15:35 bằng trực thăng.
- BCA được lệnh phong tỏa khu vực BV Chợ Rẫy.
- 17:30: đã chụp MRI ở Chợ Rẫy.
- Tối 14.4: chưa tỉnh. Đang còn theo dõi, ổn thì đưa về Hà Nội.
- Sáng 15.4: đã tỉnh và ăn cháo.
- Chiều 15.4: vẫn Chợ Rẫy.
- 15:30: chiều 16.4, chuyển về Hà Nội.
- 18:15 ngày 16.4: Bệnh viện TW Quân đội 108, Hà Nội.
Tuy vậy đến giờ phút này, thì truyền thông chính thức của nhà nước Việt Nam vẫn chưa có bất cứ thông tin phủ nhận hay xác nhận việc dư luận xã hội đang "đồn thổi", khi cho rằng Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã lâm bệnh khi đang công tác ở tỉnh Kiên Giang. Duy chỉ có một vài trang mạng có tên nguyenphutrong.org và nguyenxuanphuc.org thì đã lên tiếng phản bác những thông tin này và cho rằng đó là những thông tin “xuyên tạc”. Thậm chí còn đòi bắt giam nhà báo Lê Nguyễn Hương Trà vì tội tung tin thất thiệt để bôi nhọ lãnh đạo.
Lâu nay tình hình sức khỏe lãnh đạo đã trở thành những vấn đề tâm điểm được dư luân xã hội và người dân đặc biệt quan tâm. Trước đây những tin tức về sức khỏe của các ông Phạm Quý Ngọ, Đại tướng Phùng Quang Thanh Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, nguyên Bí thư Đà Nẵng - Trưởng Ban Nội Chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh, hay gần đây nhất là nguyên Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã xác thực những tin đồn đoán của các "thế lực thù địch" là hoàn toàn chính xác, Cho dù báo chí nhà nước vẫn luôn khẳng định và cho rằng các vị đó đều cho biết "tau có chi mô" cho đến lúc có thông báo chính thức là từ trần.
Ở Việt Nam lâu nay, trong vấn đề liên quan đến sức khỏe lãnh đạo (một bí mật nhà nước), có một điểm chung là hầu hết dân chúng có mong muốn các lãnh đạo cao cấp trong ban lãnh đạo đảng CSVN chết càng nhiều càng tốt và đó là trở thành những niềm vui đối với họ. Để giải thích vấn đề này, thì việc trích dân một câu nói thuộc dạng "kinh điển" của Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thường nói là dễ hiểu và thỏa đáng nhất. Đó là, "Mình phải như thế nào thì người ta mới như thế chứ!".
Thông tin Tổng Bí thư Trong ngã bệnh thực hư chưa ngã ngũ, thì truyền thông nhà nước đưa tin cho biết, "Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng tiếp Đoàn Thượng viện Hoa Kỳ" và "Đại tướng Ngô Xuân Lịch tiếp đoàn Thượng nghị sỹ Hoa Kỳ". Còn Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nước chỉ gửi điện mừng tới lãnh đạo mới của Nhà nước Triều Tiên. Trong lúc theo một nguồn tin cao cấp từ Hà nội cho biết, theo dự kiến, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ có một cuộc gặp với đoàn Thượng Nghị sỹ Mỹ vào ngày 18/4 tại Hà Nội, với mục đích để thẩm định công tác tẩy xóa chất độc Da Cam và công tác giúp người khuyết tật. Ngoài ra cũng để hai bên trao đổi thêm về chuyến thăm Hoa Kỳ sắp tới của Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng theo lời mời của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào cuối tháng Hai vừa qua.
Chi tiết này càng khẳng định việc ông Nguyễn Phú Trọng ngã bệnh là điều có thật.
Dẫu biết rằng con người ta trước sau cũng phải chết, không có ai sinh ra mà bất tử cả, hơn nữa ở cái tuổi 75 của Tổng Bí Tịch Trọng thì cũng mong manh như đèn leo lét trước gió. Song việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bất ngờ xuất hiện ở Kiên Giang, quê hương của kẻ cựu thù Ba Dũng và cũng là nơi ông Nguyễn Thanh Nghị con trai cả của ông Dũng nắm chức Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang. Hơn thế nữa, việc ông Trọng đột ngột ngã bệnh ở đây càng làm cho chuyện càng trở nên kỳ bí.
Chắc chắn cha con ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ không dám manh động ra tay như nhiều người nghĩ, dẫu rằng chuyến đi Kiên Giang của Tổng Bí thư chắc chắn có hơi hướng của việc mà người ta nghĩ rằng "muốn bắt cọp thì phải vào hang cọp". Nhất là sau ngay thời điểm, bất ngờ ông Phạm Nhật Vũ em trai của tỷ phú Phạm Nhật Vượng bị bắt trong thương vụ Mobifone mua AVG. Điều mà một số cây bút tín hiệu khẳng định (tin vịt) rằng, có liên quan đến việc chuẩn bị bắt "công chúa" Nguyễn Thanh Phượng. Cả hai bên ông Trọng và Ba Dũng đều nghĩ đến chuyện này và đã có mọi phương án chuẩn bị ứng phó. Với Ba Dũng, vốn là một trùm công an thì không khi nào ông Dũng có thể cho phép làm chuyện manh động ấy, dẫu chỉ là trong suy nghĩ.
Song đất Phương Nam là miền đất dữ đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là điều có thật. Đảm nhiệm chức vụ Tổng Bí thư 2 nhiệm kỳ, song ở nhiệm kỳ đầu và năm đầu của nhiệm kỳ thứ 2, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ có 3 lần dám bước chân vào miền Nam và là lần đầu tiên bước chân đến Kiên Giang để rồi lập tức ngã bệnh.
Trong bối cảnh chiến dịch đốt lò đã khiến Tổng Bí thư đã có nhiều bạn hơn thù, vì thế việc đảm bảo an ninh cho Tổng Bí thư luôn được đặt ở mức cao nhất, nhằm để đảm bảo sự an toàn nhất. Bên cạnh đó lâu nay vẫn có tin, tổ công tác của cố vấn Trung Quốc được giao đặc trách vấn đề này. Điều này cho thấy, việc hạ sát ông Trọng (nếu có) do phe Cộng Sản Miền Nam thực hiện là rất ít có khả năng, kể cả có tin cho rằng vụ ngã bệnh của Tổng Trọng có bàn tay của nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang muốn nhân đà dùng kế "gắp lửa bỏ tay Ba Dũng" để thanh toán ân oán. Nhất là tai mắt của Trung Quốc có đầy trong mọi tầng, mọi cấp của ban lãnh đạo Hà Nội.
Giữa lúc quan hệ Việt Nam - Trung Quốc gần đây ngày càng xấu đi, trong lúc có nhiều biểu hiện cho thấy Hà Nội ngày càng có xu hướng xích gần lại với Washington trong vấn đề hợp tác quân sự và Biển Đông. Và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không cưỡng lại nổi xu thế này trong Bộ Chính trị. Vì rất đơn giản, trong khi ngân sách cho chi tiêu công và trả nợ nước ngoài đã vượt ngưỡng, nhưng dầu mỏ ở Biển Đông một nguồn thu đáng kể của Việt Nam thì bị Trung Quốc cấm khai thác. Do vậy ban lãnh đạo Hà nội đã nhận ra rằng, việc ngả vào Trung Quốc một cách tuyệt đối như trước đây là chuyện tự sát, đổi lại thì việc dựa vào Hoa Kỳ (có giới hạn) là giải pháp bắt buôc dẫu có phải mếch lòng ông bạn vàng không lồ này. Đó là chưa kể đến việc Luật Đặc Khu nhằm cho Phượng Hoàng Trung Cộng lót ổ bị đình chỉ vô thời hạn, nhưng đặc khu Phú Quốc thì bỗng nhiên được chuyển thành Thành Phố Phú Quốc đã có tác động nhất định đến kế hoạch "Một vành đai, một con đường".
Đó là những điều người ta cho rằng ban lãnh đạo Trung Quốc rất không vừa lòng đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào lúc này. Và khả năng Trung Quốc ra tay với ông Trọng là rất cao, còn họ ra tay ra sao thì là chuyện quá dễ dàng. Chả là, lâu nay người ta cho rằng, các lãnh đạo các nước chư hầu của Trung Quốc như Việt Nam, Lào, Cambodia đã bị điệp báo dùng thuốc độc và hàng tháng sẽ được dùng thuốc giải độc. Nếu ai làm Trung Quốc phật ý sẽ bị cắt thuốc giải độc thì chỉ còn nước chết, không thể cứu được.
Việc ngày 20/4/2018, nhà nước Việt Nam khởi tố và bắt giam 5 cựu quan chức thép Thái Nguyên vì đã để cho nhà thầu Trung Quốc dám bàn giao thiếu, sai quy cách, sai xuất xứ thiết bị của dự án này hàng chục triệu USD. Các nhà phân tích thấy rằng, người chịu trách nhiệm chính đằng sau là Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải và nguyên bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng, cựu Bí thư tỉnh Ủy Lạng Sơn là hai nhân vật có liên quan chặt chẽ với Trung Quốc. Một câu hỏi được đặt ra là, vụ án mở rộng và đầu tư nhà máy Gang Thép Thái Nguyên giai đoạn 2 với vốn đầu tư hơn 8 ngàn tỷ tại sao được thi hành vào thời điểm này? Và có hay không đây là một chuyện trả đũa từ phía Việt Nam?
Đến lúc này có thể khẳng định rằng, tương lại chính trị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đi vào hồi kết. Dù không chết thì ông Trọng cũng phải từ bỏ chính trường. Tới đây, sẽ có một cuộc xáo trộn lớn trong bộ máy lãnh đạo cao cấp Việt Nam và cuộc chiến quyền lực sẽ diễn ra khốc liệt khi không còn bàn tay dẫn dắt của Bắc Kinh là điều không tránh khỏi. Điều đó càng cho thấy, quyền lực của Tổng Trọng là không có thực chất và hoàn toàn nằm trong tay Trung quốc chi phối. Một khi Bắc Kinh buông tay là Nguyễn Phú Trọng sẽ phải ra đi theo cả nghĩa bóng và nghĩa đen.
Ngày 20 tháng 4 năm 2019
Kami
Blog RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét