Người Khmer Krom tại Việt Nam muốn được bình đẳng - Tiến Bộ

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2019

Người Khmer Krom tại Việt Nam muốn được bình đẳng


Ông Trần Mannrinh, Trưởng ban Kế hoạch Liên đoàn Khmer Krom trong buổi phỏng vấn với RFA.


Nhấp vào nút play (►) dưới đây để nghe

Nhân dịp ông Trần Mannrinh, Trưởng ban Kế hoạch Liên đoàn Khmer Krom có mặt tại thủ đô Washington D.C., Đài Á Châu Tự Do có cuộc trò chuyện với ông để tìm hiểu về tình hình cộng đồng người Khmer Krom trong nước. Trước hết, ông Mannrinh cho biết những vụ việc, quan ngại lớn nhất đối với cộng đồng người Khmer Krom ở Đồng Bằng Sông Cửu Long mà tổ chức Liên Đoàn Khmer Krom ghi nhận được:

Trần Mannrinh: Vấn đề quan trọng nhất là tôn giáo. Hiện nay Khmer Krom không có hệ thống tổ chức tôn giáo độc lập, tất cả đều nằm dưới hệ thống Phật giáo của Việt Nam, mỗi tỉnh đều có Trưởng ban Phật giáo Việt Nam kiểm soát. Khmer Krom có ở nhiều tỉnh ở vùng Đồng bằng song Cửu Long mà chúng tôi không có một tổ chức chung thì đó là quan ngại lớn nhất. Vì như vậy sẽ có sự phân biệt giữa tỉnh này với tỉnh khác, và cách hành xử, cách thực hiện vấn đề tôn giáo, thi cử của mấy sư cũng khác nhau. Từ đó có thể gây ra phiền toái, phức tạp sau này.

Chúng tôi nghĩ rằng Cộng sản Việt Nam cố ý làm như vậy có tính cách chia để trị, không muốn cho đồng bào Khmer Krom, không muốn cho các vị chư tăng thống nhất thành một khối.

RFA: Vậy Liên đoàn Khmer Krom nêu những vấn đề này ra với những cơ quan nào của cả phía Việt Nam và quốc tế?

Trần Mannrinh: Chúng tôi không nêu vấn đề với Việt Nam mà thường nêu vấn đề lên Liên Hiệp Quốc. Hiện nay, đang trong lúc này, chúng tôi có một phái đoàn ở Liên Hiệp Quốc diễn đàn Cư dân bản địa từ thứ hai vừa rồi đến tuần sau, hai tuần. Chúng tôi thường nêu lên vấn đề này, nhưng đây coi như một mưu đồ ngầm của nhà nước cộng sản Việt Nam.

RFA: Lâu nay Phía nhà nước Việt Nam nói rằng chính phủ tạo điều kiện cho Khmer Krom, cho đăng ký hoạt động. Trong khi đó, có những trường hợp người Khmer Krom nói bị chính quyền đàn áp, không có tự do. Liên đoàn phản bác ra sao về vấn đề này?
Trần Mannrinh: Họ không tạo điều kiện gì hết, nhất là về vấn đề dân chủ nhân quyền, hoàn toàn bị đàn áp rất mạnh bạo. Ví dụ như năm 2013 ở chùa Preay Chóp và chùa Ta Sết ở Sóc Trăng, 2 vị (sư) thường được Radio Free Asia gọi phỏng vấn bị bắt bỏ tù. Một ông ở tù 4 năm, một ông ở tù 6 tháng. Nếu so sánh với những tu sĩ Việt Nam bên Phật giáo cũng như Công giáo (như) Thầy Quảng Độ hay Linh mục Lê Văn Lợi cũng trả lời phỏng vấn như vậy nhưng nhà nước đâu dám làm gì. Cái đó phải giải thích như thế nào, nhà nước phải giải thích thế nào?

RFA: Vậy những trường hợp như vậy Liên đoàn có đưa ra quốc tế hay không và quốc tế giúp giải quyết giải quyết những trường hợp này như thế nào?

Trần Mannrinh: Chúng tôi thường xuyên đưa lên lắm nhưng mà Việt Nam lúc nào cũng chối. Mới tháng vừa rồi, có hội thảo về Quyền chính trị và quyền dân sự mà phái đoàn Việt Nam đến New York để giải trình vấn đề đó, thì được các nước đặt vấn đề về người bản địa nhưng Việt Nam phủ nhận. Phái đoàn Việt Nam nói rằng không có dân bản địa mà chỉ có dân tộc thiểu số. Thành ra tôi không biết bên nhà nước Việt Nam hiểu như thế nào về dân bản địa. Việt Nam nói rằng có 54 dân tộc anh em, 54 dân tộc là chủ của đất nước Việt Nam. Nhưng đó là cách chơi chữ của người Việt, của nhà nước cộng sản Việt Nam.

 Sư sãi Khmer Krom bị công an biên phòng Hà Tiên bắt gửi kiến nghị lên Cao uỷ Nhân quyền LHQ tại Campuchia ngày 3/11/2014. Photo Quốc Việt, RFA 
Họ đưa ra 54 dân tộc, trong đó có người Hoa thì người Hoa không phải dân bản địa, người Hoa thuộc sắc tộc thiểu số, là những người di dân từ Trung Quốc qua sống tại Việt Nam. Còn dân bản địa là những người Montagnard, những người Khmer Krom, đồng bào Tày, đồng bào HMông ở miền bắc…, thì đó mới là dân bản địa, nhưng Việt Nam phủ nhận. Trên thế giới người ta không tin vấn đề đó.

Mới đây, ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Việt Nam cộng sản, có thư chúc Tết đồng bào Khmer Krom gọi Khmer Krom là kiều bào. Tôi không hiểu là ông không hiểu rành tiếng Việt hay cố muốn chơi chữ tôi không biết, nhưng dùng từ đó thì hoàn toàn sai. Tại chúng tôi là những người bản địa, những người gốc gác tại đó chứ không phải kiều bào mà ông Nguyễn Xuân Phúc gọi như vậy.

Tháng sau bên Hoa Kỳ có cuộc đàm thoại dân chủ Human Rights Dialogue với Việt Nam, tôi có nêu vấn đề này cho bên Hoa Kỳ biết. Chúng tôi nêu hai vấn đề, thứ nhất, vài hôm trước tụi tôi có tin tại tỉnh Bình Dương, họ cấm công nhân Khmer không được nói tiếng Khmer, nhất là vấn đề yêu cầu Việt Nam chấp nhận cho các công nhân Khmer Krom được quyền thành lập nghiệp đoàn để họ đối thoại với chính phủ, nhà nước, hoặc với công ty để điều đình về vấn đề quyền lợi của họ. Ví dụ như Chôl Chnăm – Tết cổ truyền của đồng bào Khmer họ đâu được nghỉ. Có những nơi cho nghỉ không lương, nhưng có nơi cho nghỉ nhưng chưa chắc về có chỗ làm nên một số rất sợ, còn công nhân viên nhà nước không được nghỉ.

RFA: Trước đây phía bên Khmer Krom có yêu cầu thành lập Văn phòng nhân quyền bảo vệ quyền lợi cho người “Khmer Krom” tại Việt Nam. Việc này tiến triển thế nào? Theo ông một văn phòng như thế có thể góp phần cho việc bảo vệ quyền lợi của người Khmer Krom thế nào?

Trần Mannrinh: Thật ra về vấn đề luật pháp của quốc tế mà Việt Nam đã ký công nhận rất nhiều nhưng Việt Nam luôn ém nhẹm, không cho dân ở đó biết. Đúng ra Việt Nam phải dịch ra tiếng phổ biến cho nhân dân được biết mà đằng này Việt Nam không làm. Nếu có văn phòng đại diện cho đồng bào (Khmer Krom) thì họ sẽ cho đồng bào biết rằng quyền lợi của họ thế nào. Bây giờ những gì nhà nước làm đều có tính cách ban bố, ban ơn và bắt dân chúng biết ơn là họ làm, nhưng thật sự đó là quyền của họ (người dân) chứ không phải do nhà nước ban ơn, hoặc là bị áp lực quốc tế.

RFA: Ông có thể cho biết những đề đạt mới nhất của Liên đoàn Khmer Krom với phía chính phủ Hà Nội hiện nay?

Trần Mannrinh: Chúng tôi muốn nhiều lắm, nhưng lớn nhất là chúng tôi có một giáo hội riêng của đồng bào Khmer Krom, không dưới sự cai quản của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đó là cái thứ nhất. Cái thứ nhì như tôi nãy lúc nãy là chúng tôi muốn công nhân Khmer Krom bây giờ phải có một hội đoàn riêng để tranh đấu, điều hòa những ý kiến, tâm tư của họ.

Nhà nước thường nghĩ chúng tôi là thành phần muốn chia nước Việt Nam, cái đó là ý nghĩ sai lầm của nhà nước. Trong thời buổi bây giờ, mình muốn công chúng sống trong hòa bình, theo cách gọi của nhà nước Việt Nam, những trong hòa bình phải có sự bình đẳng thì mới hòa bình được. Nếu không bình đẳng thì không có hòa bình

RFA: Xin cám ơn ông Trần Mannrinh đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn hôm nay.


RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad