Chỉ chưa đầy hai tuần, kể từ bài viết về Covid-19 (coronavirus, nay được gọi tên mã là Covid-19), nay số nhiễm bệnh gia tăng thật khủng khiếp.
Số Covid-19 tăng vọt trong 12 ngày qua
Theo viện nghiên cứu tại Đại học John Hopkins vào hôm nay 21 tháng 2, thì nạn dịch Covid-19 hiện có 76.726 người trên thế giới bị mắc bệnh, 2.247 người chết, 18.547 người được chữa trị. Nghĩa là số người chết tăng gần gấp ba trong 12 ngày. Nhưng điều tích cực là số người được chữa trị cao gấp chín lần. Có 75.466 trường hợp nhiễm bệnh nằm trong đại lục, chiếm 98.36 phần trăm. Ngoài Trung Quốc có 27 quốc gia khác (không tính Hồng Kông và Macau được xem là khu tự trị nhưng thuộc Trung Quốc) có người dân bị nhiễm.
Trong khi đó, Báo cáo Tình hình số 31 của Tổ chức Y tế Thế Giới WHO vào ngày 20 tháng Hai cho biết hiện nay có 75.748 trường hợp được phòng thí nghiệm xác nhận là bị nhiễm (548 ca mới). Có 2.121 ca chết (115 ca mới), với 8 ca ngoài Trung Quốc (5 ca mới).
Cả hai báo cáo trên đều cho biết ngoài Trung Quốc thì Nam Hàn hiện đang có số bị nhiễm Covid-19 cao nhất, 156 ca theo John Hopkins và 104 ca theo WHO. Sau đó là Nhật, 97 ca theo John Hopkins và 85 ca theo WHO. Sau đó là Singapore, Hồng Kông, Thái Lan, Đài Loan, Mã Lai, Đức v.v… Chiếc du thuyền Diamond Princess cập bến tại Yokohama hiện có tổng cộng 643 ca theo John Hopkins, và 621 ca theo WHO.
Con số báo cáo của các cơ quan y tế hay truyền thông khác cũng chênh lệch nhau. Chẳng hạn, tờ New York Times ngày 21 tháng Hai cho biết có 76.100 ca bị nhiễm Covid-19, trong đó có 2.245 người chết. Gần giống con số mà Đại học John Hopkins báo cáo.
Tại sao có sự chênh lệch con số
Sự chênh lệch con số báo cáo là điều hoàn toàn dễ hiểu, trong trường hợp này, vì nhiều lý do khác nhau.
Đầu tiên là do sự kiểm soát và bưng bít thông tin của Bắc Kinh, bản chất cố hữu của họ đối với mọi vấn đề và mọi lĩnh vực, đặc biệt những gì có khả năng gây bất lợi cho chế độ. Bắc Kinh đã từng làm như thế với bao nhiêu sự kiện lớn nhỏ khác nhau, chẳng hạn với con số GDP, rồi nạn dịch SARS năm 2002 (mà họ vẫn phủ nhận chỉ vì lo lắng cho sự ổn định và cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc, dẫn đến 774 cái chết trong 17 nước, trong đó có 300 người Hồng Kông) v.v... Rồi bây giờ đến Covid-19. Tiếp theo là việc báo cáo gian, bệnh thành tích, tốt khoe xấu che v.v… cũng nằm trong các biện pháp lâu nay được các lãnh đạo địa phương như Vũ Hán cũng như của Bắc Kinh, hay nói chung toàn ĐCSTQ sử dụng. Cung cách lãnh đạo tập trung của Trung Quốc khuyến cáo các quan chức địa phương về việc đưa thông tin tiêu cực đến Bắc Kinh. Kế tiếp là cách chẩn bệnh, vốn rắc rối phức tạp, lại diễn ra trong một bầu không khí hốt hoảng và hỗn loạn, và thiếu các chuẩn mực căn bản. Vì như thế nên chỉ nội ngày thứ Năm 13 tháng Hai, 18.480 ca mới được phát hiện.
Ngoài ra, chính sách đối ngoại cứng rắn của Bắc Kinh đã phần nào ảnh hưởng đến các quốc gia khác, và các tổ chức quốc tế như WHO. Đối với các quốc gia khác thì Bắc Kinh cực lực lên án Mỹ, Úc hay các quốc gia nào ban hành lệnh cấm đi lại với các du khách từ Trung Quốc, hay cấm các chuyến bay từ Trung Quốc đến, chẳng hạn. Úc đã gia hạn lệnh cấm đi lại, lẽ ra đã hết hạn từ thứ Bảy 15 tháng Hai vừa rồi, nay gia hạn đến thứ Bảy 22 tháng Hai, và có thể gia hạn thêm tùy theo tình hình. Quyết định này đã gây bao khó khăn cho người cần phải đến Úc gấp, trong đó có cả 100 ngàn sinh viên du học tại Úc từ Trung Hoa đại lục. Trung Quốc cũng sử dụng chính sách ngoại giao hung hăn của mình đối với tổ chức WHO. Đầu tiên là áp lực để WHO từ chối công bố tình trạng khẩn cấp của Covid-19 đối với sức khỏe toàn cầu cho đến giờ phút cuối khi mà họ không thể làm gì khác. Và ngay cả thế WHO cũng kêu gọi các nước không áp đặt lệnh cấm du lịch hoặc thực hiện các biện pháp quyết liệt khác để cô lập Trung Quốc. Ngoài ra Trung Quốc còn áp lực WHO từ chối cho phép Đài Loan tham gia trực tiếp vào các cuộc họp bàn về Covid-19. Cho nên không có gì ngạc nhiên cả khi WHO báo cáo một cách cẩn trọng, chỉ ghi nhận con số được xác nhận trong phòng thí nghiệm, trong khi đó nhiều bệnh viện tại Trung Quốc không còn chỗ chứa và cả hệ thống y tế có lúc đã không đủ khả năng để đối phó. Vì thế mà con số WHO trình bày mỗi ngày trong bản Báo cáo Tình hình đã thấp hơn nhiều so với John Hopkins hoặc các cơ quan truyền thông tại địa phương nằm ngoài Trung Quốc.
Phải chăng vì thế mà cách đây vài hôm chính quyền Trump thể hiện ý định muốn cắt nguồn viện trợ gồm 3 tỷ đô la cho các chương trình y tế toàn cầu, trong đó có tài trợ tổ chức WHO? Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thì việc cắt giảm tài trợ này là nhằm mục đích “tìm trách nhiệm giải trình và hiệu năng cao hơn” từ hai tổ chức WHO và PAHO (Pan American Health Organization).
Covid-19 và Tập Cận Bình
Nạn nhiễm Covid-19 là một trắc nghiệm đối với ông Tập Cận Bình về khả năng lãnh đạo trước một khủng hoảng kinh tế và nhân đạo lớn nhất hiện nay.
Theo chuyên gia Elizabeth Economy thì bảy năm qua, ông Tập đã thiết kế một hệ thống để chống lại một cuộc khủng hoảng như thế, bao gồm việc tập trung quyền lực, kiểm soát và điều hành các hệ thống nhà nước trừ trên xuống dưới, giới hạn các thông tin trong và ngoài biên giới Trung Quốc, và thông qua một chính sách đối ngoại quyết đoán được thiết kế để vỗ về và ép buộc các nước khác thực hiện như Trung Quốc nói. Một phần nào đó hệ thống này chứng minh ông Tập đang thành công.
ĐCSTQ đã cách ly được các tỉnh với dân số cả 100 triệu, xây dựng các bệnh viện tạm thời và trung tâm kiểm dịch lớn trong một vài tuần ngắn ngủi, đồng thời các quan chức Trung Quốc đã giải quyết bằng phương cách bịt mồm các nhà phê bình và kiểm soát các câu chuyện công khai về sự bùng phát, như với bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang). Cũng vì thế nên muốn hiểu tường tận và thực tế tình hình Covid-19 tại các tỉnh bị nhiễm hiện nay là một thử thách lớn. Trong hệ thống như thế, Bắc Kinh dễ dàng đổ lỗi cho các viên chức tại địa phương, và nếu cần cách chức tỉnh trưởng hoặc bí thư để trấn an dư luận, đặc biệt khi sự việc không xảy ra như họ mong muốn. Như tạp chí Economist nhận định, khi Trung Quốc của ông Tập gặp phải rắc rối thì đảng sẽ gửi những người cứng rắn đến đối phó, như họ đã gửi ông Xia Baolong, người từng làm phó cho ông Tập tại Zhejiang, bây giờ được đề cử đứng đầu chính quyền trung ương tại Hồng Kông và Ma Cao để giải quyết những sự chống đối chính quyền từ tháng Sáu năm ngoái đến nay.
Dù có nhiều sự chỉ trích về cung cách ông Tập giải quyết khủng hoảng Covid-19, ông vẫn còn khả năng kiểm soát quyền lực trong tay, và vẫn được sự ủng hộ mạnh mẽ của ĐCSTQ. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn Reuters ngày 14 tháng Hai, cho biết: "Chỉ dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình chúng tôi mới có thể kiểm soát bệnh dịch bất ngờ mà đã lây lan quá nhanh. Đây không chỉ bảo vệ sức khỏe của người dân Trung Quốc mà còn ngăn chặn sự lây lan nhanh của dịch bệnh trên thế giới…”
Cho nên những người dân Trung Quốc nào mong muốn ông Tập bị phê phán hay cách chức qua sự kiện này thì họ sẽ thất vọng. Mặc dầu uy tín của ông Tập bị ảnh hưởng nặng nề gần đây, nhất là khi giới trí thức Trung Quốc đã lên tiếng đổ lỗi cách điều hành của ông và yêu cầu ông chính thức xin lỗi bác sĩ Lý Văn Lượng, nhưng không phải vì thế mà ngôi vị ông Tập bị lung lây. Họ cũng sẽ thất vọng hơn nếu mong đợi rằng ĐCSTQ sẽ thay đổi để chính họ được biết những sự thật, để hiểu được những điều cần thay đổi mà qua đó các sự kiện như Covid-19 hay SARS không xảy ra nữa, hay để có những lãnh đạo thật sự công minh và liêm chính, như công dân của những quốc gia tiên tiến khác đang được hưởng. Những điều này sẽ không xảy ra cho đến khi nào không còn những hoàng đế như Tập Cận Bình hay một nhà nước độc đảng như Trung Quốc hiện nay. Khi nào vẫn còn ông Tập hay ĐCSTQ thì họ sẽ quyết định thế nào là sự thật. Tuy thế, tạp chí Economist kết luận rằng dù cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng rồi sẽ đi vào quên lãng, giống như các quốc gia được phục hồi sau các cơn “động đất”, nhưng những ai cảm nhận được động đất sẽ không bao giờ quên hay tin tưởng vào sự vững chắc của nó như thế một lần nữa.
Số Covid-19 tăng vọt trong 12 ngày qua
Theo viện nghiên cứu tại Đại học John Hopkins vào hôm nay 21 tháng 2, thì nạn dịch Covid-19 hiện có 76.726 người trên thế giới bị mắc bệnh, 2.247 người chết, 18.547 người được chữa trị. Nghĩa là số người chết tăng gần gấp ba trong 12 ngày. Nhưng điều tích cực là số người được chữa trị cao gấp chín lần. Có 75.466 trường hợp nhiễm bệnh nằm trong đại lục, chiếm 98.36 phần trăm. Ngoài Trung Quốc có 27 quốc gia khác (không tính Hồng Kông và Macau được xem là khu tự trị nhưng thuộc Trung Quốc) có người dân bị nhiễm.
Trong khi đó, Báo cáo Tình hình số 31 của Tổ chức Y tế Thế Giới WHO vào ngày 20 tháng Hai cho biết hiện nay có 75.748 trường hợp được phòng thí nghiệm xác nhận là bị nhiễm (548 ca mới). Có 2.121 ca chết (115 ca mới), với 8 ca ngoài Trung Quốc (5 ca mới).
Cả hai báo cáo trên đều cho biết ngoài Trung Quốc thì Nam Hàn hiện đang có số bị nhiễm Covid-19 cao nhất, 156 ca theo John Hopkins và 104 ca theo WHO. Sau đó là Nhật, 97 ca theo John Hopkins và 85 ca theo WHO. Sau đó là Singapore, Hồng Kông, Thái Lan, Đài Loan, Mã Lai, Đức v.v… Chiếc du thuyền Diamond Princess cập bến tại Yokohama hiện có tổng cộng 643 ca theo John Hopkins, và 621 ca theo WHO.
Con số báo cáo của các cơ quan y tế hay truyền thông khác cũng chênh lệch nhau. Chẳng hạn, tờ New York Times ngày 21 tháng Hai cho biết có 76.100 ca bị nhiễm Covid-19, trong đó có 2.245 người chết. Gần giống con số mà Đại học John Hopkins báo cáo.
Tại sao có sự chênh lệch con số
Sự chênh lệch con số báo cáo là điều hoàn toàn dễ hiểu, trong trường hợp này, vì nhiều lý do khác nhau.
Đầu tiên là do sự kiểm soát và bưng bít thông tin của Bắc Kinh, bản chất cố hữu của họ đối với mọi vấn đề và mọi lĩnh vực, đặc biệt những gì có khả năng gây bất lợi cho chế độ. Bắc Kinh đã từng làm như thế với bao nhiêu sự kiện lớn nhỏ khác nhau, chẳng hạn với con số GDP, rồi nạn dịch SARS năm 2002 (mà họ vẫn phủ nhận chỉ vì lo lắng cho sự ổn định và cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc, dẫn đến 774 cái chết trong 17 nước, trong đó có 300 người Hồng Kông) v.v... Rồi bây giờ đến Covid-19. Tiếp theo là việc báo cáo gian, bệnh thành tích, tốt khoe xấu che v.v… cũng nằm trong các biện pháp lâu nay được các lãnh đạo địa phương như Vũ Hán cũng như của Bắc Kinh, hay nói chung toàn ĐCSTQ sử dụng. Cung cách lãnh đạo tập trung của Trung Quốc khuyến cáo các quan chức địa phương về việc đưa thông tin tiêu cực đến Bắc Kinh. Kế tiếp là cách chẩn bệnh, vốn rắc rối phức tạp, lại diễn ra trong một bầu không khí hốt hoảng và hỗn loạn, và thiếu các chuẩn mực căn bản. Vì như thế nên chỉ nội ngày thứ Năm 13 tháng Hai, 18.480 ca mới được phát hiện.
Ngoài ra, chính sách đối ngoại cứng rắn của Bắc Kinh đã phần nào ảnh hưởng đến các quốc gia khác, và các tổ chức quốc tế như WHO. Đối với các quốc gia khác thì Bắc Kinh cực lực lên án Mỹ, Úc hay các quốc gia nào ban hành lệnh cấm đi lại với các du khách từ Trung Quốc, hay cấm các chuyến bay từ Trung Quốc đến, chẳng hạn. Úc đã gia hạn lệnh cấm đi lại, lẽ ra đã hết hạn từ thứ Bảy 15 tháng Hai vừa rồi, nay gia hạn đến thứ Bảy 22 tháng Hai, và có thể gia hạn thêm tùy theo tình hình. Quyết định này đã gây bao khó khăn cho người cần phải đến Úc gấp, trong đó có cả 100 ngàn sinh viên du học tại Úc từ Trung Hoa đại lục. Trung Quốc cũng sử dụng chính sách ngoại giao hung hăn của mình đối với tổ chức WHO. Đầu tiên là áp lực để WHO từ chối công bố tình trạng khẩn cấp của Covid-19 đối với sức khỏe toàn cầu cho đến giờ phút cuối khi mà họ không thể làm gì khác. Và ngay cả thế WHO cũng kêu gọi các nước không áp đặt lệnh cấm du lịch hoặc thực hiện các biện pháp quyết liệt khác để cô lập Trung Quốc. Ngoài ra Trung Quốc còn áp lực WHO từ chối cho phép Đài Loan tham gia trực tiếp vào các cuộc họp bàn về Covid-19. Cho nên không có gì ngạc nhiên cả khi WHO báo cáo một cách cẩn trọng, chỉ ghi nhận con số được xác nhận trong phòng thí nghiệm, trong khi đó nhiều bệnh viện tại Trung Quốc không còn chỗ chứa và cả hệ thống y tế có lúc đã không đủ khả năng để đối phó. Vì thế mà con số WHO trình bày mỗi ngày trong bản Báo cáo Tình hình đã thấp hơn nhiều so với John Hopkins hoặc các cơ quan truyền thông tại địa phương nằm ngoài Trung Quốc.
Phải chăng vì thế mà cách đây vài hôm chính quyền Trump thể hiện ý định muốn cắt nguồn viện trợ gồm 3 tỷ đô la cho các chương trình y tế toàn cầu, trong đó có tài trợ tổ chức WHO? Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thì việc cắt giảm tài trợ này là nhằm mục đích “tìm trách nhiệm giải trình và hiệu năng cao hơn” từ hai tổ chức WHO và PAHO (Pan American Health Organization).
Covid-19 và Tập Cận Bình
Nạn nhiễm Covid-19 là một trắc nghiệm đối với ông Tập Cận Bình về khả năng lãnh đạo trước một khủng hoảng kinh tế và nhân đạo lớn nhất hiện nay.
Theo chuyên gia Elizabeth Economy thì bảy năm qua, ông Tập đã thiết kế một hệ thống để chống lại một cuộc khủng hoảng như thế, bao gồm việc tập trung quyền lực, kiểm soát và điều hành các hệ thống nhà nước trừ trên xuống dưới, giới hạn các thông tin trong và ngoài biên giới Trung Quốc, và thông qua một chính sách đối ngoại quyết đoán được thiết kế để vỗ về và ép buộc các nước khác thực hiện như Trung Quốc nói. Một phần nào đó hệ thống này chứng minh ông Tập đang thành công.
ĐCSTQ đã cách ly được các tỉnh với dân số cả 100 triệu, xây dựng các bệnh viện tạm thời và trung tâm kiểm dịch lớn trong một vài tuần ngắn ngủi, đồng thời các quan chức Trung Quốc đã giải quyết bằng phương cách bịt mồm các nhà phê bình và kiểm soát các câu chuyện công khai về sự bùng phát, như với bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang). Cũng vì thế nên muốn hiểu tường tận và thực tế tình hình Covid-19 tại các tỉnh bị nhiễm hiện nay là một thử thách lớn. Trong hệ thống như thế, Bắc Kinh dễ dàng đổ lỗi cho các viên chức tại địa phương, và nếu cần cách chức tỉnh trưởng hoặc bí thư để trấn an dư luận, đặc biệt khi sự việc không xảy ra như họ mong muốn. Như tạp chí Economist nhận định, khi Trung Quốc của ông Tập gặp phải rắc rối thì đảng sẽ gửi những người cứng rắn đến đối phó, như họ đã gửi ông Xia Baolong, người từng làm phó cho ông Tập tại Zhejiang, bây giờ được đề cử đứng đầu chính quyền trung ương tại Hồng Kông và Ma Cao để giải quyết những sự chống đối chính quyền từ tháng Sáu năm ngoái đến nay.
Dù có nhiều sự chỉ trích về cung cách ông Tập giải quyết khủng hoảng Covid-19, ông vẫn còn khả năng kiểm soát quyền lực trong tay, và vẫn được sự ủng hộ mạnh mẽ của ĐCSTQ. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn Reuters ngày 14 tháng Hai, cho biết: "Chỉ dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình chúng tôi mới có thể kiểm soát bệnh dịch bất ngờ mà đã lây lan quá nhanh. Đây không chỉ bảo vệ sức khỏe của người dân Trung Quốc mà còn ngăn chặn sự lây lan nhanh của dịch bệnh trên thế giới…”
Cho nên những người dân Trung Quốc nào mong muốn ông Tập bị phê phán hay cách chức qua sự kiện này thì họ sẽ thất vọng. Mặc dầu uy tín của ông Tập bị ảnh hưởng nặng nề gần đây, nhất là khi giới trí thức Trung Quốc đã lên tiếng đổ lỗi cách điều hành của ông và yêu cầu ông chính thức xin lỗi bác sĩ Lý Văn Lượng, nhưng không phải vì thế mà ngôi vị ông Tập bị lung lây. Họ cũng sẽ thất vọng hơn nếu mong đợi rằng ĐCSTQ sẽ thay đổi để chính họ được biết những sự thật, để hiểu được những điều cần thay đổi mà qua đó các sự kiện như Covid-19 hay SARS không xảy ra nữa, hay để có những lãnh đạo thật sự công minh và liêm chính, như công dân của những quốc gia tiên tiến khác đang được hưởng. Những điều này sẽ không xảy ra cho đến khi nào không còn những hoàng đế như Tập Cận Bình hay một nhà nước độc đảng như Trung Quốc hiện nay. Khi nào vẫn còn ông Tập hay ĐCSTQ thì họ sẽ quyết định thế nào là sự thật. Tuy thế, tạp chí Economist kết luận rằng dù cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng rồi sẽ đi vào quên lãng, giống như các quốc gia được phục hồi sau các cơn “động đất”, nhưng những ai cảm nhận được động đất sẽ không bao giờ quên hay tin tưởng vào sự vững chắc của nó như thế một lần nữa.
© Phạm Phú Khải
Blog VOA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét